Đưa khoa học công nghệ thành "bệ đỡ" xây dựng nông thôn mới
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam: Qua gần 10 năm xây dựng NTM, Bộ NN&PTNT đã triển khai 155 nhiệm vụ khoa học đã thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM, 208 mô hình trình diễn hiệu quả, tăng năng suất từ 30 - 35% đối với trồng rau màu, 10 – 15% sản xuất lúa và từ 20 – 25% trong chăn nuôi. Nâng cao giá trị sản xuất từ 133 – 500 triệu đồng/ha/năm. Toàn bộ các đề tài có kết quả được áp dụng vào thực tế xây dựng NTM đều được Văn phòng điều phối NTM các cấp Trung ương và địa phương đánh giá cao và tiếp nhận, áp dụng vào thực tế xây dựng NTM. 100% mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đều có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp (vốn đối ứng). Trong đó, có 60% mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với các nhóm sản phẩm chủ lực.
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2021
Để thúc đẩy thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới. Chương trình được triển khai liên tục, có tính kế thừa qua hai giai đoạn: Giai đoạn I (2011-2015, kéo dài đến 2017); Giai đoạn II (2016-2020, kéo dài đến 6/2022).Các đề tài, dự án của Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới là tài liệu tham khảo đóng góp trực tiếp cho các chuyên đề về cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, nông thôn…
Theo đó, tất cả các đề tài, dự án đều có kết quả công bố trên các tạp chí khoa học công nghệ chuyên ngành, số bài báo công trình được công bố là 152 trong đó có 6 bài báo quốc tế.
Chương trình đã xây dựng được 208 mô hình, trong đó có 131 mô hình sản xuất và liên kết, 77 mô hình quản lý, môi trường, du lịch trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ. Số sản phẩm mới là 339 sản phẩm, số kiến nghị, giải pháp, chính sách đã đề xuất là 160.
Toàn bộ các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đều có sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp. Trong đó, 60% các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với các nhóm sản phẩm chủ lực. Các đề tài, mô hình trong quá trình tuyển chọn và thực tế đã chuyển giao được các công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với các vùng miền, tăng hiệu quả sản xuất từ 25% trở lên và góp phần tăng thu nhập cho nông dân từ hơn 20% trở lên.
Các đề tài phải xuất phát từ thực tiễn, có khả năng ứng dụng và lan tỏa cao
Các đề tài, dự án thuộc Chương trình thực hiện đều đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ cho đối tượng chuyển giao công nghệ và nhận chuyển giao công nghệ ở nông thôn, thực tế đã lồng ghép vào các nhiệm vụ đã đào tạo được hơn 11.000 kỹ thuật viên, nông dân. Ngoài ra, Chương trình nâng cao năng lực tiếp nhận, duy trì và nhân rộng các quy trình, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật tiếp tục được củng cố.
Cụ thể, tái sử dụng phế phụ phẩm (rơm) hơn 80% diện tích được thu gom, tăng thu nhập thêm từ 500 đến 800 nghìn đồng/ha; Ứng dụng cơ giới hóa trên 100% diện tích làm đất, thu hoạch, tưới nước trồng lúa; 60% diện tích cấy lúa được cơ giới hóa; Áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm trên 19,9% diện tích cây ăn trái; 63,2% diện tích rau màu…Để thực hiện các nội dung trên, kinh phí của giai đoạn 2016-2020 là 585.762 triệu đồng…
Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Tuy nhiên, chương trình còn tồn tại một số khó khăn như: việc lồng ghép với các chương trình khoa học công nghệ còn hạn chế; còn ít mô hình mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng để tạo ra hiệu quả đồng bộ trong phát triển nông thôn...
Theo Phó Viện trưởng viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia Bộ Xây dựng Phạm Thị Nhâm, Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và 2030 là cơ hội để nhận diện, làm rõ đề xuất các giải pháp đối với các làng xã nông thôn chịu tác động đô thị hóa chuyển đổi từ vùng nông thôn sang đô thị. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cần bảo vệ và duy trì các làng xã thuần nông gắn với văn hóa bản địa và thiên nhiên cần thiết, bảo đảm công bằng xã hội và cân bằng phát triển giữa vùng đô thị hóa cao và vùng nông nghiệp, nông thôn thuần túy.
Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, trong những thành tựu đã đạt được, khoa học công nghệ có những đóng góp tích cực hiệu quả đối với nông nghiệp nông dân và nông thôn. Chương trình đã bám sát 5 nội dung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Qua đó, cần tập trung vào một số vấn đề quan trọng của nông thôn mới giai đoạn tới như: tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nông nghiệp thông minh, giải quyết hiệu quả môi trường… Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách đổi mới để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn.
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng nông thôn mới phải song hành để chuyển hóa được tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học trong xây dựng nông thôn mới phải mang yếu tố kinh tế, gắn với thị trường, chi phí đầu vào; chuyển từ đơn giá trị sang tích hợp đa giá trị trên sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, chúng ta không chỉ chuyển giao khoa học công nghệ mà cần chuyển giao tri thức cho người nông dân…
N.A
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Tin khác
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông
16:09 | 21/08/2024 Khuyến nông
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức