Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân - Sản phẩm OCOP 4 sao

LNV - Phát huy thế mạnh địa phương, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái làng nghề. Hồng Vân giờ đây không chỉ đưa du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế của địa phương mà còn góp phần lan tỏa lối sống xanh, bảo vệ môi trường và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Một miền quê rất xanh...

Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) nằm ven đê sông Hồng gồm có 6 thôn Xâm Thị, Xâm Xuyên, Cơ Giáo, Cẩm Cơ, La Thượng và Vân La. Từ lâu Hồng Vân được biết đến là làng nghề cây cảnh bởi chất đất ven đê giàu phù sa, con người nơi đây có bàn tay khéo léo và yêu thích cây cối. Hai thôn Xâm Xuyên và Cơ Giáo còn được công nhận Làng nghề sinh vật cảnh từ năm 2008.

Con đường nở hoa đẹp như tranh tại Hồng Vân
Con đường nở hoa đẹp như tranh tại Hồng Vân

Phát huy thế mạnh vốn có về tự nhiên, năm 2012 Hồng Vân đã tiến hành dồn điền đổi thửa và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, định hướng phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ. Hợp tác xã Hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân ra đời năm 2014 là hạt nhân để cùng nhân dân Hồng Vân bắt tay vào làm du lịch, tạo chuyển biến rõ nét chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Ông Trần Quốc Bảo – Chủ tịch UBND xã Hồng Vân cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hông Vân đã cùng nỗ lực, đồng lòng để đưa Hồng Vân từ một xã thuần nông sang xã phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Cán bộ và người dân đã không ngừng học tập, trao đổi kinh nghiệm làm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, kết quả đến năm 2018 Hồng Vân được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là Điểm du lịch làng nghề.

Một mô hình du lịch trải nghiệm tại Hồng Vân.
Một mô hình du lịch trải nghiệm tại Hồng Vân.

Năm 2019, Hồng Vân được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là xã Nông thôn mới nâng cao và đến nay đã được thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, đầu năm 2023, Điểm dịch vụ du lịch làng quê Hồng Vân được UBND Thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc nhóm sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”. Từ khi được công nhận là điểm du lịch, mỗi năm Hồng Vân đón khoảng 70 nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng/năm. Theo số liệu thống kê tháng 11/2022, lực lượng lao động trong xã Hồng Vân tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch là 2.490/3.265 người, đạt 76,26% (số liệu tháng 11/2022).

Ngoài thế mạnh về tự nhiên, Hồng Vân còn đẩy mạnh các hoạt động du lịch tài nguyên nhân văn như tổ chức lễ hội hoa xuân, lễ hội tình yêu, đêm hội hoa đăng và đặc biệt là Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung thu hút hàng ngàn khách du lịch. Tuy đông đảo khách du lịch ghé thăm nhưng Hồng Vân vẫn giữ được màu xanh tự nhiên và duy trì các công trình xanh như điểm then chốt thu hút khách du lịch.

Theo ông Hà Huy Thôn - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Hồng Vân, Hồng Vân là mảnh đất cổ xưa, có bề dày trầm tích văn hóa gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung. Trong những năm qua, hệ thống dấu tích như Chợ mới Ông già, Bãi tắm Nàng tiên hay Nhà bia Tiến sỹ Nguyễn Ý (thời nhà Nguyễn) đang được phục dựng và bảo tồn trên nền tảng khoa học và lịch sử.

Khách tham quan nghỉ chân tại một ngôi nhà làm bằng vật liệu xanh.
Khách tham quan nghỉ chân tại một ngôi nhà làm bằng vật liệu xanh.

Đồng thời, chính quyền xã Hồng Vân tích cực vận động nhân dân xây dựng lối sống xanh, bảo vệ và duy trì các công trình xanh như hàng cây, vườn hoa, ao hồ, hệ thống nhà vườn, cây cảnh... Hằng tuần, các tổ chức đoàn thể phụ nữ, thanh niên, nông dân đều ra quân thực hiện dọn vệ sinh công cộng qua các phong trào cụ thể như: Chủ nhật Xanh, phong trào 5 Không 3 Sạch, Tuyến đường nở hoa... Hồng Vân đã xây dựng được hơn 30 con đường hoa mang những màu sắc khác nhau như con đường hoa bằng lăng, phượng vĩ, hoàng yến, hoa ban... và được khách du lịch ví von như “Thiên đường của các loài hoa”.

Du khách đến với Hồng Vân có thể thả bộ trên bờ đê sông Hồng, ngắm cảnh sắc thanh bình và tận hưởng gió hương phù sa dòng sông Cái. Hồng Vân còn có làng hoa rực rỡ với hơn 50 loại hoa hồng ngoại và những vườn cây ăn quả lâu năm xanh sạch. Có được những thành quả trên không chỉ thể hiện đường lối đúng đắn của cấp ủy, chính quyền xã mà còn là sự đồng lòng, đoàn kết đưa Hồng Vân thay da đổi thịt của toàn thể nhân dân địa phương.

Gắn kết bảo vệ môi trường

Sau nhiều năm vừa làm du lịch vừa rút kinh nghiệm, đến nay Hồng Vân đã tự tin với các sản phẩm và dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Cụ thể, Hồng Vân có các dịch vụ du lịch tâm linh, dịch vụ tổ chức sự kiện, dịch vụ du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch trải nghiệm và dịch vụ mua sắm các sản phẩm OCOP, hoa và cây cảnh...

Bên cạnh đó, du khách còn có thể trải nghiệm tại khu sản xuất, chế biến trà thảo dược, tham quan khu ngâm ủ hơn 100 loại rượu quê với các loại thảo mộc; thăm mô hình trồng trọt, thu hái nông sản theo mùa, chụp ảnh tại các vườn hoa, cây cảnh với dáng thế độc đáo...

Hồng Vân tuy đẩy mạnh phát triển du lịch nhưng vẫn giữ vững vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại trà như chùm ngây, trà trâu cổ, trà kim ngân hoa và sản xuất rượu truyền thống. Trong quá trình sản xuất về chế biến cần một lượng nước lớn để thực hiện công đoạn sơ chế, vệ sinh nông cụ máy móc. Để tránh tình trạng nước thải xả thẳng ra môi trường, Hồng Vân còn xây dựng quy trình xử lý nước thải nông nghiệp, hệ thống dẫn nước trong xã luôn trong trạng thái lưu thông, sạch sẽ.

Theo đó, nước sau quá trình sản xuất sẽ được lấy về theo đường ống, tiếp tục đi qua nhiều bể lắng lọc nên khử được mùi hôi thối và đảm bảo điều kiện trước khi xả ra môi trường. Vì vậy, ở Hồng Vân không có tình trạng nước sản xuất tràn ra mặt đường hay cống thoát nước bị ứ đọng do chất thải rắn.

Ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc HTX Hoa, cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân cho biết: Đến với Hồng Vân là đến với một miền xanh, trong lành và dễ chịu cho dù nơi đây cách trung tâm Thành phố Hà Nội chưa đến 20km. Không chỉ phát triển nghề sinh vật cảnh, xã Hồng Vân còn xây dựng gần 20 mô hình du lịch sinh thái, trải nghiệm. Hầu như gia đình nào trong xã cũng dành một khoảng sân vườn để trồng cây xanh, cây cảnh nên Hồng Vân như một “máy điều hòa” thiên nhiên vào mùa hè, người dân cũng vì thế mà ít phải sự dụng các thiết bị làm mát, tiết kiệm điện năng hơn.

Nguyễn Văn Công

Tin liên quan

Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

LNV – Mô hình du lịch nông nghiệp của HTX Chè Suối Reo tận dụng lợi thế của đồi chè rộng lớn của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) để thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây là cơ hội để quảng bá nét đẹp thiên nhiên và sản phẩm nông sản chất lượng của địa phương.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.

Tin mới hơn

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch

OVN - Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh không chỉ góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, mà còn giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm về giá trị văn hóa địa phương.
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP

OVN - Năm ngoái, lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP thành công ngoài mong đợi. Năm nay, Thành phố tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024 với quy mô lớn hơn.
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

OVN - Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề

LNV - Thông qua Chương trình OCOP, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống.
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP

LNV - Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh Quảng Bình đã ưu tiên bố trí nguồn vốn 11,7 tỷ đồng để triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Sáng 22-10, UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.

Tin khác

Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam

LNV - Ngày 27/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA), Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) tổ chức Lễ biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (Industrie 4.0 Awards) lần thứ ba, năm 2024. Tại Chương trình, HTX trà an toàn Phú Đô vinh dự được biểu dương TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam, với hạng mục: Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0.
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch

LNV - Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín vừa phối hợp tổ chức khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội).
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, Hội đồng OCOP huyện Sơn Hòa đã tổ chức họp đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 1 năm 2024.
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề

LNV - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang năm 2024 được tổ chức từ ngày 4- 5/10 tại Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, là một sự kiện quan trọng nhằm quảng bá nông sản và di sản văn hóa địa phương, hưởng ứng “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.”
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sản phẩm đặc trưng OCOP và bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Chương trình OCOP.
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các làng nghề, nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, từng bước nâng vị thế, giá trị sản phẩm.
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP

OVN - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm đặc sản địa phương, huyện Vĩnh Thạnh phát triển và nâng cấp nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.
Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

Thanh Hoá: Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm

OVN - Thông qua phát triển mô hình quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch trải nghiệm không chỉ bảo tồn, giới thiệu được các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của địa phương mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

Phú Yên: Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba

LNV - UBND xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm Làng nghề đan lát Vinh Ba, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo hướng đa dạng hóa sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

Thanh khiết hương vị thiên nhiên trong rượu Cổ Đô truyền thống

OVN - Làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn nổi tiếng với nghề dệt lụa, làm bún và nấu rượu từ thời vua Hùng. Nhằm tiếp nối nghề truyền thống của quê hương, đến nay, rượu Cổ Đô đã được xây dựng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Bắc Giang: Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP của tỉnh đã khẳng định vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế. Để tiếp tục đưa sản phẩm vươn xa, Bắc Giang thực hiện nhiều giải pháp trợ lực nâng chất lượng sản phẩm, qua đó giúp các chủ thể ở nông thôn nâng cao thu nhập.
Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

Nghề nuôi ong lấy mật ở Thọ Văn có sản phẩm chất lượng OCOP 3 sao

OVN - Từ địa hình nhiều đồi núi, sẵn nguồn thức ăn tự nhiên từ các loại hoa, HTX dịch vụ thủy lợi Thọ Văn (xã Thọ Văn, huyện Tam Nông, Phú Thọ) đã xây dựng được dòng sản phẩm mật ong chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến

Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến

nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024

Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024

LNV - Sáng ngày 28/10, Sở Công thương TP. Hà Nội phối hợp với đơn vị liên quan khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất – tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.

Kiên Giang: Trên 9,97 tỷ đồng thực hiện đề án khuyến công

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện đề án khuyến công quốc gia điểm “Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đầu tư phát triển chế biến nước mắm giai đoạn 2022-2024”
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2024 - 2029

LNV - Sáng 26/10/2024, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2029 với định hướng: “Doanh nghiệp và Doanh nhân huyện Hoài Đức đoàn kết tốt, làm kinh tế giỏi, góp sức xây dựng huyện sớm trở thành quận Hoài Đức”. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh được bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức.
Khuyến công Bắc Giang: Hỗ trợ thiết bị trong sản xuất rượu men lá truyền thống

Khuyến công Bắc Giang: Hỗ trợ thiết bị trong sản xuất rượu men lá truyền thống

LNV - Vừa qua, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại phối với Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương), Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Sơn Động, UBND xã Vĩnh An nghiệm thu đền án “Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất rượu men lá truyền thống Như Bảo” của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Thương Mại An Lập.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động