Gắn bó với nghề kim hoàn truyền thống của quê hương
Cửa hàng vàng bạc của gia đình anh Dương Anh Tuấn, ở khu chợ Đồi Sim, Thanh Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình .
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bố mẹ là giáo viên, ngay từ nhỏ đến khi học cấp 3 Dương Anh Tuấn đã được bà ngoại là Nguyễn Thị Ngọc Thơ, ở Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình, một người làm nghề kim hoàn có tiếng tại địa phương, được tôn vinh là nghệ nhân Hội kim hoàn Việt Nam chăm sóc nuôi dạy, đến năm học lớp 11 mới chuyển lên Lương Sơn Hoà Bình nơi bố mẹ dạy học và cư trú để tiếp tục học hết THPT rồi thi đỗ vào học khoa toán- lý trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Hoà Bình. Tốt nghiệp ra trường, Dương Anh Tuấn xin được hợp đồng giảng dạy tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình rồi chuyển về huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá, song do mức phụ cấp hợp đồng quá ít ỏi, lại chật vật trong xét tuyển biên chế, đường xá đi lại xa xôi, sinh hoạt đời sống càng gặp nhiều khó khăn.
Thấy nghề dạy học không phù hợp với mình, Dương Anh Tuấn đành xin nghỉ việc, tính toán đổi nghề kiếm sống, anh bàn với vợ là Bạch Thị Lan Anh, đến phụ giúp gia đình chị gái là Dương Thị Thuỷ đang theo nghề bà ngoại kinh doanh chế tác vàng bạc tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình, vừa để tiếp tục học hỏi làm nghề kim hoàn, chế tác và kinh doanh vàng bạc của quê hương Thái Bình mà từ nhỏ mình đã từng yêu thích, đã từng được bà ngoại chỉ dạy. ba năm sau vợ chồng anh vay mượn ngân hàng và anh em, bạn bè mua đất làm nhà, tính việc mở cửa hiệu riêng.
Anh Dương Anh Tuấn bên quầy hàng kinh doanh vàng bạc của gia đình.
Hiện nay tại căn nhà ống 3 gian cấp 4, diện tích trên 120 m2, ở khu chợ Đồi Sim, ven tỉnh lộ 21, địa phận xã Thanh Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, cách ngã 4 Chợ Bến, đường Hồ Chí Minh 1 km, có treo các tấm biển hiệu: "Vàng Bạc Tùng Thủy, uy tín chất lượng", chính là địa điểm kinh doanh và là nhà ở của vợ chồng anh Dương Anh Tuấn, Bạch Thị Lan Anh, cùng hai con nhỏ.
Dương Anh Tuấn cho biết, quê hương chính là chốn đi về, khi ta khó khăn nhất quay trở về, nghĩ tới quê hương là mọi việc đều có cách giải quyết. Mặc dù do hoàn cảnh phải sống xa quê hương Thái Bình, song trở về với nghề kim hoàn truyền thống của ông bà, của các cụ từ quê hương Đồng Xâm Thái Bình truyền lại đã đem lại cho vợ chồng anh và hai con một cuộc sống ổn định và ngày thêm khá giả. Với phương châm " Chữ tín quý hơn vàng" và khẩu hiệu "uy tín, chất lượng", hơn 5 năm qua, vợ chồng anh đã và đang không ngừng nâng cao tay nghề gia công chế tác vàng bạc của mình, đồng thời giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các nghệ nhân cao tuổi của quê hương Thái Bình đang sinh sống và hành nghề ở Hà Nội, tìm tòi đưa về vùng quê miền núi Lương Sơn Hoà Bình nhiều mẫu, mã đồ trang sức vàng, bạc phù hợp thị hiếu của đồng bào địa phương, được người tiêu dùng yêu thích.
Bà Nguyễn Thị Thúy, năm nay đã gần 70 tuổi, mẹ đẻ của Dương Anh Tuấn, một cán bộ giáo viên nghỉ chế độ, hiện đang ở cùng vợ chồng và các con anh, rất tự hào vì có 2 trong 3 người con của mình theo gót ông cha nối nghề truyền thống chế tác vàng bạc của quê hương Đồng Xâm, Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình, đưa về góp phần làm đẹp cho vùng quê hương mới Lương Sơn, Hoà Bình.
Những bài thơ rất hay của bà viết về nghề kim hoàn của quê hương Đồng Xâm, Thái Bình cũng như bài hát "Nắng ấm quê hương" của nhạc sĩ Vĩnh An ..."Tay anh anh trổ vàng, tay em chạm bạc, làm giàu cho quê hương, Thái Bình ta đó mà lòng ta yêu thương."..mà bà thường hát ru con trước đây, nay bà lại hát ru các cháu, như tiếp thêm động lực cho các con, cháu bà trân trọng hơn, gắn bó hơn với nghề truyền thống của quê hương Thái Bình, quyết tâm sống chết với nghề như một nghiệp duyên không bao giờ mất.
Bài và ảnh: Phạm Trường Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế