Độc đáo nghề đan võng từ cây sari của người Cadong
Hằng năm, vào khoảng tháng 7 và tháng 8, khi sari trổ hoa, đàn ông Cadong lại vào rừng tìm cây sari về làm võng. Theo người Cadong, vào mùa sari nở hoa thì vỏ và xơ của nó rất mềm nên việc khai thác dễ dàng hơn. Người Cadong thường chọn cây sari lớn bởi vỏ có độ bền cao. Sau khi đốn cây về, người Cadong dùng cây đập vỏ, mang ra suối ngâm chừng 10 ngày cho vỏ tiết hết chất đắng, sau đó vớt lên, tiếp tục dùng cây đập lớp vỏ xơ này đến khi mềm, rồi dùng tay tước từng lớp xơ màu trắng đục ra, giặt sạch và tước thành từng sợi mang ra phơi nắng cho thật khô là có thể đan võng.
Bà Hồ Thị Chơn truyền nghề đan võng cho con gái mình.
Như bao phụ nữ Cadong khác, bà Hồ Thị Chơn (70 tuổi, ở thôn 2, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã được mẹ dạy đan võng sari từ nhỏ; từ đó đến nay, không biết bao nhiêu chiếc võng sari đã được đan từ bàn tay khéo léo của bà Chơn. Những sợi sari mỏng, qua bàn tay cần mẫn của bà Chơn, được se vào nhau kết nối thành những sợi dài. Bà khéo léo, tỉ mẩn bện chúng thành nhiều đốt xoen, mắt võng đều tăm tắp.
Theo bà Chơn, một cái võng được đan từ cây sari gồm có hai đầu võng. Khi tạo được một đầu rồi thì đầu võng thứ hai dễ hơn vì chỉ cần để dư múi ra rồi thắt nó lại. Để cột được đầu võng, người đan phải đan theo chiều dài khoảng mười mấy múi dây. Không được để múi dây chẵn vì sẽ không có múi dây dư ra để cột thành đầu võng. Người đan võng tuyệt đối không được đan lỗi vì khi đã bị lỗi thì chiếc võng nhìn trông như mớ bùi nhùi, muốn gỡ ra cũng không được.
Võng sari được đan theo kỹ thuật riêng biệt và hoàn toàn thủ công. Quy trình đan võng này thật công phu, đòi hỏi người đan không những khéo léo mà còn phải kiên trì, bền bỉ. Phải mất khoảng hai tháng, người đan mới có thể hoàn thành chiếc võng. Một chiếc võng đan đúng cách, đẹp có độ bền tới 10 năm. Chiếc võng được làm ra từ cây sari nói lên sự cần cù, sáng tạo của người Cadong, và nó còn mang vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên, như một hình ảnh đặc trưng văn hóa của người Cadong nơi đây.
So với các loại võng khác, võng làm từ cây sari cực bền và khi nằm cảm giác rất dễ chịu. Học đan võng từ cây sari không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người học phải kiên trì nhìn cách đan mà nhớ chứ chỉ bày thì rất khó. Có lẽ vì sự phức tạp và nhiều công đoạn ấy mà rất ít người Cadong học được nghề này. Những người biết đan võng như bà Chơn còn rất ít. Người lớn thì tập trung thời gian đi làm trên rẫy, ngày mùa bận rộn đã chiếm hết thời gian, còn bọn trẻ thì tập trung hết vào học hành. Nghề đan võng bây giờ lớp trẻ giờ chẳng còn ai theo học. Chỉ còn số ít người Cadong lớn tuổi, gắn bó với nghề truyền thống của ông bà, phần vì cố gắng giữ nghề đang dần mai một.
Người già, thanh niên, phụ nữ Cadong ai cũng có thể đan võng từ cây sari.
Trước khi chúng tôi rời huyện vùng cao Bắc Trà My để về lại dưới xuôi, bà Hồ Thị Chơn đã nhượng lại cho Bảo tàng Quảng Nam chiếc võng mà bà vừa đan xong từ cây sari, như minh chứng về nghề đan võng truyền thống của người Cadong. Còn chúng tôi, những người làm công tác văn hóa rất đỗi vui mừng vì đã có thêm hiện vật dân tộc vào loại quý hiếm để trưng bày góp phần làm phong phú hơn trong kho tàng văn hóa vật thể - phi vật thể của cộng đồng dân tộc Cadong trên vùng Trường Sơn với ước mong một ngày không xa, nghề đan võng truyền thống từ cây sari của dân tộc Cadong sẽ hưng thịnh trở lại như xưa.
Theo baodaklak.vn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 Văn hóa - Xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển
23:09 Kinh tế

Bình Định và Gia Lai kiến tạo nên một vùng du lịch giàu bản sắc
23:09 Du lịch làng nghề

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội