Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Cần khôi phục, phát triển nghề đan lát của đồng bào Vân Kiều

LNV - Nghệ nhân Hồ Văn Khoong (83 tuổi) ở bản Mít, xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) hiện là người cao tuổi nhất trong tổng số 31 nghệ nhân người dân tộc Vân Kiều đang sinh sống tại các xã miền núi phía tây huyện Vĩnh Linh còn nắm vững các kỹ thuật nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình. Theo nghệ nhân, nghề đan lát đã có từ rất lâu đời, gắn chặt cùng quá trình lao động, sinh hoạt của người Vân Kiều. Tuy nhiên, nghề này đang đứng trước nguy cơ dần mai một khiến những nghệ nhân tâm huyết với nghề vô cùng trăn trở.


Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Vĩnh Linh tìm hiểu nghề đan lát truyền thống của các
nghệ nhân tại xã Vĩnh Ô - Ảnh: N.T

Qua lời kể của các già làng, nghệ nhân cũng như nhiều tư liệu để lại, trong sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, dù ở đâu, làm gì, người Vân Kiều vẫn luôn gắn bó với rất nhiều vật dụng từ nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình. Đó là các loại mẹt dùng để sàng sảy, phơi nông sản; mâm cơm; tứp đựng đồ cúng, xôi lễ khi cưới hỏi; đơm bắt cá; những chiếc gùi khi lên rẫy hay mỗi khi xuống chợ… Nghệ nhân Hồ Văn Khoong chia sẻ, để làm ra các sản phẩm đan lát truyền thống phải trải qua khá nhiều công đoạn đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ. Bắt đầu từ việc vào rừng chọn, lấy nguyên liệu gồm tre, mây, đùng đình, lùng, chặc chìu... Sau đó, tùy từng loại sản phẩm mà đem các loại cây chẻ ra rồi vót thành các nan, đặt phơi trên giàn bếp khoảng 1- 2 tuần để tạo độ dai và tránh bị mối mọt, tăng độ bền chắc. Cuối cùng mới tiến hành định hình, đan từng bộ phận sản phẩm. Để hoàn thành một sản phẩm đan lát đơn giản thường cần ít nhất 2 - 3 ngày, phức tạp hơn thì có thể đến cả tuần. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, bất kể nhà nào của người Vân Kiều đều có các vật dụng từ nghề đan lát. Trước đây, ở những bản làng thuộc các xã vùng cao như Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, ngoài việc làm nương rẫy, nhiều hộ gia đình sống chủ yếu dựa vào nghề đan lát. Nghề được truyền nối từ đời này sang đời khác, đúc kết thành kỹ năng thông qua truyền khẩu và “cầm tay chỉ việc”.

Cùng với sự phát triển và giao lưu mạnh mẽ giữa các vùng, miền, nhiều sản phẩm công nghiệp chất liệu tiện lợi, mẫu mã đa dạng xuất hiện làm cho nhu cầu về các sản phẩm từ cây rừng giảm xuống. Thị trường tiêu thụ không còn ổn định, trong khi đó, nghề đan lát của người Vân Kiều vẫn giữ quy mô hộ gia đình, sản phẩm còn thô sơ, đơn điệu so với cuộc sống hiện đại. Điều này dẫn đến thị trường ngày càng bị thu hẹp hơn. Nghề đan lát trở thành việc làm lúc nông nhàn chứ không còn là công việc chính. Những người biết, thành thạo nghề chỉ còn lại số ít, đa phần đều cao tuổi. Thế hệ trẻ lại ít chú tâm học hỏi nên nghề đan lát vì thế mà mai một dần theo thời gian.

Với những nghề có từ lâu đời, mang giá trị văn hóa đặc biệt riêng có của đồng bào dân tộc thiểu số như nghề đan lát, việc gìn giữ và phát huy rất cần nhận được sự quan tâm. Cùng với đó, thời gian gần đây, xu hướng tiêu dùng xanh, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc lựa chọn những sản phẩm thân thiện từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường được cộng đồng tích cực hưởng ứng. Điều này mở thêm cơ hội, thị trường cho các sản phẩm đan lát thủ công tìm lại chỗ đứng. Những người tâm huyết với nghề đan lát của đồng bào Vân Kiều rất mong muốn các cấp, các ngành có giải pháp kịp thời, thiết thực trong khôi phục, phát triển nghề.

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô Trần Văn Tặng cho biết: “Vĩnh Ô có tỉ lệ người dân tộc Vân Kiều chiếm khoảng 98% dân số và cũng là địa bàn có vùng nguyên liệu sản xuất, số lượng nghệ nhân còn hoạt động trong nghề đan lát truyền thống đông nhất ở các xã miền núi của huyện Vĩnh Linh. Quyết tâm gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Vân Kiều, địa phương đã đẩy mạnh công tác vận động, kêu gọi các già làng, nghệ nhân giữ lấy nghề đan lát bằng các hình thức truyền dạy, tạo sự kế thừa cho con cháu. Đồng thời, xã cũng tạo mọi điều kiện để các trường học có nhu cầu đến tham quan, học hỏi về nghề đan lát, lồng ghép vào các buổi ngoại khóa của nhà trường. Với kế hoạch tổ chức phiên chợ vùng cao hằng tháng, xã cũng xác định đưa các sản phẩm từ nghề đan lát của đồng bào vào trưng bày, giới thiệu sâu rộng, hướng đến liên kết, tìm các nhà phân phối cho sản phẩm”.

Sự vào cuộc của chính quyền địa phương là như vậy nhưng trên thực tế, trong khả năng, tiềm lực còn hạn chế của xã đặc biệt khó khăn như Vĩnh Ô, đây mới chỉ là giải pháp trước mắt.

Về lâu dài, muốn khôi phục, phát triển nghề đan lát truyền thống của người Vân Kiều ở huyện Vĩnh Linh nói riêng, trên địa bàn Quảng Trị nói chung, rất cần sự hỗ trợ cụ thể, thiết thực hơn của các cấp chính quyền trong các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, cần quan tâm đầu tư nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương, từng cộng đồng có nghề đan lát để người dân hiểu, trân trọng, tự hào về giá trị nghề truyền thống. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mô hình sản xuất dưới dạng tổ hợp tác, nhóm hộ để cải thiện năng suất, chất lượng, từng bước đa dạng hóa sản phẩm. Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm thị trường ổn định cho sản phẩm. Bên cạnh đó, tích cực phối hợp bồi dưỡng, đào tạo nhân lực tay nghề giỏi trong độ tuổi lao động… Có như vậy mới có thể tiếp tục duy trì, phát triển nghề đan lát truyền thống của đồng bào Vân Kiều để góp phần tạo sinh kế, thu nhập ổn định, bảo vệ môi trường và bảo tồn bản sắc văn hóa.

Theo Nguyễn Trang

Tin liên quan

Tin mới hơn

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.

Tin khác

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Dệt thổ cẩm Hà Ri được công nhận làng nghề

Dệt thổ cẩm Hà Ri được công nhận làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định công nhận dệt thổ cẩm Hà Ri (thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh) đạt tiêu chí làng nghề theo quy định tại khoản 3, điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12.4.2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng

LNV - Không đơn thuần chỉ là không gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động giao lưu, tương tác và thực hành nghệ thuật phong phú.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt t
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022, xã Nhơn Hải đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định phê duyệ
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động