Cà Mau: Nông dân bắt nhịp chuyển đổi số
Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh được cài đặt tích hợp, ông Phạm Văn Biển, chủ trại rau sạch thuỷ canh Bảo Long (Ấp 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau), có thể điều khiển việc pha trộn dinh dưỡng, theo dõi độ ẩm, điều chỉnh hệ thống phun sương… và kể cả hướng dẫn nhân viên thu hoạch rau, qua camera giám sát. Nên dù ông Biển có đi đâu nhiều ngày vẫn đảm bảo vườn xanh tốt, đủ cung ứng hàng ngày cho siêu thị Co.opmart, Co.opfood và một số điểm chợ.
Ông Phạm Văn Biển (bên trái) cùng nhân viên kỹ thuật chăm sóc trại rau sạch thuỷ canh thông qua điện thoại được cài đặt tích hợp các tính năng.
Ðể có được trại trồng rau thuỷ canh thành công như hiện nay, ông Biển đã phải cất công nhiều lần tham quan, học hỏi các vườn ở Ðà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Ðến đầu năm 2022, ông Biển mạnh dạn đầu tư 2 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà màng với khu sản xuất 1.000 m2; khu ươm, sơ chế, nhà sinh dưỡng 1.200 m2. Theo ông Biển, đây là công nghệ tiên tiến hiện nay, bằng phương pháp thuỷ canh hồi lưu, chất dinh dưỡng hoà với nước được chuyền lên các ống thuỷ canh từ một bể chứa, tạo ra màng dinh dưỡng mỏng bám vào rễ cây và cuối cùng chảy ngược lại bể chứa.
Bắt tay vào trồng, ông Biển cũng không tránh khỏi thất bại. Mỗi khi cây kém phát triển hay úng rễ, ông chụp ảnh rồi gửi qua Zalo cho đơn vị chuyển giao kỹ thuật để họ tư vấn cách xử lý, rồi trở nên thành thạo. Ông Biển còn đưa hình ảnh, clip về sản phẩm lên trang Fanpage, mạng xã hội để quảng bá rộng rãi. Trên môi trường công nghệ số, ông Biển cập nhật kịp thời nhu cầu, giá cả thị trường, học hỏi thêm kỹ thuật, để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Hiện trại thuỷ canh của ông Biển trồng 17 loại rau cải và xà lách đạt chuẩn VietGAP, khi xuất vườn đều được dán tem truy xuất nguồn gốc. Mỗi tháng, trại bán khoảng 2.000 kg rau cải, với giá từ 32-40 ngàn đồng/kg.
Xu hướng sử dụng thực phẩm sạch ngày càng nhiều, vì thế phương pháp trồng rau thuỷ canh trong nhà màng ngày càng phổ biến. Ông Biển cho biết, ông chuẩn bị chuyển giao công nghệ cho người mới, để lan toả nông nghiệp công nghệ số trên đất Cà Mau.
Thực tế, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nổi bật như ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi thuỷ sản; ứng dụng quy trình công nghệ Biofloc để nâng cao năng suất, chất lượng tôm giống; ứng dụng công nghệ tuần hoàn, Semi-biofloc, nuôi 3 giai đoạn đối với các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh; quy trình sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ, sinh thái, VietGAP, GlobalGAP… và nay càng lan toả sâu rộng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.
Chuyển đổi phương thức bán hàng
Công nghệ số hoá không chỉ được áp dụng trong sản xuất, mà còn được nông dân Cà Mau ứng dụng để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua mạng xã hội và sàn giao dịch thương mại điện tử.
Khởi nghiệp từ nghề trồng nấm ở ấp Vịnh Gốc, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, lúc đầu chị Trần Mai Ril (27 tuổi) gặp khó khăn về đầu ra, chỉ bán được số lượng ít cho người thân, bạn bè. Sau đó, chị mạnh dạn chuyển đổi sang phương thức bán hàng trực tuyến, song hành với việc đầu tư thêm trại, trồng thêm nấm hồng ngọc, hoàng kim, xoài trắng, xoài xám, linh chi và thử nghiệm làm bon sai nấm, để sản phẩm được phong phú.
Chị Mai Ril hình thành cửa hàng Cô Nấm Farm trên trang Fanpage, Facebook, Tiktok, đăng tải hình ảnh, clip phong phú, đẹp mắt. Giữa khung cảnh quê yên bình, "cô Nấm" mặc chiếc áo bà ba, cột hai bím tóc, đưa người xem đến từng trại nấm, trực tiếp giới thiệu về các loại nấm, cách chăm sóc, thu hoạch, chế biến món ăn và cách bảo quản nấm bon sai - clip quảng bá tạo được hiệu ứng thu hút này đã nhanh chóng đưa sản phẩm tiếp cận được với rất nhiều người.
Cô gái Trần Mai Ril hình thành cửa hàng Cô Nấm Farm trên Fanpage, Facebook, Tiktok, đăng tải hình ảnh, clip phong phú, đẹp mắt, thu hút người xem.
Nông dân Cà Mau còn linh hoạt đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử (TMÐT), giúp nâng cao giá trị sản xuất, mở thêm đầu ra bền vững. Năm 2022, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh đưa 492 sản phẩm OCOP và công nghiệp nông thôn tiêu biểu lên sàn TMÐT Postmart.vn.
Ông Lê Minh Sang, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Sông Ðầm, chia sẻ: “Thời gian qua, bên cạnh việc đầu tư máy móc, thiết bị, đảm bảo chất lượng các sản phẩm chủ lực, là tôm khô, tôm chà bông, tôm ép, HTX mạnh dạn thay đổi việc quảng bá, chào bán sản phẩm thông qua các Website, mạng xã hội, hệ thống TMÐT để mở rộng thị trường tiêu thụ. Các thành viên không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số để bắt kịp nền nông nghiệp thông minh”.
Ðể tiến gần hơn với chuyển đổi số, nhiều HTX còn đưa vào sử dụng phần mềm Nhật ký sản xuất điện tử và phần mềm Hạch toán chi phí sản xuất - kế toán trong sản xuất, quản lý doanh nghiệp, HTX.
Mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh; việc giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm qua mạng xã hội, sàn giao dịch TMÐT; thay đổi phương thức quản lý… đã không còn xa lạ với nông dân Cà Mau. Tất cả là tiền đề để những chủ thể nông dân tạo nên bứt phá cho ngành nông nghiệp chuyển đổi số, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai./.
Bài, ảnh: Mộng Thường
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 | 03/07/2025 Khuyến nông

