Gấp rút tháo gỡ khó khăn cho Làng nghề
Có thể nói, khi dịch Covid-19 lan rộng, tất cả các làng nghề chúng ta đều chịu tác động, tuy nhiều ít khác nhau. Theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu, chịu tác động nặng nhất là các ngành dệt may, da giày, điện tử, hàng không, du lịch, v.v…trong đó, cả những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, những cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề chúng ta. Đã có những cơ sở sản xuất làng nghề chỉ còn nguyên vật liệu sản xuất đến giữa tháng 3/2020, có những cơ sở không bán được hàng, tồn kho tăng lên, thậm chí một số đã tạm ngừng sản xuất kinh doanh. Tình trạng nợ lương người lao động, nợ các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước đang lan rộng.
Chính vì vậy, thảo gỡ khó khăn cho làng nghề phái bắt đầu từ các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề. Cần cơ cấu lại sản phẩm, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh và nhất là chủ động về nguyên vật liệu, đã có đầu ra ổn định; đồng thời phát huy sáng tạo, cải tiến mẫu mã, làm ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cần tìm những nguồn cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu ngoài những nước quen thuộc lâu nay; để không bị lệ thuộc vào một hoặc số ít nước; hoặc tìm những nguồn này trong các cơ sở trong nước (như một số làng nghề đã thực hiện). Tích cực ứng dụng công nghệ mới để giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu, đồng thời nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Đương nhiên, vẫn phải tích cực khắc phục ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn nạn mà nhiều cơ sở lâu nay chưa khắc phục được; chú trọng hơn nữa phát huy đội ngũ nghệ nhân, bồi dưỡng thợ giỏi; ứng dụng công nghệ mới trong điều hành, hiện đại hóa sản xuất, kinh doanh, v.v…
Xúc tiến thương mại, khai thác thị trường là một vấn đề rất quan trọng đối với các làng nghề, trong khi một số thị trường truyền thống (như Trung Quốc, Hàn Quốc) bị thu hẹp. Có thể tìm những thị trường Chấu Âu, châu Mỹ, những nơi chưa có hoặc mới có ít người nhiễm nCovid, tận dụng tối đa các thị trường mà nước ta đã ký các hiệp định thương mại tự do. Cũng cần quan tâm hơn nữa thị trường trong nước, khắc phục tình trạng những cơ sở làng nghề chưa thực sự quan tâm khai thác thị trường này – mà đây là một nguồn chủ yếu kể cả về thị trường bán sản phẩm làng nghề cũng như mở mang các loại hình du lịch rất phong phú của làng nghề.
Có thể thấy những đề xuất trên đây không mới, nhưng trong thực tế, có những vấn đề đã được phát hiện và nêu lên từ lâu, nhưng trong nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ còn quá chậm. Đến nay, tình hình đang rất khẩn trương, việc thực hiện các giải pháp cần đước triển khai với tinh thần quyết liệt hơn, đồng bộ hơn với sự nỗ lực của đội ngũ người lao động, các nghệ nhân, chủ cơ sở và nhất là với những ứng dụng công nghệ mới hiệu quả hơn.
Sự chỉ đạo của Chính phủ và tiếng nói của Hiệp hội
Cùng với sự chủ động của các cơ sở sản xuất doanh làng nghề, sự chỉ đạo của Chính phủ và sự vào cuộc của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là rất quan trọng và cấp bách.
Mấy tháng nay, Chính phủ đã liên tiếp chỉ đạo thực hiện những quyết sách đúng đắn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhằm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa chống đỡ dịch Covid-19, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Lâu nay, do nhiều nguyên nhân, cơ cấu kinh tế nước ta có nhiều yếu kém; đến nay, cuộc chống dịch Covid-19 càng bộc lộ rõ thêm những yếu kém ấy. Chúng ta lại càng nhận rõ sự bức thiết của cải cách thể chế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các ngành, các vùng kinh tế, cho đến các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, vừa và nhỏ, từ các doanh nghiệp nhà nước đến các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh. Vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân đã được nhận thức đúng đắn, các cơ sở làng nghề chúng ta đang có nhiều cơ hội mới.
Chính phủ cũng đang chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện ngay các biện pháp tháo gỡ cụ thể, cấp bách nhất là về tài chính, tín dụng, như: lùi thời gian, gia hạn nộp thuế, giãn, hoãn, giảm thuế với hộ kinh doanh, … cũng như cơ cấu lại các khoản tín dung, giảm lãi suất cho vay, v.v…Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt xóa bỏ những điều kiện kinh doanh không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện Chính phủ điện tử, khắc phục tình trạng gây khó khăn, nhũng nhiều doanh nghiệp, khắc phục tình trạng “lợi ích nhóm” xâm nhập việc xây dựng và thực thi chủ trương chính sách. Các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề đang tin tưởng vào sự chỉ đạo của Chính phủ để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.
Lúc này, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vào cuộc mạnh mẽ hơn, với tiếng nói vang xa hơn, gần gũi và đồng hành cùng các làng nghề, các hộ kinh doanh, đó chính là thể hiện rõ vị trí, vai trò của tổ chức xã hội – nghề nghiệp, qua đó, thắt chặt thêm quan hệ giữa Hiệp hội với làng nghề, và đây cũng là tăng thêm nguồn lực cho hoạt động của Hiệp hội. Xin kiến nghị hai nhóm việc sau đây.
Một là, hướng về cơ sở, trực tiếp trợ giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã xác định. Đó là những điều đã được tóm tắt trên đây, là những công việc vừa cấp bách vừa cơ bản không chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt mà còn có tác dụng bảo đảm sự phát triển bền vững lâu dài của làng nghề. Trước những loại việc rất quan trọng này, Hiệp hội cần hướng mạnh hơn nữa các hoạt động về cơ sở; cơ sở mạnh, hoạt động đạt hiệu quả cao cũng tạo nền tảng vững mạnh cho Hiệp hội. Trong tình hình mới rất cấp bách này, Hiệp hội có thể huy động đội ngũ các trung tâm, các ban, viện nghiên cứu … của mình về cơ sở, trực tiếp cùng cơ sở bàn biện pháp thực hiện; đây là một lực lượng hùng hậu cần được tin cậy và giao việc. Thực tiễn cho thấy: chúng ta không thể nghĩ thay, làm thay cơ sở. Người lãnh đạo, quản lý cần đề xuất định hướng đúng đắn, những định hướng có ý nghĩa quyết định, song cụ thể hóa và thực hiện các quyết định ấy lại là ở cơ sở. Có thể vận dụng kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn, “xé rào” thời Đổi Mới trước đây, đó là: mỗi khi gặp khó khăn, cán bộ về cơ sở, cùng người quản lý và người lao động ở cơ sở cùng bàn bạc, chắc chắn sẽ tìm ra biện pháp cụ thể để khắc phục.
Hai là, có những kiến nghị cụ thể và cùng với cơ quan nhà nước trực tiếp hướng dẫn cơ sở làng nghề thực hiện. Đó là những công việc như: (i) về sản xuất: hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp Chính phủ đã đề ra, trước mắt, là những biện pháp về giãn, hoãn thời gian nộp các loại thuế, phí (như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, các loại phí giao thông), cơ cấu lại các khoản nợ; còn việc miễn giảm thuế (như thuế môn bài) thì cần trình Quốc hội để sửa luật. Những kiến nghị trong lĩnh vực này cần càng cụ thể đến từng ngành hàng, từng loại hình cơ sở trong làng nghề, và để có những kiến nghị đúng đắn, cán bộ Hiệp hội lại càng cần về cơ sở, khiêm tốn học hỏi, lấy ý kiến của cơ sở. (ii) Về thị trường, Hiệp hội cùng các cơ quan chức năng giúp cơ sở xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường mới; đẩy mạnh giải thích, hướng dẫn cho cơ sở những điều khoản mà nước ta đã cam kết trong hiệp định thương mại tự do, từ mức giảm và thời hạn giảm thuế đến những yêu cầu của các thị trường, từ tập quán tiêu dùng đến các hàng rào thuế quan họ có thể dựng lên mà chúng ta cần chuẩn bị để đối phó. Hiệp hội cùng các cơ quan chức năng, các cơ sở hình thành chuỗi giá trị gia tăng, thực hiện liên kết các doanh nghệp từ khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, cung ứng nguyên vật liệu (kể cả xây dựng cơ sở sản xuất các nguyên vật liệu để giảm bị động với nước ngoài) đến khai thác thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, coi đây là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa làng nghề.
Trên đây là những kiến nghị sơ bộ, với kỳ vọng vào những nỗ lực của mỗi cơ sở và các làng nghề cùng với những biện pháp kịp thời của Chính phủ và sự vào cuộc của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, các làng nghề sẽ vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề nước ta.
CGCC.Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân