Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.
Hiệp hội làng nghề Việt Nam xây dựng mục tiêu đưa Hiệp hội trở thành mái nhà chung của làng nghề Việt
Hiệp hội làng nghề Việt Nam xây dựng mục tiêu đưa Hiệp hội trở thành mái nhà chung của làng nghề Việt

PV: Năm 2024 là năm có nhiều dấu ấn đối với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, vậy ông có đánh giá gì về năm vừa qua và trong năm mới 2025, Hiệp hội có những kế hoạch gì nổi bật không, thưa ông?

Ông Trịnh Quốc Đạt:

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện cho hội viên làng nghề trong cả nước. Năm 2024 Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, (nhiệm kỳ 2024-2029).

Hiệp hội làng nghề cũng đã vận động nhiều làng nghề, hội viên tích cực thi đua sản xuất, hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng Đại hội V vào giữa tháng 8/2024 vừa qua. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng các hội viên của Hiệp hội có rất nhiệt tình đóng góp về tinh thần, vật chất để góp sức vào sự thành công của Đại hội V.

Điểm nổi bật ở Đại hội V vừa qua là sự kết hợp đại hội với chương trình vinh danh các danh hiệu làng nghề nhằm tạo nên không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sự lao động sáng tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề của các nghệ nhân, thợ giỏi trên cả nước.

Phải nói rằng, từ sau Đại hội V, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng như các cơ sở, hội viên làng nghề đã có những chuyến biến mạnh mẽ. Các hoạt động như được thổi một luồng gió mới, được tiếp thêm sức mạnh để phát triển.

Các làng nghề hoạt động rất mạnh như: Bát Tràng, Vạn Phúc, các làng nghề của huyện Thường Tín (Hà Nội), gỗ La Xuyên (Nam Định), làng nghề ở Thanh Hoá, Nghệ An. Ở miền Trung có làng nghề ở các địa phương như Huế, Quảng Ngãi tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm... Hay Văn phòng TP.HCM hoạt động rất sôi nổi, hàng tuần có thực hiện giao ban và đẩy mạnh các hoạt động của làng nghề, phong trào thi đua của Hiệp hội…

Trong năm 2025, Hiệp hội sẽ cố gắng kết nối với các cơ quan chuyên môn về thương mại điện tử để tổ chức nâng cao nghiệp vụ bán hàng trên không gian mạng cho doanh nghiệp làng nghề nhỏ và vừa; Hiệp hội cũng sẽ làm việc với Bộ KH&ĐT để mở lớp quản trị doanh nghiệp hoặc khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề. Đồng thời hướng tới nâng cao kỹ năng tay nghề cho nghệ nhân, thợ giỏi, ngoài tổ chức vinh danh nghệ nhân thường xuyên, năm 2025 Hiệp hội sẽ tổ chức cuộc thi tay nghề Nghệ nhân Bàn tay vàng, nhằm khuyến khích nghệ nhân, thợ giỏi sáng tạo, nâng cao tay nghề ..

Đoàn lãnh đạo Hiệp hội đã tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vinh dự là 1 trong 51 tổ chức Hội được MTTQ Việt Nam công nhận là thành viên và có 4 hội viên của Hiệp hội tham gia uỷ viên Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029. Đóng góp ý kiến cho dự thảo phương hướng hoạt động của MTTQ năm 2025.

Ngoài ra, lãnh đạo Hiệp hội còn tham dự các cuộc họp của Bộ Văn hóa tại Đà Nẵng về việc thực hiện chỉ thị số 30 của Chính phủ đẩy mạnh Công nghiệp Văn hóa, cuộc họp tại Hà Nội về việc góp ý kiến về Chiến lược phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược xác định 12 ngành công nghiệp văn hoá, trong đó thủ công mỹ nghệ là ngành mũi nhọn của công nghiệp văn hoá. Hiện nghề thủ công mỹ nghệ hiện chiếm hơn nửa tổng số làng nghề của Việt Nam (Cả nước hiện có hơn 5000 làng nghề và làng có nghề).

Phóng viên: Trong hoạt động của nhiệm kỳ mới này có gì nổi bật không, thưa ông?

Ông Trịnh Quốc Đạt:

Từ sau Đại hội V đến nay (nhiệm kỳ 2024-2029), ban thường vụ của Hiệp hội đã chỉ đạo làm được nhiều việc trọng tâm như tổ chức lại văn phòng; Gắn kết hoạt động với các bộ ngành và các địa phương …; Lãnh đạo Hiệp hội cũng thường xuyên tham gia các hoạt động của làng nghề nhằm động viên lãnh đạo, hội viên làng nghề; Củng cố tổ chức các Văn phòng đại diện các vùng, miền, các Viện, Trung tâm trực thuộc.

Một trong những hoạt động nổi bật trong nhiệm kỳ này là đẩy mạnh công tác phát triển Hội viên đặc biệt phát triển Hội viên tại các làng nghề chưa tham gia Hiệp hội; Thúc đẩy, tư vấn cho các tỉnh có làng nghề thành lập Hội làng nghề trực thuộc UBND các tỉnh nhưng là thành viên của Hiệp hội hoặc thành lập các Chi hội làng nghề trực thuộc Hiệp hội… để đúng nghĩa “cánh tay nối dài” của Hiệp hội ở các khu vực, qua đó thúc đẩy việc phát triển hội viên và lan tỏa uy tín, sự ảnh hưởng của Hiệp hội.

Trong nhiệm kỳ mới 2024-2029, cộng đồng làng nghề cũng sẽ bước sang thời kỳ mới để phù hợp với quá trình phát triển của đất nước, tập trung nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh, khẳng định và nâng cao giá trị văn hóa, du lịch trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, đáp ứng yêu cầu cao hơn của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong nhiệm kỳ mới này, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nỗ lực thực hiện 6 chương trình đề ra: Chấn hưng và phát triển làng nghề; văn hóa du lịch làng nghề; xúc tiến thương mại, thông tin, đối ngoại…

Phóng viên: Năm nay là năm thứ 3 thực hiện Quyết định 801- QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam sẽ triển khai những hoạt động gì để thực hiện Quyết định này thưa ông?

Ông Trịnh Quốc Đạt:

Trong nhiệm kỳ mới, Hiệp hội tập trung triển khai những hoạt động trọng tâm. Trong đó, triển khai Chương trình hành động thực hiện Quyết định 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030” và Chiến lược Bảo tồn và Phát triển làng nghề. Cụ thể, xây dựng quy hoạch tổng thể các làng nghề truyền thống trong phạm vi cả nước; xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống; xây dựng nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống; phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, đưa văn hóa Việt, sản phẩm làng nghề Việt ra quốc tế. Chú trọng tăng cường hợp tác với những mối quan hệ truyền thống và mở ra những mối quan hệ quốc tế mới.

Trong Nghị quyết của Đại hội 5 có nội dung tiếp tục thực hiện Quyết định 801 của Thủ tướng Chính phủ. Nó nằm trong 6 tiêu chí hoạt động của Hiệp hội đề ra. Đó là chấn hưng và phát triển làng nghề; văn hóa du lịch làng nghề; xúc tiến thương mại, thông tin, đối ngoại…

Một trong những công tác quan trọng của Hiệp hội là công tác phản biện xã hội. Hiệp hội coi trọng việc tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước trong công tác bảo tồn và phát triển làng nghề.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng rất chú trọng với các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại. Như phối hợp với các Bộ và các địa phương tham gia tổ chức các Hội chợ, Triển lãm sản phẩm làng nghề, tuyên truyền vận động các doanh nghiệp làng nghề, các nghệ nhân, hội viên làng nghề tham gia Hội chợ, Triển lãm để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường; kết nối cung cầu giữa các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ…

Hiệp hội đã liên hệ chặt chẽ với cơ quan Tham tán thương mại của ĐSQ Việt Nam ở nước ngoài để gửi Catalog về hàng thủ công mỹ nghệ, nhằm giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề đến các nước, tạo cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm làng nghề. Ngoài ra, Hiệp hội còn kết nối với Hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Ấn Độ, giao thương, tham gia Hội chợ hai nước để mở rộng thị trường.

Hiện công tác bảo tồn, phát triển làng nghề đang rất được Đảng và Nhà nước quan tâm. Theo đó, làng nghề đã được đưa vào 2 chương trình lớn đó là Quyết định 801 của Thủ tướng Chính phủ về bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam và đẩy mạnh công nghiệp văn hoá, trong đó thủ công mỹ nghệ là mũi nhọn. Vậy nên sẽ có nhiều chế độ, chính sách phù hợp để tạo đà phát triển làng nghề.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thực hiện Đài Thanh

Tin liên quan

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai

Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai

LNV - Một cuốn tiểu thuyết có tính tự sự viết về gia đình dày hơn 700 trang mô tả một thời đại lịch sử đầy gian nan và khó khăn, vất vả của dân tộc. Đó là giai đoạn kháng chiến chống Pháp, hoà bình lập lại, cải cách ruộng đất rồi đánh Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội khi đất nước thống nhất. Nó có thời gian dài bằng chiều dài của một đời người. Nhưng đặc biệt là người viết không phải là nhà văn chuyên nghiệp, mà là nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường trung cấp Chế biến gỗ Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025

LNV - Từ ngày 22 đến 27-12, tại 33 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội), Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức "Phiên chợ nông sản tiêu biểu, chất lượng cao và sản phẩm OCOP" mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Tin mới hơn

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.

Tin khác

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

LNV - Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

LNV - Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo, nhân dịp đầu năm mới 2025, từ ngày 02- 5/01, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa

LNV - Vào sáng ngày 11/01/2025 (tức ngày 12 tháng 12 âm lịch), người dân làng Trạch Xá (xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Nghề May để tưởng nhớ công đức của bà Nguyễn Thị Sen - Thánh Tổ Nghề May và chào mừng làng nghề may truyền thống Trạch Xá đón nhận di sản văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia năm 2024.
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."

LNV – Thực hiện quyết định của Sở Công thương Hà Nội, tối 10/1/2025, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội phối hợp Câu lạc bộ làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm

Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm

LNV - Nhờ định hướng kết hợp phát triển du lịch với nông nghiệp, lấy cây cà phê làm điểm nhấn để quảng bá và bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào M’Nâm, làng Kon Chênh ở xã Măng Cành (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) đang trở thành một trong những “điểm sáng” trên bản đồ du lịch cộng đồng Việt Nam.
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ

Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ

LNV - Công ty CP bánh mứt kẹo Bảo Minh là một trong những thương hiệu hàng đầu về sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam, nổi bật với các dòng sản phẩm truyền thống và hiện đại. Kế thừa và phát triển tinh hoa ẩm thực các làng nghề, Bảo Minh đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm: bánh cốm, bánh phu thê, bánh nướng, bánh dẻo… từ những năm đầu khởi nghiệp. Với sự lớn mạnh không ngừng, Bảo Minh đã xây dựng hai nhà máy sản xuất quy mô, hiện đại đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh đang nỗ nực chinh phục thị trường trong nước và vươn mình ra thế giới.
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

LNV - Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động