Sơn La: Hiệu quả các mô hình khuyến nông
14:06 | 02/07/2025 Khuyến nông

Vườn dưa lưới công nghệ cao trĩu quả ở Đức Thọ
11:45 | 02/07/2025 Khuyến nông

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An
13:37 | 30/06/2025 Khuyến nông

Phát triển chuỗi nông sản xuất khẩu: "Chìa khóa" nâng giá trị sản phẩm
10:16 | 26/06/2025 Khuyến nông

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang
11:03 | 18/06/2025 Khuyến nông
Tin khác

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo tại Hà Nội: Tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu
10:59 | 18/06/2025 Khuyến nông

Lâm Đồng: Quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm được xác lập nhãn hiệu chứng nhận
09:17 | 12/06/2025 Khuyến nông

Mê Linh: Địa danh Tiến Thắng được sử dụng đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”
09:36 | 27/05/2025 Khuyến nông

HTX rau màu Dân Lý: Kết nối nông dân, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn
14:02 | 26/05/2025 Khuyến nông

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 | 13/05/2025 Khuyến nông

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa
11:07 | 08/05/2025 Khuyến nông

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững
10:46 | 08/05/2025 Khuyến nông

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 | 05/05/2025 Khuyến nông

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I
14:43 | 10/04/2025 Khuyến nông

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên
10:03 | 06/03/2025 Khuyến nông

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu
09:48 | 06/03/2025 Khuyến nông

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi
10:17 | 27/02/2025 Khuyến nông

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp
10:46 | 24/02/2025 Khuyến nông

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao
14:57 | 20/02/2025 Khuyến nông

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân
10:22 | 18/02/2025 Khuyến nông

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế