Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 35°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 37°C Thừa Thiên Huế

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.

Khoái Châu là nơi hội tụ của các loại nhãn ngon, quý hiếm. Hầu như chỗ nào cũng có bóng nhãn thân thương bao phủ, ôm ấp lấy xóm làng. Mùa xuân, những vườn nhãn xanh thẫm đồng loạt nở hoa như những mâm xôi khổng lồ, thu hút từng đàn ong kéo về hút mật. Cả không gian ngào ngạt trong hương thơm dịu ngọt, thanh khiết đầy quyến rũ. Mùa hè, nhãn xum xuê tỏa bóng mát rượi trên khắp mọi nẻo đường, lối đi, bờ ao, bãi sông, ruộng đồng. Giữa hạ, nhãn bắt đầu chín. Cuối hạ, đầu thu thì chín rộ. Những chùm quả nâu vàng sai trĩu trịt như mời gọi, như níu bước chân du khách tìm về. Cả một vùng quê bạt ngàn nhãn quả. Chỗ nào cũng có nhãn bán. Nhãn chất chồng trên các sọt xe thồ, xe máy, thùng ô tô. Nhãn được bày bán la liệt ở khắp các ngả đường, chợ lớn, chợ nhỏ, nơi dừng chân, ngã ba, ngã tư, … Nhãn theo chân các thương lái, tỏa đi muôn phương. Là người con đất nhãn, hơn ai hết, anh vô cùng tự hào về đặc sản quê hương mình.

Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương
Ông Trần Minh Đức giám đốc Công ty VinAgri Việt Nam

Đau đáu tìm hướng đi cho long nhãn truyền thống

Không chỉ tự hào mà còn nặng lòng gắn bó máu thịt và thấu hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của người trồng cây và đợi mong mùa thu hoạch. Nhãn đã trở thành nguồn sống của bao gia đình. Để có được những mùa quả bội thu là thấm đẫm biết bao mồ hôi công sức và sự đầu tư của người trồng. Nhưng đôi khi “được mùa rớt giá”. Người người bán nhãn, nhà nhà bán nhãn, giá rẻ ê hề. Đồng tiền thu được về tay người trồng, tính ra cũng không được là bao.

Nghĩ là làm. Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và quyết đoán. Mặc dù rất yêu và gắn bó với công việc được học hành đào tạo bài bản của mình nhưng anh đã quyết định viết đơn xin nghỉ việc ở một công ty xây dựng liên kết với nước ngoài, có uy tín ở Hà Nội, với mức lương rất khá, lại đang giữ chức trưởng phòng nhân sự về chế biến nông sản, tìm hướng đi mới cho trái nhãn quê hương và tạo công ăn việc làm cho bà con. Một hành trình đầy thử thách lại mở ra với chàng trai trẻ Trần Minh Đức.

Trước đây, tất cả các công đoạn đều làm thủ công, tốn nhiều thời gian công sức mà chất lượng cũng như khâu vệ sinh chưa được bảo đảm. Vào mùa nhãn chín rộ, hầu như cả làng từ người lớn đến trẻ em đa phần đi bóc long nhãn thuê cho các chủ lò để kiếm thêm thu nhập. Giữa cái nắng nóng oi bức, mồ hôi nhễ nhại, mọi người vẫn miệt mài ngồi bóc từng quả nhãn đã được phơi cho khô quắt lại.

Phải thật kiên trì, khéo léo dùng tay để bóc, gỡ và vuốt từng chút cùi đã dính đét vào hạt, rồi cho ra mâm hoặc dần, sàng, nong, nia phơi tiếp một vài nắng to nữa cho khô hẳn. Sau đó mới cho vào các phên, đặt lên lò sấy bằng củi hay than. Khi ra lò, màu sắc của long không được vàng đẹp, khô tơi, cánh tròn như bây giờ mà thường có màu nâu đen, cánh hay bị nát, cùi không còn nguyên vẹn do quá trình bóc gỡ bằng tay.Khác với cách làm long nhãn cũ như trước đây, anh Đức đã chọn cho mình một lối đi riêng, vừa kế thừa được nghề truyền thống, vừa có cách làm đổi mới sáng tạo trong việc chế biến để khẳng định thương hiệu của sản phẩm. Anh đã huy động toàn bộ số tiền dành dụm, tích cóp sau hơn 10 năm làm việc ở công ty, cùng với số tiền trợ cấp của doanh nghiệp để đầu tư về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chế biến long nhãn sấy điện.

Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương
Các tầng “Long nhãn ôm sen” trong lò sấy

Tất cả các quy trình đều được thực hiện nghiêm ngặt để cho ra một sản phẩm tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay. Đầu tiên phải là việc chọn nguyên liệu đầu vào. Anh Đức đã liên kết với các hộ trồng nhãn Hương Chi sạch đảm bảo tiêu chuẩn VietGap và hữu cơ, chấp nhận mua với giá cao để có nguồn nguyên liệu ưng ý.

Những chùm nhãn sau khi hái từ cây xuống, được chọn lọc cẩn thận để loại bỏ từng quả kém chất lượng trước khi chuyển đến xưởng sơ chế. Tại đây, nhãn lại được những người thợ “lành nghề” lọc lại một lần nữa rồi cho vào chiếc máy rửa “thần kì” bằng nước khử khuẩn ozon. Những quả nhãn sạch bóng, không còn chút bụi bặm nào bám vào, để ráo nước mới đưa lên phòng lạnh để xoáy cùi ra bằng dụng cụ gọi là bút xoáy. Mười cùi nhãn tròn trịa, trong như ngọc cả mười được xếp đều đặn theo hàng lối vào những chiếc khay inox sáng bóng. Những người công nhân làm việc ở đây đều phải đeo găng tay, khẩu trang, sát khuẩn người, chân tay, mặc quần áo trắng, đội mũ lưới màu xanh giống như những y bác sĩ trong phòng mổ. Các dụng cụ trước khi làm cũng đều được đốt bằng cồn, đảm bảo vô trùng.

Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương
Công nhân đang xoáy long nhãn trong phòng lạnh

Những khay cùi đều tăm tắp lần lượt được đưa vào phòng sấy điện. Sạch sẽ, tiệt trùng. Phòng này có ba lò hoạt động liên tục, hết công suất. Mỗi mẻ sấy mất một ngày một đêm. Long nhãn sau khi ra lò có màu vàng cánh gián rất đẹp, cánh tròn đều, khô ráo, thơm phức, giữ được hương vị thuần khiết của trái nhãn quê hương. Long nhãn tiếp tục được chuyển sang phòng đóng gói, dán nhãn công ty VinAgri - thương hiệu độc quyền do anh Trần Minh Đức làm giám đốc. Mọi thông tin trên sản phẩm đều được ghi rất rõ ràng, đặc biệt là thời hạn sử dụng được lâu so với long sấy truyền thống. Có thể nói tất cả các khâu chế biến long nhãn đều được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Chính điều đó đã chinh phục được những khách hàng khó tính, không chỉ trong nước mà còn được xuất đi nhiều nước châu Á và châu Âu. Thương hiệu và tên tuổi của công ty VinAgri đã dần được khẳng định trên thị trường.

Sáng tạo ra sản phẩm “long nhãn ôm sen”

Hưng Yên không chỉ nổi tiếng với trái nhãn lồng mà còn được biết đến một đặc sản nữa là hạt sen. Khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây cũng đã ưu ái để sen bạt ngàn khoe sắc tỏa hương trong các ao hồ, đầm ruộng và cho năng suất chất lượng cao, có tiếng một vùng. Và chế biến hạt sen khô đã trở thành một nghề truyền thống từ lâu đời của nhiều hộ dân nơi đây, mang lại công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động lúc nông nhàn. Hạt sen đã trở thành sự lựa chọn của không ít người nội trợ. Nhưng từ khi có sự kết hợp giữa hai đặc sản của quê hương là “long nhãn ôm sen” thì sản phẩm này đã trở nên vô cùng nổi tiếng và độc đáo trên thị trường hiện nay. Chủ nhân của ý tưởng sáng tạo này cũng chính là anh Đức, người đã trăn trở ấp ủ từ năm 2019 với biết bao tâm huyết.

Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương
Sản phẩm “long nhãn ôm sen” khi ra lò

Khi được hỏi về ý nghĩa của sự kết hợp này, anh Đức cho biết. “Long nhãn và hạt sen vốn là hai đặc sản nổi tiếng ở Hưng Yên, trong đó sen được coi là quốc hoa. Sự kết hợp giữa hai hương vị này sẽ tạo nên một sản phẩm độc đáo trên thị trường. Hạt sen sau khi làm chín sẽ khéo léo lồng trong cánh long tròn trịa ôm khít vào nhau. Từ “ôm” có ý nghĩa chỉ sự ôm ấp, đùm bọc, đoàn kết, nương tựa vào nhau, bù đắp cho nhau trong cuộc sống”. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay mà chủ nhân muốn được gửi gắm ý nghĩa đó. Tinh tế hơn là sự hòa quyện giữa vị ngọt sắc của long nhãn với vị bùi béo, thanh mát của hạt sen tạo nên sự trung hòa của hai sản phẩm rất vừa miệng và hợp khẩu vị của nhiều người về một thức quà bổ dưỡng và dùng để biếu, tặng vừa sang trọng và ý nghĩa, đậm đà tình quê hương.

Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương
Ông Trần Minh Đức giám đốc Công ty Vinagri Việt Nam kiểm tra lại sản phẩm sau khi đã đóng hộp

Để làm ra sản phẩm độc đáo này là cả một sự đầu tư về máy móc trang thiết bị cũng như đòi hỏi những con người thật khéo léo, kiên trì, tỉ mỉ, yêu nghề. Theo anh Đức, sản phẩm đạt chất lượng cao phải chọn những quả nhãn to đều ngọt sắc và loại hạt sen tròn mẩy. Sau đó hạt sen tươi sẽ được tách vỏ và lột bỏ lớp màng lụa bao quanh ở ngoài để không còn vị chát. Tâm bên trong được rút hoặc để nguyên tùy theo đơn đặt hàng của khách. Hạt sen tiếp tục được chiên chân không sơ qua để đảm bảo dinh dưỡng, giữ được màu sắc tự nhiên, có độ giòn, hương vị thơm ngon và ít chất béo. Sau khi để nguội, chọn lọc để loại bỏ những hạt bị vỡ và tối màu, chỉ còn lại những hạt to đều, nguyên vẹn. Quả nhãn tươi cũng được bóc vỏ, bỏ hạt, tách lấy nguyên cùi, cho hạt sen đã chiên sơ, khéo léo lồng vào cùi nhãn sao cho vừa vặn, ôm khít vào nhau, rồi mới đưa vào lò sấy điện, đảm bảo nhiệt độ và thời gian quy định. Long nhãn khi được sẽ có màu cánh gián rất đẹp mắt, hạt sen bên trong vẫn giữ được màu trắng ngà, không bị vỡ nát. Khi ăn có độ giòn, bùi, xốp hòa quyện với vị ngọt sắc của long nhãn rất hấp dẫn.

Cuối cùng là công đoạn đóng hộp, dán tem, truy xuất nguồn gốc, rồi mới bán cho người tiêu dùng. Sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường hiện nay, được nhiều người biết đến và lựa chọn mua để thưởng thức và làm biếu tặng vừa lịch sự, sang trọng vừa mang đậm dấu ấn quê hương. Gần đây công ty VinAgri của anh Đức còn chế biến thêm sản phẩm độc quyền khác về sen mang tên “sen tươi xốp giòn” đóng hộp rất đẹp và lịch sự, được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương

Sản phẩm “long nhãn ôm sen” được đóng vào các hộp nhỏ

Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương

Sản phẩm “long nhãn sấy điện” và “long nhãn ôm sen” đã được đóng hộp, dán nhãn của công ty VinAgri trước khi đưa ra thị trường

Bằng những tâm huyết, sáng tạo, sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như về con người, các đặc sản như “long nhãn sấy điện”, “long nhãn ôm sen” của công ty VinAgri đã có tên tuổi và uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm “long nhãn” và “long nhãn ôm sen” được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận OCOP, đạt tiêu chuẩn 4 sao (ngày 30/12/2022). Những sản phẩm này còn được Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận “Sản phẩm công nghiệp Nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024”.

Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương
Chàng trai trẻ đất nhãn đã mang lại thương hiệu cho đặc sản quê hương
Sản phẩm Long nhãn và Long nhãn ôm sen đạt OCOP 4 sao năm 2022
Phạm Thị Hường

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.

Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động