Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

LNV - Hội An từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, những con đường đèn lồng lung linh huyền ảo mà còn bởi dịch vụ may đo áo dài lấy ngay tinh tế và ấn tượng.

Nhắc đến Hội An người ta có nghĩ đến ngay thành phố cổ kính bên bờ sông Thu Bồn thơ mộng, từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Là địa điểm thu hút du khách trăm ngàn du khách tới thăm bởi những ngôi nhà cổ kính, những con đường đèn lồng lung linh huyền ảo và những món ăn đặc sản hấp dẫn. Bên cạnh đó, Hội An gần đây còn được đông đảo du khách ngoại quốc biết đến với một dịch vụ đặc biệt và tiện lợi, đó là dịch vụ may đo áo dài lấy ngay.

Dịch vụ may “thần tốc” tại Hội An thu hút được đông đảo du khách nước ngoài trải nghiệm.
Dịch vụ may “thần tốc” tại Hội An thu hút được đông đảo du khách nước ngoài trải nghiệm.

Khác biệt so với phương thức may đo truyền thống, dịch vụ này giúp du khách sở hữu một bộ trang phục được thiết kế riêng, may đo cẩn thận và vừa vặn chỉ trong vài giờ. Nhờ vậy, du khách có thể lưu giữ kỷ niệm đẹp về Hội An với một bộ trang phục truyền thống được may đo theo yêu cầu, tôn lên vóc dáng và phong cách cá nhân.

Điểm nhấn khác biệt

Nghề may mặc tại Hội An không chỉ là một nghề thủ công đơn thuần mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa. Với lịch sử hơn 500 năm phát triển, nghề may mặc tại Hội An đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử, từ thời kỳ phồn thịnh của thương cảng Hội An trong thế kỷ 15 đến những thử thách và biến động của thời kỳ sau này. Người dân Hội An vẫn giữ gìn được kỹ thuật may tinh xảo và nét đẹp độc đáo trong trang phục truyền thống. Nét đẹp này được thể hiện qua kỹ thuật cắt may tinh tế, đường kim mũi chỉ sắc sảo và sự sáng tạo trong thiết kế.

Quy trình may đo áo dài tại Hội An không chỉ là một công việc đơn giản, mà còn là một nghệ thuật đích thực, nơi mà sự tỉ mỉ, cẩn thận và sáng tạo được kích hoạt. Mỗi khi tạo ra bộ trang phục may “thần tốc” tại Hội An là một cuộc tương tác tận tình giữa thợ may và khách hàng, du khách sẽ được tư vấn về thể loại trang phục yêu thích rồi mới tiến hành đo kỹ lưỡng từng số đo đường cong cơ thể và hoàn thành lên bộ trang phục vừa vặn.

Cô Liên - một “thợ may nóng” tại chợ Hội An chia sẻ: Trước đây, may cũng phải vài ngày. Khách hàng thông thường, phải chờ từ một đến vài tuần mới xong bộ đồ. Nay, họ chỉ đợi có vài giờ. Họ là khách du lịch. Họ không ở đây lâu. Đó là khoảng thời gian rất ngắn, đòi hỏi khoảng thời gian may đo rất tập trung, chuyên nghiệp chứ không phải vừa may vừa nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa như hồi xưa”.

Có một quy định nghiêm ngặt tại Hội An mà tất cả các chủ cửa tiệm nào cũng luôn luôn phải ghi nhớ khi tư vấn cho khách, đó là phải hỏi lại khách một lần nữa xem khách đã chốt may chưa rồi mới được bắt tay vào làm. Bởi thời gian hoàn thiện trang phục chỉ kéo dài trong vài giờ nên tuyệt nhiên không thể thay đổi sang ý tưởng khác: “Khách hàng nước ngoài, tôi làm hoàn thiện từng công đoạn luôn. Họ đã lựa chọn, đồng nghĩa, họ không thay đổi”. Cô liên chia sẻ thêm.

Một điều đặc biệt khi tới các tiệm may tại Hội An nữa đó là dù các chủ tiệm hầu hết đã ngoài trung niên nhưng ai nấy đều giao tiếp bằng tiếng anh rất trôi chảy, thậm chí nhiều chủ tiệm còn có thể nói được vài tiếng khác nữa như: Tiếng Trung, tiếng Hàn…Nói về điều này, cô Liên vui vẻ chia sẻ: “Ở đây ngày ngày tiếp xúc với khách du lịch, họ tới thấy cửa hàng của mình trưng bày trang phục bắt mắt là người ta tới chỉ chỏ hỏi, lúc đầu mình chưa biết thì học mấy câu đơn giản để giao tiếp với người ta như “ this, that” “ hi, hello” “ how much”… rồi cứ thế mình tiếp xúc nhiều là tự nói được chứ chả học hành gì”

Cuối cùng, khi mọi công đoạn đã hoàn thiện, trang phục được vận lên người du khách để kiểm tra các chi tiết được cắt may một lần nữa, đảm bảo sự thích hợp với vóc dáng của người mặc. Không ít du khách đã phải thốt lên tại các tiệm may Hội An, bởi sau khi lấy số đo, chọn mẫu xong chỉ vài tiếng sau là đã được nhận sản phẩm. Đó không phải là những mẫu đơn điệu thông dụng mà các loại trang phục từ áo vest chỉnh chu, đầm cầu kỳ, áo dài duyên dáng hay các bộ đồ du lịch gia đình theo yêu cầu … đều được các nhà may Hội An nhận làm với chất lượng miễn chê trong thời gian cực nhanh.

Chất liệu cao cấp, giá cả hợp lý

Để nói về những sản phẩm trang phục tại Hội An Chị Đỗ Thị Thu, 37 tuổi, chủ một tiệm may vui vẻ cho biết ở đây người ta thường dùng những chất liệu cao cấp như lụa, gấm, voan...Sở dĩ chúng được chọn làm nguồn nguyên liệu chính trong may mặc đó là vì để tạo ra sự sang trọng và lịch lãm khi mặc, mà còn đảm bảo được sự thoải mái và phản ánh đúng bản sắc của người mặc.

Khi được nhắc về giá may chị Thu không ngần ngại cho biết, tùy theo chất lượng vải và kiểu may phức tạp hay không sẽ có giá khác nhau. Nhưng trung bình, một bộ vest (gồm áo và quần) giá từ 1,5 đến 2.8 triệu đồng, áo dài từ 850 nghìn tới 1,5 triệu đồng, váy đầm từ 800 nghìn tới 1,2 triệu đồng. Thậm chí, cửa hàng phục vụ cả may đo đồ bơi, bikini theo sở thích của khách với giá từ 700 nghìn tới 1 triệu đồng. Mức giá trên bao gồm cả tiền vải và công may.

Dù nổi tiếng về thời gian hoàn thành nhanh chóng, từ 2 đến 4 giờ sau khi đặt hàng hoặc nếu có nhu cầu gấp hơn, nhiều cửa hàng sẵn sàng hỗ trợ khách dịch vụ may trong vòng 1 giờ thế nhưng mức giá cả phổ biến từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tùy thuộc vào chất liệu vải, kiểu dáng và độ phức tạp của bộ trang phục. Những trang phục may cầu kỳ, chi tiết hơn giá cũng chỉ chênh một vài triệu.

“May ở Hội An là may theo yêu cầu nên mỗi khách hàng đều có những yêu cầu riêng khác nhau. Mỗi khách hàng đều có phong cách và sở thích cá nhân khác nhau, song vẫn đảm bảo về chất lượng và sự đẳng cấp của sản phẩm.” Chị Thu vui vẻ nói.

Chính nhờ vào sự kết hợp hài hòa giữa chất lượng, đa dạng và mức giá phù hợp, đã làm cho rất nhiều du khách sau khi trải nghiệm không chỉ muốn quay trở lại, mà còn muốn chia sẻ trải nghiệm này với bạn bè và người thân, khẳng định Hội An là một điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai đam mê thời trang và muốn trải nghiệm vẻ đẹp và phong cách độc đáo của Việt Nam.

Điểm đến lý tưởng cho du lịch

"Tiếng lành đồn xa", dịch vụ hiện đã thu hút lượng lớn khách nước ngoài tới trải nghiệm. Trên nhiều nền tảng mạng xã hội, không ít khách quốc tế đăng tải những clip chia sẻ kinh nghiệm đi may đo "chưa tới một ngày đã có sản phẩm". Nhiều người hài lòng vì dịch vụ nhanh chóng, phù hợp với lịch trình du lịch trong vài ngày của họ.

Benjamin là một trong những vị khách như thế. Trong chuyến đi tới Hội An hồi giữa tháng 3 vừa qua, chàng trai người Đan Mạch cho biết, họ dự định sẽ đi dự đám cưới người bạn ở Bali, Indonesia, nên tới một cửa tiệm để may đo. Không ngờ vì quá ưng ý, Benjamin đã đặt luôn vài bộ đồ bằng chất liệu mát, màu sắc ưa nhìn như vải lanh và vải tre. Đoạn clip chia sẻ trải nghiệm của nam du khách hiện thu hút gần 800.000 lượt xem, với rất nhiều bình luận thích thú từ khán giả Việt. Thậm chí, có tài khoản nói vui rằng, "sang Việt Nam du lịch không cần mang theo đồ, chỉ tới Hội An là thoải mái trang phục".

Giống như Benjamin, hai nữ du khách Đan Mạch khác là Clara và Thilde cũng có ngày trải nghiệm đáng nhớ tại một tiệm may đo ở phố Hội An. Ban đầu, cả hai chỉ định đặt may một bộ đồ để lấy luôn trong ngày. Nhưng sau khi quá hài lòng về kiểu dáng và chất lượng, hai cô gái "chốt đơn" liên tục, may 16 món đồ với tổng số tiền 190 USD (hơn 4,5 triệu đồng). Mức giá được xem là rất phải chăng so với chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Trải nghiệm của Clara hiện thu hút hơn 1 triệu lượt xem. Sau khi những video mang từ khóa "may đo trong một ngày ở Hội An" gây sốt trên mạng xã hội.

Chị Thu vui vẻ cho biết thời gian gần đây lượng khách tới cửa hàng tăng nhiều, gồm cả khách Việt và khách nước ngoài. “Mỗi ngày chúng tôi đón trung bình khoảng 150 khách, so với trước kia tầm 100 khách. Nhóm người nước ngoài chủ yếu là khách trẻ sang du lịch ”, chị Thu tiết lộ.

Để đảm bảo tiến độ "may thần tốc", cửa tiệm chị Thu có 15 nhân viên và khoảng 30 thợ may lành nghề. Mỗi người đảm nhận một khâu để hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Hầu hết khách tới may đều có sẵn mẫu muốn may nên nhân viên sẽ phác thảo bản vẽ, lấy số đo thực tế và tư vấn chất liệu vải cho phù hợp.

Yến Hoàng

Tin liên quan

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.

Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề

LNV - Nằm cách TP. Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam, làng hương Thủy Xuân (TP Huế) ẩn mình dưới chân đồi Vọng Cảnh, bên dòng sông Hương thơ mộng. Nơi đây, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm hương trầm thơm trên đất thần kinh của người dân đã nức tiếng xa gần. Trong những năm trở lại đây, làng hương này còn trở thành địa điểm tham quan đặc sắc của du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho l
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh
Giao diện di động