Cần khung pháp lý cho hộ kinh doanh làng nghề
Bài viết này nhằm điểm lại thực trạng các chủ trương, chính sách đã ban hành liên quan đến hộ kinh doanh làng nghề, qua đó nêu lên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bảo đảm hình thành khung khổ pháp lý hoàn chỉnh cho hộ kinh doanh làng nghề (dưới đây gọi tắt là hộ kinh doanh) hoạt động.
HOÀN CHỈNH CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH
Hiện nay, hộ kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân, về quy mô thuộc loại hình nhỏ và vừa; đang chịu tác động của các thể chế, chính sách về hai mặt đó.
*Trước hết, xin điểm qua các quan điểm chính sách của Đảng qua các kỳ đại hội về kinh tế tư nhân.
Tại Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001), Báo cáo Chính trị đã viết: “Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; Khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước”.
Đến Đại hội X (năm 2006), Báo cáo Chính trị đã viết: “Xoá bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm”.
Báo cáo chính trị tại Đại hội XI (năm 2011) đã ghi: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”.
Tại Đại hội XII (năm 2016), Báo cáo chính trị ghi: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước”.
Đến Đại hội XIII (năm 2021), Báo cáo chính trị ghi: “Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân hợp tác, liên kết với doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, kinh tế hộ; Phát triển các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể xã hội, nhất là người lao động”.
Qua trích dẫn trên đây, có thể rút ra một số nhận xét như sau: (i) Từ nhiều năm nay, theo đường lối đổi mới, Đảng luôn luôn khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển ở các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; công nhận kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; Khuyến khích hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh; (ii) Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân liên kết với các doanh nghiệp thành công ty cổ phần, đa sở hữu.
Đó là những vấn đề về thể chế hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có hộ kinh doanh; Vấn đề đặt ra là cần những nội dung cụ thể hơn để hoàn chỉnh thể chế, nhất là những văn bản quy phạm pháp luật, những cơ chế, chính sách cụ thể để thể chế được thực thi trong cuộc sống.
*Tiếp theo, xin điểm qua các văn bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa, loại hình tổ chức phổ biến của hộ kinh doanh trong làng nghề.
-Được ban hành sớm nhất là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hiệu lực từ ngày 29/8/2009 thay thế Nghị định 90/2001.
-Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 ngày 12/6/2017 gồm 35 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018
-Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2020 gồm 101 điều, ban hành theo văn bản số 20/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
-Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 28/8/2021 (có hiệu lực thi hành từ 10/2021) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
- Nghị định 90/2001 được Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ chủ trì biên soạn (dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Phan Văn Khải) đã khai mở những nhận thức đầu tiên của chúng ta về ý nghĩa và tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế, đồng thời quy định những chủ trương, chính sách rất quan trọng; (ii) Các văn bản tiếp theo đã cụ thể hóa thêm nhiều chủ trương, chính sách; (iii) Song điều đáng tiếc là cho đến nay, vẫn còn nhiều điều chưa đi vào cuộc sống; Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có hộ kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 132/2000/QĐ-TTG ngày 24/11/2000 về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.
-Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/ 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Thông tư số 116 /2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ- CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký kinh doanh (trong đó có các điều 66 đến 72 về Hộ kinh doanh).
- Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề
nông thôn.- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; trong đó có riêng Chương VIII về Hộ kinh doanh với 08 điểm quy định mới, quan trọng nhất là 02 điều khác trước: (i) Được kinh doanh tại nhiều địa điểm;và (ii) Không hạn chế số lao động. (Vấn đề này tác giả đã đăng tạp chí Làng nghề Việt Nam số 15(51) ngày 9/4/ 2021).
Qua các văn bản trên, xin có hai nhận xét: (i) Các văn bản đã liệt kê các ngành nghề nông thôn và các chính sách khuyến khích, song chưa đề cập cụ thể các ngành nghề thủ công thuộc làng nghề; (ii) Các văn bản chưa đề cập các quy định về làng nghề - một thực thế trong cuộc sống nhưng chưa có quy định để hoạt động.
TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Theo thống kê năm 2019, cả nước có khoảng 5,4 triệu hộ kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Các hộ kinh doanh cùng với các doanh nghiệp tư nhân hình thành khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 42% vào GDP, đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.Trong làng nghề, hộ kinh doanh là hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến nhất. Hộ kinh doanh vừa là một đơn vị kinh tế, vừa là một đơn vị sinh hoạt (gia đình), trong đó các thành viên có chung mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối. Hộ kinh doanh có những ưu thế như: (i) Có chung một cơ sở kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, có chung mặt bằng sản xuất, các tư liệu sản xuất (công cụ sản xuất, đất đai, nhà xưởng); (ii) Có điều kiện linh hoạt huy động toàn bộ lao động trong hộ; (iii) Chủ gia đình thường là nghệ nhân, thợ giỏi vừa là chủ bỏ vốn ra kinh doanh vửa là người điều hành sản xuất, kinh doanh (doanh nhân); (iv) Có điều kiện thực hiện việc truyền dạy nghề, qua đó giữ gìn và phát huy truyền thống của nghề, lưu truyền bí quyết nghề của từng gia đình, từng nghệ nhân; v) Phân phối thu nhập thuận tình, hợp với nhu cầu cả gia đình, cân đối nhu cầu sinh hoạt và tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Hộ kinh doanh cũng có nhiều nhược điểm:( i) Vốn ít, quy mô nhỏ, ít lao động; (ii) Thiếu điều kiện để mở rộng sản xuất, khó đáp ứng những đơn hàng lớn; (iii) Trình độ của chủ hộ thường thấp, kỹ năng quản lý hạn chế, khó đổi mới kỹ thuật, công nghệ; (iv) Thiếu điều kiện tiếp cận thị trường nên thường phải bán hàng với giá thấp...
Điều đáng quan tâm là hiện nay đang có những số liệu khác nhau về làng nghề và hộ kinh doanh làng nghề.
-Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Lâu nay, vẫn dùng số liệu cả nước có 5.411 làng nghề (trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống) thu hút khoảng 11 triệu lao động.
-Theo Đề án “Bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021 – 2030” do Cục Kinh tế họp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) chủ trì vào tháng 9/2021: đến năm 2020, cả nước có 1.951 làng nghề được công nhận (trong đó có 889 làng nghề truyền thống); bao gồm 216.357 cơ sở sản xuất, kinh doanh (trong đó có 212.700 hộ kinh doanh) thu hút khoảng 672.000 lao động. Tuy nhiên, những số liệu này chưa được Bộ NN&PTNT chính thức công bố.
-Theo bài viết trên trang 6 Tạp chí Làng nghề Việt Nam số 10 (93) ngày 11/3/2022 dẫn số liệu của Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương): tính đến 30/6/2021, cả nước có 2.901 làng nghề và làng có nghề (1.288 làng nghề đã được công nhận) với 988.052 lao động.
Như vậy, rất tiếc là cho đến nay, chưa có một hệ thống tư liệu, số liệu được công bố chính thức về hoạt động của các làng nghề cũng như hộ kinh doanh, từ sản xuất đến kinh doanh, đến đời sống của cư dân làng nghề. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho công tác nghiên cứu, mà quan trọng hơn, là thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định cơ chế, chính sách cho hoạt động của hộ kinh doanh làng nghề.
Tuy nhiên, xét về các văn bản về quan điểm, chính sách hiện hành như đã nêu trên đây, cũng có thể nói chúng ta đã có tương đối nhiều văn bản, đề cập nhiều vấn đề liên quan, song vẫn chưa có một hệ thống cơ chế, chính sách trực tiếp sát hợp cho hộ kinh doanh làng nghề; Đáng quan tâm nhất là đã có một số chính sách có thể vận dụng, nhưng chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ. Đây chính là vấn đề tổ chức thực hiện mà bài viết này muốn nhấn mạnh.
Qua khảo sát thực tiễn và tham vấn giới nghiên cứu, xin nêu một số kiến nghị như sau.
Một là, hộ kinh doanh làng nghề: về thành phần, thuộc kinh tế tư nhân, về quy mô, thuộc loại hình nhỏ và vừa; vì vậy, các cơ chế, chính sách cần tích hợp các văn bản liên quan cả hai tư cách đó. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan điểm then chốt làm cơ sở cho việc hoạch định các cơ chế, chính sách cho hộ kinh doanh, bảo đảm cho hộ hoạt động hiệu quả, đóng góp xứng đáng cho kinh tế làng nghề cũng như kinh tế nông thôn.
Hai là, chú ý sự vận động phát triển của hộ kinh doanh: Có những hộ tiếp tục giữ hình thức hộ, đồng thời thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động; lại có những hộ đăng ký chuyển thành doanh nghiệp. Cần chính sách khuyến khích việc chuyển đổi này như: miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu; miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu; Miễn lệ phí môn bài; Được tư vấn, hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán, ...
Ba là, để nâng cao chất lượng hoạt động của hộ kinh doanh, ngoài các cơ chế, chính sách lâu nay vẫn đề cập nhưng chưa được thực hiện (như mặt bằng; đầu tư; tín dụng; Xúc tiến thương mại; lên kết theo chuỗi giá trị; ứng dụng khoa học, công nghệ; Đào tạo nhân lực...), nay cần chú ý bổ sung và có những cách làm mới đối với các vấn đề ấy trong điều kiện “bình thường mới” khi đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát, như thực hiện “kinh tế số”, “kinh tế xanh”, nhất là trong ứng dụng Công nghệ 4.0 vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh.
Bốn là, cùng với khung pháp lý cho hộ kinh doanh, cũng cần có khung pháp lý cho (i) Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn; (ii) Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời,tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay. Các loại hình làng nghề này hoạt động hiệu quả sẽ đóng góp quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Năm là, thống nhất nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với làng nghề, thực thi quy định tại Nghị định 52/2018 /NĐ-CP ngày 12/4/2018: Bộ NN & PTNT là cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn tại trung ương (Điều 15); UBND cấp tỉnh/thành phố là cơ quan quản lý Nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn tại địa phương (Điều 23), khắc phục tình trạng phân tán hiện nay (nơi thì do Sở NN&PTNT, nơi thì do Sở Công Thương ...). Thực hiện được việc này sẽ tạo thuận lợi trong quản lý hộ kinh doanh tại điah phương.
Sáu là, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức xã hội liên quan trong vận hành khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh. Bộ NN&PTNT là cơ quan quản lý nhà nước đối với làng nghề, là đầu mối trong quản lý toàn diện các làng nghề, trong đó có hộ kinh doanh, là cơ quan theo dõi, phân tích hoạt động và đề xuất cơ chế, chính sách cho làng nghề và hộ kinh doanh, là cơ quan chủ trì việc phối hợp với các bộ, ban, ngành trong những hoạt động liên quan; đồng thời kiểm tra, đánh giá, theo dõi và thường xuyên bổ sung cơ chế, chính sách theo diễn biễn của thực tiễn; đây cũng là cơ quan có thẩm quyền trong việc công bố các số liệu, tư liệu về hoạt động của các làng nghề, các hộ kinh doanh trong cả nước. Cùng với các cơ quan Nhà nước, rất cần thúc đẩy các hoạt động tư vấn, dịch vụ của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp (hội, hiệp hội ngành nghề) liên quan, coi đây là một thành phần không thể thiếu để nâng cao chất lượng hoạt động của hộ kinh doanh.
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân