Có còn lách cách thoi đưa
Nhanh tay đem bán, ai sành thì mua”
La Khê là một trong những làng cổ với lịch sử lâu đời từ thế kỷ thứ 5. Nghề thủ công truyền thống làm the lụa một thời đã vang danh mảnh đất này với câu truyền tụng trong dân gian: “The La, lụa Vạn,
chồi Phùng”.
Làng La Khê hay Làng La Ninh là một làng nghề cổ thuộc xã Văn Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Làng nổi tiếng với nghề dệt the lụa từ thế kỷ 17, và có tên trong tập “Tứ quý danh hương” (Mỗ - La - Canh - Cót). Làng La Khê được hình thành từ thế kỷ thứ 5, ban đầu làng có tên La Ninh (“La” là lụa, “Ninh” là sự thịnh vượng, lâu bền).
Tục truyền rằng, đến đời vua Minh Mạng (1820-1841), có viên cai đội mãn hạn lính nhà Nguyễn, tên là Trần Quý, tìm thấy được mảnh gấm nước ngoài dệt tinh xảo, liền mày mò nghiên cứu xem xét, tìm ra được bí mật trong cách dệt gấm vóc của nước ngoài, bèn cùng một số thợ bạn trong làng bàn cách cải tiến việc dệt gấm vóc và cuối cùng nhóm thợ làng La Khê này đã dệt được một tấm gấm tinh xảo không kém tấm gấm mẫu. Từ đó, làng La Khê có thêm nghề dệt gấm, Trần Quý thành ông tổ dệt gấm của làng.
Nghề dệt the ở La Khê phát triển mạnh, không những cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang châu Âu. Đầu thế kỷ 20, các nghệ nhân làng nghề còn được phong cửu phẩm, bá hộ, thêm vào đó the làng La còn được mang triển lãm ở thành phố Paris.
Trải qua thời gian, các sản phẩm của làng nghề ngày càng sắc sảo, chất lụa đẹp, nhẹ, bền và tinh tế, lại đa dạng các mặt hàng sản phẩm như: các tấm sa màu, vải bông, khăn mặt, thảm đay,…Các sản phẩm ở đây từ cung cấp cho kinh thành đã lan rộng hơn đến các địa phương nhỏ và vùng lân cận và thậm chí là xuất khẩu sang các nước châu Âu. Các sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm vóc của La Khê được thiết kế những họa tiết, hoa văn tinh xảo. Và các mặt hàng như: lụa bạch, lụa vân, dệt sa màu có lẽ chỉ có thể tìm thấy ở đây. Người thợ La Khê cũng đã sáng tạo được ngày càng nhiều những mẫu hoa văn cầu kì, cách điệu từ những hình tượng văn hóa dân gian như: long , ly, quy, phượng hay tùng, cúc, trúc, mai rất độc đáo.
Cái khác biệt của làng lụa La Khê với làng lụa Vạn Phúc là: làng La Khê xưa chuyên nghề dệt sa màu và các thứ lụa bạch, lụa vân; còn làng cổ Vạn phúc thì nổi tiếng với thứ lụa gấm lâu đời (tương truyền có từ thời Cao Biền).
Cũng như nhiều làng nghề khác, làng dệt the La Khê cũng đã có giai đoạn lắng xuống khi mà các sản phẩm mới tiện lợi ra đời ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Việc dệt the truyền thống đã từng bị mai một, chìm vào quên lãng. Nhưng sau những nỗ lực phục dựng cùng với sự chỉ dạy của các nghệ nhân, sự tâm huyết của những người trẻ yêu nghề thì làng nghề đã dần dần hoạt động trở lại, cung cấp những sản phẩm tinh xảo cho thị trường.
Đến với làng nghề, bạn không chỉ được hòa mình vào cảnh quan làng quê thanh bình, tươi đẹp mà hơn hết là được tận mắt chứng kiến và tìm hiểu về từng quy trình, công đoạn làm ra một sản phẩm từ go, sợi, lên máy, dựng máy đến thăm go, sô nan và đục bìa (vẽ hoa).
Khi đến La Khê, để hiểu về văn hóa và đời sống tâm linh của làng nghề truyền thống này là đình La Khê, nơi thờ hai vị Thành Hoàng là “Hắc Diện đại vương” và “Tiên Thiên Bảo Hoa công chúa”, ngoài ra còn có các tấm bia thờ các vị tổ sư nghề dệt. Việc thờ cúng các vị Thành Hoàng cũng như các ông tổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các làng nghề truyền thống, đó là nơi những người dân nơi đây gửi gắm niềm hi vọng được sống sung túc, niềm tin vào sự phát triển lâu bền của nghề dệt the.
Nơi đây với những không khí rất riêng của làng nghề. Hàng năm, dân làng tổ chức các lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn của các bậc thần nhân. Phần lễ, dân làng dâng lên các vị các vật tế gồm xôi thịt, hàng mã, tổ chức rước kiệu linh đình… Bên cạnh phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: đấu cờ tướng, bóng bàn, đấu võ, chọi gà, ném vòng cổ chai,…
Mặc dù làng nghề La Khê đã không còn hoạt động sôi nổi như trước kia nhưng đây vẫn là một làng nghề lâu đời, in dấu ấn của một nền văn hoá thủ công xa xưa. Đến đây bạn sẽ được tìm hiểu thêm về nghề dệt truyền thống của đất nước, hiểu được những tinh hoa văn hóa lao động của người Việt và góp phần bảo tồn một nét đẹp văn hóa đã bị mai một.
Thế nhưng, nghề dệt truyền thống với những sản phẩm quý, hiếm vừa nhen lên đã lại có nguy cơ chìm vào quên lãng. Nằm ngay cạnh cụm di tích Đình – Chùa – Bia Bà La Khê nổi tiếng, nhưng khác xa với không khí tấp nập bên ngoài, xưởng dệt của HTX dệt the La Khê nằm im lìm như chưa hề tồn tại. Những chiếc máy dệt the nhộn nhịp ngày nào giờ chỉ còn là đống gỗ ngổn ngang. Theo lời dân làng, the lụa là mặt hàng rất kén người dung, giá thành nguyên liệu cao, lại dệt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên giá bán khi đưa ra thị trường khá cao. Do vậy, gần như mặt hàng the không cạnh tranh được với các mặt hàng dệt khác. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, xã viên không có việc làm… chính là nguyên nhân HTX ngừng hoạt động.
Hiện nay, làng dệt the La Khê vẫn còn người theo nghề vốn là người tâm huyết với nghề, nên dù tiền công không được là bao nhưng để giữ nghề, hàng ngày vẫn cặm cụi bên khung dệt mong muốn một ngày nào đó dệt the có cơ hội được hồi sinh. Cái khó nhất của làng nghề hiện nay là không còn mấy ai mặn mà với nghề nữa. Những người trước đây được truyền dạy nghề dệt the nay vì cuộc sống đã có công việc mới và không còn thiết tha với nghề. Những người này cũng nhiều lần được vận động quay lại HTX nhưng họ đều từ chối. Vậy là một làng nghề có hàng trăm năm tuổi, nay, một lần nữa có nguy cơ thất truyền. Bảo tồn, phát triển làng nghề không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn là cách để lưu giữ những giá trị nhân văn truyền thống quý báu của dân tộc. Nếu không có những cơ chế chính sách phù hợp, kịp thời cho làng nghề như La Khê, e rằng sẽ đến lúc những giá trị truyền thống này mai một dần!
Bài và ảnh Ninh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông