Ghé thăm “nơi sinh” của hàng nghìn ông Công ông Táo
Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn. Trải qua hàng trăm năm, tục lệ ấy vẫn được người Việt gìn giữ.
Những chiếc khuôn được làm bằng gỗ lim.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, ai ghé thăm làng Địa Linh đều cảm nhận được không khí rộn ràng, tất bật bởi những tiếng gõ lọc cọc phát ra từ những chiếc khuôn đúc cùng mùi khét của đất sét nung để kịp cho ra lò những sản phẩm mới phục vụ những đơn hàng cuối năm.
Theo kinh nghiệm của những người thợ lâu năm ở đây cho hay, để có sản phẩm cung cấp ra thị trường đúng dịp Tết, người dân phải chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết từ tháng 3.
Chị Hoà đang vẽ màu rồi rắc bột kim tuyến cho các bức tượng thêm bắt mắt để hơn
Quá trình làm ra được một sản phẩm cũng phải đến hơn chục bước. Đất sét dùng để đúc tượng là đất sét vàng có ít tạp chất được chọn từ cánh đồng màu mỡ. Để có những bức tượng đúng chuẩn, người làng Địa Linh thường chọn nguyên liệu gỗ lim để làm khuôn.
Cứ hai năm, khuôn lại được người thợ thay một lần. Sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi khoảng một buổi rồi mới cho vào lò nung.
Hàng ngàn tượng ông Công ông Táo sau khi lấy từ khuôn ra.
Sau khi nung, những bức tượng ông Táo được người dân vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn. Công đoạn này thường đến gần ngày 23 tháng chạp mới bắt đầu được thực hiện, để tượng luôn luôn được mới và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Chị Nguyễn Thị Hòa (38 tuổi) người có nhiều năm kinh nghiệm nặn tượng ông Công ông Táo tại thôn Địa Linh, xã Hương Vinh cho biết: "Cứ mỗi năm gần dịp Tết gia đình tôi thường làm khoảng 50.000 tượng, khi xuất ra thị trường giá mỗi tượng giao động từ 700 - 1.400 đồng/1 tượng. Quá trình làm sẽ bắt đầu vào tháng 3 vì trời nắng quá trình phơi tượng sẽ nhanh khô hơn. Nguyên liệu chủ yếu là đất sét, các tượng được đúc ra lò sẽ có màu hồng nhạt, sau đó nhuộm màu lên".
Người dân nhuộm màu cho tượng ông Táo.
"Nghề làm tượng ông Công ông Táo đòi hỏi sự tỉ mỉ và tốn nhiều công sức nhưng kinh tế mang lại không cao nên hiện tại trong làng Địa Linh chỉ còn rất ít nhà giữ nghề này", chị Hòa cho biết thêm.
Đang tất bật với công việc nung tượng để kịp chuẩn bị nguồn hàng cho dịp cuối năm, ông Võ Văn Nam (54 tuổi) cho biết, mỗi lần nung được 2000 tượng và phải nung trong 2 ngày mới lấy tượng ra được.
"Khi cho đất vào khuôn đúc phải ép thật chặt để tượng không bị méo. Lấy tượng khỏi khuôn cũng đòi hỏi phải thật khéo, sau khi tượng rút bớt nước thì đem phơi khoảng một buổi rồi mới cho vào lò nung", ông Nam cho biết.
Tượng ông Công ông Táo chỉ bán được trong tháng Chạp nhưng phải làm từ mùa hè nhằm tận dụng nắng để phơi tượng.
Những bức tượng sặc sỡ sau khi được tô vẽ
Được biết, trước đây, từng có thời gian nghề đúc tượng ông Táo là công việc mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình ở làng Địa Linh, thế nhưng vì nhiều lý do mà đến nay không còn nhiều người gắn bó với nghề. Nhiều người tâm huyết muốn giữ lại nghề lại gặp nhiều khó khăn bởi công việc tuy vất vả nhưng thu nhập rất thấp.
Chị Đặng Ngọc Trâm (tiểu thương đến mua tượng ông Táo) cho hay, nguyên nhân các hộ khác bỏ nghề là do nghề thu nhập thấp hoặc gia đình họ con cái toàn đi làm ăn xa, không đủ người để làm nên đa phần nhiều hộ dân chuyển sang làm nhề khác để có thu nhập cao hơn. Ông Táo là một thứ đồ không thể thiếu trong các sạp bán hàng của các khu chợ, dù là chợ lớn hay chợ quê ở cố đô Huế mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Theo Giáo dục thời đại
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội