Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
30 năm tâm huyết với đèn Trung thu truyền thống
![]() |
Ông Trương Viết Dũng giới thiệu nhiều mẫu đèn Trung thu truyền thống do ông tự tay chế tạo. |
Nếu mọi năm, vào dịp tháng 8 âm lịch ông Trương Viết Dũng bận rộn làm đèn và chở đi khắp các con phố để bán thì năm nay ông đã hoàn thành công việc từ sớm, sẵn sàng ở nhà đón khách và vui vẻ giới thiệu các sản phẩm của mình tại ngõ 25 Lý Tự Trọng, phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh. Ông hân hoan chia sẻ câu chuyện của mình đến với nghề làm đèn Trung thu rằng: “Sau khi đi bộ đội, ông về quê làm công việc kinh doanh và đạt nhiều thành công. Tuy nhiên, vốn là một người yêu thích văn thơ và nghệ thuật nên ông dần chuyển sang làm các sản phẩm thủ công truyền thống. Từ năm 1998, ông bắt đầu theo đuổi công việc làm đèn Trung thu cho các cháu thiếu nhi.”
Ban đầu, ông Dũng chủ yếu làm đèn ông sao và đèn cá chép có thiết kế đơn giản để các em nhỏ rước đèn vào mỗi đêm rằm. Qua mỗi năm, ông đều chịu khó tìm tòi để cải tiến sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường nhưng vẫn giữ nét đẹp truyền thống.
![]() |
Đèn ông sao kích thước lớn được sử dụng trong các lễ hội rước đèn đêm rằm Trung thu. |
Đến nay, đèn ông sao của ông Dũng có nhiều kích cỡ từ loại nhỏ cầm tay đến đèn dài hàng mét để phục vụ lễ rước đèn đêm rằm. Đèn của ông vẫn làm từ tre và các loại giấy phổ biến nhưng được thiết kế chắc chắn và bắt mắt. Đèn ông sao không có tua rua mà bên ngoài được làm tròn trịa thể hiện khuôn trăng ngày rằm, bên trong là ngôi sao màu sắc lấp lánh. Với loại đèn nhỏ cầm tay ông thiết kế để gắn đèn điện tử vào trong thay vì gắn nến sẽ an toàn hơn cho các em nhỏ. Còn đèn ông sao lớn đều có thể gắn nến hoặc đèn điện tử tùy theo sở thích của mỗi người.
“Đặc biệt là đèn ông sao lớn của tôi luôn có hình ảnh Bác Hồ được in sắc nét và dán ở giữa ngôi sao. Đây là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, Bác Hồ từng viết rằng: Tết Trung thu là Tết của các cháu. Trăng thu soi xuống các cháu êm ái như một người mẹ hiền… Từ ngày nước ta được độc lập, các cháu ăn Tết thật vui vẻ. Tôi mong muốn gợi nhắc thế hệ thiếu niên, nhi đồng cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xứng đáng với danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” như lúc sinh thời Người mong ước”, ông Trương Viết Dũng chia sẻ.
![]() |
Đèn Trung thu với đa dạng mẫu mã hứa hẹn mang lại không khí Trung thu rộn ràng hơn. |
Không dừng lại ở đó, năm nay, xưởng sản xuất đèn của ông Dũng cũng có nhiều sự đổi mới với các sản phẩm đèn linh vật, ngoài đèn cá chép còn có thêm hình cá chép hóa rồng, con gà, con thỏ… Thân hình của con vật được làm dạng cố định nhưng những chi tiết như chân, đuôi, mắt, đầu lại có sự hoạt động nhẹ nhàng thể hiện một tác phẩm sinh động và có hồn. Điều này là ý tưởng độc đáo của ông Dũng giúp đèn Trung thu truyền thống hấp dẫn hơn. Cùng với đó, mỗi linh vật đều được ông Dũng gắn với những câu chuyện riêng có tính văn hóa lịch sử dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện có phần hài hước, vui vẻ phù hợp với tinh thần Tết Trung thu của các em nhỏ, giúp các bé dễ hiểu, dễ nhớ.
Đèn Trung thu truyền thống thân thiện với môi trường
![]() |
Sản phẩm đèn Trung thu có ý nghĩa thiết thực về văn hóa và mang thông điệp bảo vệ môi trường. |
Nếu đèn ông sao được làm từ các nguyên liệu mới hoàn toàn thì đèn linh vật lại có ý nghĩa môi trường rất tốt, ông Dũng tự hào khi lồng ghép được thông điệp tái chế và bảo vệ môi trường vào sản phẩm để truyền tải tới các em nhỏ và mọi người trong lễ rước đèn. Ông sử dụng vỏ bánh kẹo để cắt dán và tạo hình nên các con vật, mỗi mảnh bìa có màu sắc khác nhau thông qua sự kết hợp khéo léo của ông đã tạo nên tổng thể hài hòa, bắt mắt, nếu chỉ nhìn qua không thể biết đây là sản phẩm tái chế.
Chia sẻ về điều này, ông Trương Viết Dũng hào hứng nói: “Tôi hy vọng mỗi chiếc đèn Trung thu của mình mang được nhiều giá trị đến người sử dụng, đèn Trung thu vừa có ý nghĩa lịch sử vừa mang thông điệp của cuộc sống hiện đại. Sự phát triển của công nghệ đã phần nào làm con trẻ quên đi nét đẹp văn hóa truyền thống, vì vậy thông qua những chiếc đèn này sẽ một phần giữ lại sự mộc mạc của Tết Trung thu xưa.”
Số lượng đèn chế tác mỗi mùa Trung thu do ông Dũng làm ra khoảng hơn 100 chiếc đèn ông sao và đèn linh vật đa dạng kích thước. Mặc dù phải vất vả trong nhiều ngày mới làm ra một sản phẩm đèn nhưng ông Dũng lại rất vui mừng khi công việc này giúp ông thỏa mãn đam mê và giữ được nghề truyền thống, đặc biệt là thu hút được sự quan tâm của mọi người ở nhiều nơi tìm đến. Năm nào ông cũng bán hết các loại đèn, được khách hàng gần xa gọi điện đặt trước. Đèn Trung thu của ông được các cơ quan đoàn thể, trường học, gia đình sử dụng vào các hoạt động vui chơi trước và trong lễ rước đèn đêm rằm tháng tám.
![]() |
Người dân Hà Tĩnh tìm mua những chiếc đèn Trung Thu truyền thống của ông Dũng. |
Anh Trần Văn Minh, một khách hàng tìm đến mua đèn Trung thu của ông Dũng chia sẻ: "Năm nào chúng tôi cũng tới đây đặt mua đèn của ông Dũng để phục vụ cho các hoạt động Trung thu, đèn của ông nổi bật hơn các sản phẩm trên thị trường lại có ý nghĩa truyền thống nên ai cũng yêu thích."
Để có hàng trăm chiếc đèn Trung thu phục vụ cho khách hàng, mỗi năm ông Trương Viết Dũng sẽ bắt đầu làm đèn từ tháng 10 âm lịch đến hết rằm tháng 7 âm lịch. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm: tre, dây buộc, các loại giấy dán trang trí, keo nến… Sau khi dùng tre tạo khung sườn thì ông Dũng sẽ lựa chọn màu sắc và chất liệu phù hợp để tỉ mỉ gắn lên từng mảng. Nguyên liệu để chế tạo một chiếc đèn Trung thu lớn chỉ có giá khoảng 100.000 đồng nhưng ông Dũng sẽ mất từ 2-3 ngày để hoàn thành. Với phần khung sườn đòi hỏi độ chắc chắn và chính xác còn phần dán trang trí thì ông phải ngồi trong phòng kín, không có gió để chú tâm làm việc trong nhiều giờ.
![]() |
Tạo ra một chiếc đèn Trung thu truyền thống đòi hỏi người thợ phải dành nhiều thời gian, công sức và tâm trí trong khi thu nhập mang lại không cao, đây là thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát triển nghề làm đèn Trung thu nói riêng và nghề truyền thống nói chung. Nhưng với ông Dũng, làm đèn Trung thu là công việc đam mê, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa, ông sẵn sàng truyền nghề cho những ai có cùng sở thích để lan tỏa nghệ thuật truyền thống./.
Tin liên quan

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 | 25/09/2023 Tin tức
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân