Cần Thơ: “Triết lý” của dân xóm thúng
Bây giờ thì chỉ còn một mình ông giữ nghề. Ông Hai Hiến nói có khi người ta đặt làm cái rổ đựng bánh mì, cái sề bắt mâm phối cỗ, cái gàu tát nước hay cái sàng, cái vừng bắt tấm… hễ đặt cái gì thì ông làm cái nấy. Hỏi ra thì phần lớn là làm đồ trang trí, vật dụng mỹ nghệ từ mây tre.
Ông Hai Hiến và Út Ngôn vẫn ẩn nhẫn làm những món hàng “handmade”. Ảnh: Ch.L
Khác với hồi xưa, cả xóm tập trung đan thúng, sề, nia, sàng, mẹc… gắn với chành vựa lúa gạo ở Cái Răng. “Hồi đó, những đồng hương từ thôn Thủy Triều, xã Phổ Văn, huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào đây làm nghề và mua bán hàng đan đát rồi hình thành xóm thúng ở Yên Hạ” - ông Hai Hiến vẻ mặt tươi rói kể.
Thời đó không chỉ dân miền Trung mà bà con chung quanh thấy mình làm thì họ cũng học nghề làm theo. Cả xóm, 60-70 hộ làm nghề này, lập thành tổ hợp. Chiều chiều ai nấy trải đệm, người vót nan - kẻ đan, cười nói vui vẻ lắm.
Chung quanh là những chành gạo, đong lúa gạo theo lít, táo, giạ… Một táo là 20 lít, cái thúng giạ đong đúng 40 lít, tương đương khoảng 20-22kg lúa bây giờ… Người mần ruộng, dân lái lúa (sau này gọi là hàng xáo), chành vựa, nhà máy xay xát… cần gì, xóm thúng cung đủ hết, rồi từ từ bán lan sang tỉnh khác. Không chỉ ở Sa Ðéc, Vĩnh Long… và nhiều nơi khác cũng tìm tới.
“Nhờ hàng tốt, chuẩn mực, bền chắc nên thúng, táo từ xóm thúng trở thành dụng cụ đo lường thông dụng từ ngoài chợ vô trong quê” - ông Hai Hiến nói.
Vào thời đó, xóm thúng không có công cụ kỹ thuật gì ghê gớm lắm nhưng cái hay của dân xóm thúng là táo, thúng hay bất kỳ công cụ gì cần thiết để đo lường thì họ đều làm chính xác.
Hồi mới định cư ở Yên Hạ, chỉ có 2-3 hộ sống ở đây. Nhờ nghề đan thúng mà thành ra cái xóm. Làng nghề từ Quảng Ngãi cung nguyên liệu, về sau nhu cầu tăng cao - để tối ưu hóa từng chuyến hàng - những nguyên liệu phải vót, đan sẵn gởi vô. Tàu thuyền đậu dưới sông, nhộn nhịp không kém gì bến nước của chành.
Ðến năm 1972, Hai Hiến lập gia đình, vợ chịu khó học nghề. Ông thấy “nương tử” cũng khéo tay. Cái xóm có thêm người giỏi nghề, nhưng ông phải nhập ngũ theo lệnh tổng động viên. Khi hòa bình lập lại, may mắn trở về nhà - xóm thúng vẫn nhộn nhịp. Hàng làm ra bao nhiêu, chành vựa và lái mua hết bấy nhiêu, thành ra ai cũng ăn nên làm ra. Năm 1978-1979, Nhà nước cho vay tiền, Tổ hợp vay 8 triệu đồng - thời đó lớn lắm. Hàng đan bằng tre vô cùng tiện lợi, nhà nào cũng cần xài. Có thời điểm gàu dai khan hiếm, tới mùa tát đìa, người ta đặt làm cả trăm, cả ngàn cái, làm không kịp…
Nhưng tới khi chành vựa teo tóp và kỷ nguyên đồ nhựa lan tràn, xóm thúng cạnh tranh trong thế yếu. Nghề này rất cực, lại ít tiền, đòi hỏi công phu nên mấy đứa con lớn có gia đình, làm nghề khác. Chỉ có vợ và cô con gái Út (Tô Thị Kiều Ngôn) cố gắng duy trì để an ủi ông Hai Hiến.
Khó nhất của nghề này là nguyên liệu phải mua từ miền Trung đem vô. Hồi trước mua 3 triệu thì bây giờ lên 6 triệu (10.000 sợi), đặt trước mấy tháng mới có hàng. Những làng nghề khác dùng dây gân, dây chì thay mây nhưng trong mắt ông làm vậy không đẹp, không chắc và không phải là hàng của Xóm thúng.
Ông Hai Hiến chỉ lưỡi dao đã khuyết sâu sau hàng chục năm vót nan, nói: “Bây giờ nhiều món thu nhỏ lại để trưng bày hoặc để du khách ở xa mang theo gọn gàng, vót nan kỹ hơn, nhiều công hơn, lâu hơn. Có người đặt làm nôi em bé, không kỹ thì không an toàn, không đẹp và đã không đẹp thì không giữ lâu làm gì”.
Làm kỳ công, sắc sảo thì có nhiều nơi đặt hàng mà khách nhiều thì tuổi đã cao, không còn sức để làm nữa. Kiếm người làm tiếp lại không vừa ý. Ðó là cái “rối” của ông Hai Hiến.
Ông nói: “Hồi xưa người ta nói “cùng nghề mới đan thúng, túng nghề đan nia”. Tôi lại nghĩ khác, nghề của mình thì mình cứ giữ. Có hôm chỉ làm mấy món bán được 200.000-300.000 đồng, vẫn vui!”.
Út Ngôn luôn là niềm hy vọng của ông. Cô có việc làm theo giờ hành chánh, chiều về lo cơm nước cho con cái xong thì ngồi đan những món được cha vót sẵn. “Ước ao lớn nhất là Út Ngôn giữ được nghề truyền thống” - ông Hai Hiến nói.
Hồi xưa, xóm thúng góp sức cho chành, cho nhu cầu nông nghiệp. Lâu nay, tự lực duy trì hoạt động và là dấu ấn hàng “handmade” của quận Cái Răng được nhiều nơi ưa chuộng. “Phải hiểu đó là món quà của người miền Trung đem vô Yên Hạ, vun đắp giá trị cho nơi mình đang chung sống” - ông Hai Hiến luôn dặn Út Ngôn.
Bài, ảnh: Châu Lan
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP