Cát Trù - Nức tiếng với nghề làm bánh chưng ngày Tết
Ngày xưa, cuộc sống khó khăn, bánh chưng chỉ được ăn vào dịp lễ, Tết nhưng hiện nay, kinh tế khá giả, bánh chưng được người tiêu dùng sử dụng hàng ngày. Vì vậy, nghề làm bánh chưng Cát Trù có quanh năm, đặc biệt vào các dịp Tết Nguyên Đán, nhu cầu lại tăng cao và đây được coi là vụ sản xuất chính trong năm của làng ngề bánh chưng Cát Trù.
Cụ Nguyễn Thị Thuận đang tước lá dong để gói bánh
Cứ vào những ngày giáp Tết, làng bánh chưng Cát Trù luôn nhộn nhịp hơn bao giờ hết, từ ngoài ngõ vào sân, trong nhà đâu đâu cũng thấy màu xanh của lá dong, màu trắng của gạo, màu vàng của đỗ. Thời tiết lạnh, mọi người cùng quây quần làm bánh. Mỗi người mỗi việc, người già và trẻ con thì xếp lá dong, đánh nhuyễn đỗ, làm nhân bánh, thanh niên thì gói bánh, buộc bánh.
Bà Nguyễn Thị Ảnh, chủ cơ sở bánh chưng Chính Ảnh nổi tiếng, 7 lần đoạt giải cao trong hội thi làm bánh dâng các Vua Hùng cho biết: “Chúng tôi luôn rất tự hào bởi vào ngày Giỗ Tổ hàng năm, bánh chưng của cơ sở tôi thường được lựa chọn đưa vào mâm lễ dâng lên các Vua Hùng. Bắt đầu từ ngày 15/12 âm lịch đến Tết Nguyên Đán, cơ sở phải huy động tất cả các thành viên trong gia đình, người già, trẻ con làm việc nhẹ, người lớn làm việc nặng hơn, đồng thời thuê thêm 10 - 15 lao động/ngày để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng bánh chưng của người dân trong dịp Tết". Trung bình 1 ngày, cơ sở gói khoảng trên 3 tạ gạo, chủ yếu đổ buôn cho các tiểu thương, nhà hàng trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
Các cơ sở làm bánh chưng Tết ở Cát Trù nhộn nhịp những ngày giáp Tết.
Chị Nguyễn Thị Hương, chủ cơ sở bánh chưng Hương Sơn chia sẻ: ''Bắt đừ ngày 15/12 âm lịch đến Tết Nguyên đán, tôi phải huy động tất cả các thành viên trong gia đình, người già, trẻ con làm việc nhẹ, người lớn làm việc nặng hơn, đồng thời thuê thêm 10- 15 lao động/ngày để đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng bánh chưng của người dân trong dịp Tết. Những ngày này, trung bình 1 ngày, gia đình tôi gói khoảng trên 3 tạ gạo, chủ yếu đổ buôn cho các tiểu thương, nhà hàng trên địa bàn và các tỉnh lân cận. Những ngày thường, gia đình tôi làm khoảng 50 - 60 kg gạo/ngày, bán chủ yếu tại Hà Nội, vào ngày Tết, nhu cầu sử dụng bánh chưng tăng gấp 3- 4 lần, trung bình 1 ngày, tôi xuất ra thị trường trên 3.000 chiếc bánh”.
Công thức, nguyên liệu gói bánh chưng ở Cát Trù có những "bí kíp"
làm nên sự đặc sắc hiếm có.
Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng cụ Nguyễn Thị Thuận hơn 80 tuổi nhưng cụ vẫn còn minh mẫn, đôi tay khéo léo, nhanh nhẹn, miệt mài cùng con cháu, ngày đêm làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon, phục vụ cho khách hàng khắp nơi.
Cụ Thuận tâm sự: "Cùng với lịch sử ra đời nghề làm bánh chưng ở địa phương, gia đình tôi có tới 3 đời làm nghề này, từ đời cụ, đời ông, đời cha sau đó truyền lại cho cụ, không phải học hỏi đâu xa cứ thế mà làm. Duy trì nghề truyền thống của ông cha, tôi đã gắn bó với nghề từ thủa thiếu thời cho đến bây giờ".
Dù không gói bánh bằng khuôn nhưng bánh chưng Cát Trù vẫn được du khách trong và ngoài tỉnh “đánh tiếng” là ngon, dẻo và vuông vức, đều đẹp
Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong như các vùng quê khác. Điều làm nên sự khác biệt bánh chưng Cát Trù là ở khâu chuẩn bị nguyên liệu và cách gói theo tiêu chí của người dân nơi đây. Gạo nếp phải chọn loại nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung, những loại gạo dẻo, có hương thơm đặc trưng và không lẫn tẻ.
Đỗ xanh cần phải có là loại đỗ gié, hạt nhỏ và được chế biến từ khi vỡ đỗ, ngâm cho tróc vỏ, đãi sạch, để ráo đến khi đã nấu chín như vậy nhân bánh mới thơm ngon. Ngoài đỗ, nhân bánh cần có thêm thịt lợn ba chỉ hoặc nạc vai tươi sống trộn kèm gia vị muối, tiêu... vừa đủ tạo điểm nhấn và mùi thơm.
Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay khi nấu bánh sẽ không được vuông vắn và nhão. Đặc biệt là lá dong, không được dùng lá non hoặc quá già, ảnh hưởng tới màu sắc của bánh. Dù không gói bánh bằng khuôn nhưng bánh chưng vẫn được du khách trong và ngoài tỉnh khen là ngon, dẻo và vuông vức, đều đẹp, là hương vị không thể thiếu trong những dịp quan trọng như cỗ bàn, cưới hỏi, quà biếu và trên mâm cơm thắp hương ngày Tết…
Có thể nói, vào những ngày giáp Tết, từ sáng đến đêm lúc nào trong nhà các hộ dân làng nghề bánh chưng Cát Trù cũng nhộn nhịp tiếng người ra vào tấp nập và bếp cũng luôn đỏ lửa. Thế mới nói Tết đến với làng bánh Cát Trù sớm hơn mọi nơi, mùi thơm của gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn hòa quyện vào nhau lan tỏa khắp xóm khiến cho không khí Tết tràn ngập cả một làng quê.
Thương hiệu Bánh chưng Cát Trù rất nổi tiếng nên sản phẩm làm ra rất được khách hàng ưa chuộng. Những nồi bánh nóng hổi vừa ra lò thường được khách hàng đến lấy hoặc mang giao ngay trong đêm để kịp cung ứng cho các chợ, các siêu thị trong và ngoài tỉnh. Bánh chưng Cát Trù đã đạt sản phẩm OCOP trong thời gian qua, góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn thôn mới của địa phương.
Bài và ảnh Thanh Lam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức