Đau đáu giữ nghề làm đàn Đào Xá
Cánh cổng cổ hình loan phượng đã rêu phong là bằng chứng cho một thời huy hoàng của dòng họ Đào vùng Đông Lỗ.
Ông Đào Ngọc Soạn năm nay 80 tuổi là người đã có thâm niên 44 năm trong nghề và là người duy nhất vinh dự được phong tặng nghệ nhân ưu tú làm đàn của làng Đào Xá. Năm 1978, sau khi xuất ngũ trở về, ông Soạn được cụ thân sinh uốn nắn, chỉ dạy cho nghề làm đàn. Ông cũng là nghệ nhân làm đàn cao tuổi nhất của làng Đào Xá.
Theo ông Soạn, Đào Xá vốn chỉ biết làm lúa, trồng ngô ven bãi sông Nhuệ. Nhưng 200 năm trước, cụ Đào Xuân Lan đã đem nghề làm đàn về làng dạy cho con cháu. Khi ấy, các ông tây bà đầm xuất hiện ở nước ta đã kéo theo thứ nghề vốn rất hàn lâm này.
Nghệ nhân ưu tú Đào Ngọc Soạn
Cụ Lan lúc ấy là thợ mộc, chuyên đi đóng đồ cho các gia đình người Pháp. Mỗi lần như vậy, cụ lại được nghe những tiếng đàn da diết do trẻ em Pháp tập luyện. Tiếng Măng– đô – lin hòa âm với Anto dịu dàng, lúc lại như thúc giục khiến người thợ mộc cứ tò mò lẫn phấn khích.
Người thợ mộc quê mùa ấy muốn có một chiếc đàn cho riêng mình. Nhưng dù có khéo tay mầy mò nhưng vẫn chỉ thất bại vì đàn đánh chẳng có giai điệu, âm sắc nào ra hồn. Đưa cho đứa bé tây đánh thử, nó dè môi chê trách. Mấy lần suýt nản chí nhưng nghĩ đến con cháu thân thuộc ở quê Đào Xá đang thiếu thốn đủ thứ, chỉ mong có cái nghề kiếm ra miếng ăn nên cụ Lan lại lao tâm khổ tứ tầm sư học đạo.
Người thợ mộc ấy đã cuốc bộ theo chân nhóm buôn hàng sang Trung Quốc và đến một con phố nhỏ ở Thượng Hải học nghề làm đàn. Mấy năm trời ròng rã, người thanh niên Đào Xuân Lan học được cách làm của hơn 13 loại đàn khác nhau. Từ các loại đàn của phương Tây đến các đàn cổ truyền của Trung Quốc, cụ Lan đều sành.
Khi về làng, cụ gọi tất tần tật con cháu họ Đào đến rồi truyền dạy tỉ mỉ. Từ cách làm đàn cho người tây đến cách làm đàn cho người Việt. Từ vật liệu đến cách nghe âm điệu đều được cụ dạy bảo cho thành thục.
Nghệ nhân Đào Ngọc Soạn là người duy nhất làng Đào Xá được tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.
Thoáng cái đến nay đã 200 năm có lẻ từ khi họ Đào gắn bó với cái nghề này. Dẫu có lúc thăng, lúc trầm nhưng để nghề tồn tại được đến nay thì chao ôi bao nhiêu là kỳ tích lẫn những buồn vui khổ cực. “Vì thế mà trước khi ông cụ thân sinh của tôi nhắm mắt, tôi đã hứa đến chết mới bỏ nghề”, ông Soạn rưng rưng.
Đàn Đào Xá ngân xa
Theo ông Soạn, ngay từ khi ông tổ nghề Đào Xuân Lan dạy cho con cháu thứ nghề lạ lẫm này, những cây đàn đầu tiên“xuất làng”đã tạo được thương hiệu. Những ông tây bà đầm đến các giáo sư hàn lâm âm nhạc Pháp có mặt ở Việt Nam đều rất thích.
Họ bắt đầu đặt hàng làng Đào Xá làm những cây đàn tốt nhất. Từ ghita, Măng – đô– lin, Anto đến Bănggio đều được các thợ lành nghề họ Đào chế tác một cách cẩn thận. Đến những năm 1880, hầu hết các loại đàn có mặt trên đất nước ta đều là do thợ Đào Xá làm ra.
Tiếng đàn Đào Xá còn ngân xa tới tận các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ, Ý… Bởi với người phương Tây lúc bấy giờ, chỉ có đàn Đào Xá mới là món quà sang trọng và ý nghĩa nhất khi từ Á Châu trở về. Và vì thế, số lượng con cháu họ Đào tham gia làm nghề lên tới hàng trăm người lớn nhỏ.
Thời kỳ sau này, khi âm nhạc nước ta phát triển, đàn Đào Xá đã trở thành một thương hiệu không thể thay thế. Các đoàn văn công xưa như Hoa Mai, Lúa Mới, đoàn ca múa nhạc Trung ương đều dùng đàn của Đào Xá trong các dịp biểu diễn.
“Đàn của Đào Xá không những bền đẹp mà còn chuẩn về âm thanh. Tây họ sành đàn lắm, mình làm không đạt chuẩn không bao giờ họ mua. Vả lại, ở Việt Nam không có bất cứ ngôi làng nào sản xuất đàn theo lối gia truyền nên mình cũng phải giữ thương hiệu cho làng”, ông Soạn chia sẻ.
Hiện nay, trong nhà của ông Soạn trưng bày hàng trăm loại đàn khác nhau. Có những cây đàn cổ hàng trăm năm tuổi được bảo quản kỹ lưỡng, bởi ông vốn xem chúng như báu vật gia truyền.
Ông Soạn trăn trở, nghề làm đàn đã mai một đi nhiều. Thanh niên không ai theo nghề gia truyền nữa. Cả làng bây giờ cũng chỉ còn dăm ba nhà giữ nghề. Là người cao tuổi nhất trong làng còn theo nghề nên tôi phải có trách nhiệm bảo vệ và phát huy nó. Vì đây không chỉ đơn thuần là một nghề mà hơn thế còn là nét văn hóa đặc trưng lâu đời của quê hương. Tôi chỉ có mong muốn duy nhất lúc này là dạy được nghề cho nhiều người biết làm đàn, được như thế là tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”, ông Soạn bộc bạch.
Lam Nhã
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường