Cần "cứu" làng nghề ở Vĩnh Phúc trước nguy cơ thất truyền
Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.
Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức không hề nhỏ có nguy cơ mai một. Với sự phát triển của nền kinh tế, công nghiệp hiện đại, nhiều sản phẩm của các làng nghề gặp khó trong vấn đề đầu ra, không có người kế nghiệp, khó cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp trên thị trường… điều này dẫn đến nguy cơ thất truyền nếu không được trợ giúp kịp thời.
Có thể kể đến như làng nghề gốm Hương Canh. Gốm Hương Canh có chất lượng tốt, độ bền cao, cộng với sự kết hợp tài tình giữa tinh hoa của gốm sành với nghệ thuật đương đại, các sản phẩm làng gốm truyền thống Hương Canh (Bình Xuyên) mang một vẻ đẹp rất riêng, rất khác, khó có thể hòa lẫn. Sản phẩm được biết đến trên khắp mọi miền Tổ quốc, thậm chí đến nay còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Làng nghề gốm Hương Canh có nguy cơ thất truyền nếu không được trợ giúp kịp thời.
Thế nhưng, thực tế hiện nay làng nghề gốm Hương Canh chỉ còn 7 hộ làm nghề và cũng đang trong cảnh hoạt động cầm chừng vì nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm. Nguyên nhân được chỉ ra là do thiếu khu sản xuất tập trung, các hộ làm nghề phải tận dụng sân, vườn, lề đường… để làm nơi sản xuất, trưng bày sản phẩm, tập kết nguyên liệu; không gian ngổn ngang, chật chội..., khiến quá trình sản xuất, sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, một số hộ làm nghề còn luôn trong tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu bởi chưa có vùng khai thác đất sét. Chính vì lẽ đó, nhiều hộ không thể mở rộng quy mô dù có nhiều triển vọng về đầu ra cho sản phẩm.
Tương tự như làng nghề mây tre đan, trước đây có tới hơn 850 hộ gắn bó với nghề thì đến nay chỉ còn 300 hộ. Với nhiều người dân trong làng, nghề mây tre đan chỉ là một nghề phụ, tranh thủ lúc nông nhàn, không mang lại thu nhập cao.
Chính vì vậy, thế hệ trẻ không còn tâm huyết với nghề truyền thống của cha ông; lao động làng nghề chủ yếu là người già, phụ nữ trung niên. Mặt khác, nguồn nguyên liệu hiện cũng trở nên khan hiếm do diện tích trồng tre ngày càng giảm.
Ngoài đối diện với nguy cơ mai một, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh còn đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Điển hình như làng nghề mộc Thanh Lãng (Bình Xuyên) hiện có gần 1.700 hộ sản xuất kinh doanh hàng mộc thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, chiếm hơn 50% số hộ toàn thị trấn. Mặc dù quy mô sản xuất của người dân ngày càng được mở rộng, nhưng công tác bảo vệ môi trường lại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến môi trường làng nghề ngày càng bị ô nhiễm.
Các hộ kinh doanh thường tận dụng cả vỉa hè, lòng đường làm nơi sản xuất hoặc sản xuất trong khuôn viên gia đình nhưng dùng quạt thổi trực tiếp ra ngoài đường làm cho môi trường ngột ngạt và khó chịu, nhất là khi các hộ thực hiện công đoạn chà gỗ, phun sơn.
Làng nghề mộc gây ô nhiễm môi trường đặc biệt trong các công đoạn chà gỗ, phun sơn...
Còn tại xã Tề Lỗ (Yên Lạc), hiện có khoảng 500 hộ, cơ sở đang hoạt động sản xuất kinh doanh tháo dỡ ô tô, xe cơ giới các loại, thu hút sự tham gia của hơn 2.000 lao động trong và ngoài xã. Tuy nhiên, hoạt động của làng nghề cũng đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng, bởi trong quá trình tháo dỡ máy móc, động cơ đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải như: Dầu nhớt, kính, nhựa, cao su…Bên cạnh đó, những âm thanh của máy móc, động cơ phát ra khiến cho làng nghề luôn ồn ào, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân địa phương.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, các làng nghề không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mà còn góp phần phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhiều thế hệ lao động nông thôn.
Để khắc phục tình trạng mai một, thất truyền các làng nghề, những năm qua, các ngành chức năng đã thực hiện nhiều cơ chế, chính sách như: Khôi phục, hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề; hỗ trợ đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề; khuyến khích đầu ra cho sản phẩm; ưu đãi về thuế, vốn vay cho hộ sản xuất….
Bên cạnh đó, để các làng nghề truyền thống hoạt động ổn định, hiệu quả, và đặc biệt không ảnh hưởng đến môi trường, thời gian tới, ngành chức năng tỉnh tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghề, xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp, hành vi vi phạm. Đồng thời, tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư các thiết bị phòng ngừa, hạn chế, xử lý và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.
Theo Báo Pháp luật
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường