Để làng nghề phát triển bền vững
Trong xu thế phát triển chung của thế giới, điều kiện phát triển các làng nghề của Việt Nam đã được phát triển hơn với sự hội nhập sâu của cả nước với thế giới. Mặc dù Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi cho làng nghề phát triển nhưng thời gian qua, các làng nghề chưa có được những kết quả xứng với tiềm năng cũng như vai trò của nó trong đời sống người làm nghề. Giá trị hàng hóa từ các sản phẩm làng nghề chưa cao. Thu nhập từ làng nghề truyền thống không thu hút, hấp dẫn người lao động đặc biệt là các thế hệ trẻ tiếp nối nghề.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển của Thành phố, hiện nay, số lao động tay nghề cao chỉ chiếm hơn 10% trong tổng số lao động làng nghề. Trong khi các nghệ nhân cao tuổi ngày càng giảm dần, lớp lao động trẻ có thế mạnh là năng động, nhanh nhạy nắm bắt được xu thế mới, ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, lại không mặn mà với nghề truyền thống và có xu hướng dịch chuyển sang ngành nghề, lĩnh vực khác với thu nhập hấp dẫn hơn. Thực trạng thiếu lao động có tay nghề cao dẫn đến sản phẩm của làng nghề truyền thống khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế. Việc duy trì, bảo tồn và phát triển các làng nghề của Hà Nội có vai trò quan trọng trong thu hút tạo việc làm cho lao động khu vực ngoại thành.
Là địa bàn có nhiều làng nghề đang phát triển, Hà Nội đang nỗ lực để hoạt động của các làng nghề phát triển bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho lao động nông thôn. Việc đào tạo nghề gắn với ứng dụng công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người lao động, thu hút sự tham gia của lớp lao động trẻ.
Việc nâng cao tay nghề và đào tạo thợ giỏi sẽ nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường là bài toán mà các doanh nghiệp, các làng nghề không chỉ ở Hà Nội mà trên cả nước đang phải tìm được lời giải để phát triển phù hợp với tình hình hoạt động thực tế. Việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho lao động phải xuất phát từ đặc điểm nhu cầu sản xuất của các làng nghề. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm bảo đảm việc làm cho người lao động sau đào tạo.
Trong bối cảnh thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia, đặt ra nhu cầu cấp thiết đối với các cơ sở sản xuất làng nghề trong nước phải có đội ngũ nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, sáng tạo, tạo ra các sản phẩm với sự đa dạng, phong phú về mẫu mã và giá trị sử dụng... Đáp ứng yêu cầu đó, các chính sách của Nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để các làng nghề phát triển và hỗ trợ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển và hội nhập bền vững các làng nghề.
Theo ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương muốn duy trì và phát triển được những làng nghề truyền thống thì các hiệp hội và các cơ quan quản lý cần hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tại các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn nắm bắt được các cơ chế chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chính quyền các địa phương cần quan tâm lắng nghe, chỉ đạo để phát triển kinh tế làng nghề lành mạnh; Quan tâm phát triển kinh tế hợp tác để liên kết trong sản xuất giúp giải quyết các khó khăn của nhân dân. Các cơ quan quản lý cần tách biệt giữa ngành nghề ở nông thôn với các làng nghề truyền thống để từ đó hoạch định lại, có cơ chế chính sách để giúp nhân dân định hình được hướng đi phù hợp.
Bài và ảnh: Ninh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch
11:56 | 11/07/2025 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam
09:49 | 25/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 | 23/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề
09:39 | 09/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề
09:18 | 30/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 | 23/05/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 | 13/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế