Đồng Nai: Phong phú làng nghề truyền thống
Là tỉnh công nghiệp hiện đại nhưng Đồng Nai vẫn luôn chú trọng bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống vốn có. Nhiều năm nay, Đồng Nai đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm đặc sắc gắn với hoạt động du lịch. Qua đó, một số nghề truyền thống có cơ hội phát triển, hình thành nên những điểm tham quan hấp dẫn phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.
Nghề dệt vải truyền thống của đồng bào Mạ ở Tà Lài, H.Tân Phú ngày nay vẫn được gìn giữ, phát huy.
Mặc dù số lượng nghệ nhân biết dệt thổ cẩm ngày càng hiếm nhưng sản phẩm dệt thổ cẩm được giới thiệu đến du khách ở Tà Lài vẫn rất đa dạng và phong phú. Đồng bào dân tộc không ngừng cải tiến mẫu mã, hoa văn trang trí cho sản phẩm. Hiện tại, việc bảo tồn và phát triển thổ cẩm không chỉ còn gói gọn ở từng gia đình người Mạ mà là sự ý thức, trách nhiệm của địa phương với mong muốn nghề dệt thổ cẩm truyền thống ngày càng phát triển, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc.
Theo TS Nguyễn Quang Cần, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Đồng Nai, vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai dồi dào các nguyên vật liệu từ tự nhiên nên các làng nghề thủ công truyền thống rất phát triển.
Cùng với nghề gốm, chế tác đá, dệt vải, còn có các nghề như: mộc, gạch ngói, đất nung, dệt chiếu, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, chạm bạc, làm lọng, làm giày, làm nón… Ban đầu, người nông dân tranh thủ lúc nông nhàn làm thêm nghề thủ công. Dần dần chuyên môn hóa trong các ngành nghề thủ công nên đã xuất hiện nhiều thợ thủ công có chuyên môn cao và tách khỏi nông nghiệp. Những sản phẩm nổi bật mà các làng nghề cung cấp trước khi được xuất khẩu đã có mặt ở hầu hết các chợ, mà chợ Biên Hòa giữ vai trò là trung tâm.
Với các nghề truyền thống, nghệ nhân chính là linh hồn, là “báu vật” sống nắm giữ tinh hoa của làng nghề. Nhiều nghệ nhân vẫn sống ở làng, sống tốt với nghề. Tiếng thoi đưa của dệt vải, tiếng chạm, khắc đá vẫn đang vang lên. Tuy nhiên, hiện nay nghề truyền thống đứng trước những khó khăn, người trẻ không mặn mà. Nhiều thanh niên làng nghề bỏ làng ra phố làm việc trong những nhà máy, xí nghiệp để kiếm sống. Nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ thất truyền, “cha truyền - con không nối”. Do vậy, việc quan tâm kịp thời tới các nghệ nhân sẽ giúp họ tiếp tục có những cống hiến, sản sinh ra những sản phẩm mang đặc trưng của vùng đất Đồng Nai.
Thợ làm gốm ở Biên Hòa - Đồng Nai.
Bên cạnh việc “tiếp lửa” cho nghệ nhân, ở mỗi làng nghề truyền thống, các cấp chính quyền cần nhìn vào thực chất, có chính sách dài hơi để khuyến khích, hỗ trợ… nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. Tăng cường hơn nữa các hình thức thông tin, quảng bá sản phẩm, giới thiệu trên các phương tiện truyền thông về nét đặc trưng Biên Hòa - Đồng Nai cũng như các giá trị văn hóa, lịch sử ẩn chứa trong các sản phẩm làng nghề truyền thống. Xây dựng chương trình khôi phục, phát triển làng nghề với chương trình phát triển dịch vụ du lịch; đẩy mạnh hoạt động các tour du lịch về các vùng quê, làng nghề...
Mặc dù trong xu thế phát triển của xã hội hôm nay, nhiều nghề truyền thống ở Biên Hòa - Đồng Nai đã không còn, nhưng vẫn còn một số nghề như: làm gốm, dệt vải… đang thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Họ tìm về những làng nghề, tìm hiểu văn hóa truyền thống, sự ra đời, phát triển của nghề truyền thống. Nhiều nghệ sĩ Đồng Nai tìm về làng nghề để chụp lại, ghi lại những khoảnh khắc mà các nghệ nhân đang cần mẫn lao động, bám làng, bám nghề. Vẻ đẹp của những tác phẩm nghệ thuật góp phần sinh sôi vẻ đẹp và sự sáng tạo khác, để cùng lan tỏa.
Bài, ảnh: Sơn Hà
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 Nông thôn mới

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức