Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.
![]() |
Mặc dù đã lớn tuổi nhưng ông Phạm Văn Ðây vẫn duy trì nghề làm lọp truyền thống. |
Theo những người làm nghề lờ, lọp, không ai biết nghề này được hình thành từ khi nào, chỉ biết đây là nghề cha truyền con nối. Thế hệ sau sinh ra và lớn lên đã được thế hệ trước trong gia đình như ông bà, cha mẹ hướng dẫn và truyền lại.
Ông Phạm Văn Ðây, đã ngoài 80 tuổi, ở Ấp 7, xã Khánh Bình Ðông, chia sẻ: “Theo tôi biết, nghề làm lờ, lọp ở đây có từ rất lâu rồi. Lúc đầu chỉ có vài nhà làm, thấy bán được, có thu nhập ổn định nên nhiều người làm theo. Có những lúc cả xóm đều làm. Nhưng lâu dần người ta cũng nghỉ bớt, giờ chỉ còn khoảng mười mấy hộ làm. Riêng tôi, nay đã lớn tuổi, không làm việc nặng được, thấy nghề này phù hợp nên vẫn duy trì. Nói chung, thu nhập từ nghề này cũng sống được và có niềm vui. Bây giờ mà nghỉ khoảng 3 ngày là cảm thấy buồn”.
![]() |
Mỗi năm, gia đình ông Lê Văn Ðông làm khoảng 1 ngàn cái lọp lớn, nhỏ. |
Cùng Ấp 7, xã Khánh Bình Ðông, ông Quách Văn Huối biết làm nghề lờ, lọp từ những năm mới giải phóng. Hiện tại, ông Huối đã 84 tuổi nhưng vẫn duy trì nghề này. Ông Huối chia sẻ: “Những năm trước đây, nhờ làm nghề lờ, lọp, nhiều người dân trong xóm này ổn định được cuộc sống. Hiện tại, mặc dù có nhiều người đã nghỉ, nhưng bản thân tôi vẫn còn làm lai rai, chớ làm nhiều như trước thì không nổi. Làm nghề này vừa kiếm thêm thu nhập, vừa truyền lại cho con cháu tiếp nối nghề truyền thống”.
Hộ ông Lê Văn Ðông, Khóm 4, thị trấn Trần Văn Thời, là gia đình có 3 thế hệ làm nghề lọp. Mỗi năm, gia đình ông sản xuất và cung cấp cho thị trường hàng ngàn cái lọp lớn, nhỏ. Ông Ðông cho biết: “Nhà tôi làm lọp quanh năm, mùa khô thì làm trữ sẵn, đến mùa mưa sẽ có thương lái tìm đến thu mua, chở đi các huyện, các tỉnh khác để bán lại. Lúc trước chỉ làm lọp đặt cá thôi, bây giờ làm thêm lọp đặt cua để bán cho người dân vùng mặn. Tuỳ theo loại lọp và kích cỡ lớn, nhỏ sẽ có giá khác nhau, thường từ 70-300 ngàn đồng/cái. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm cũng còn lời được từ 100-120 triệu đồng, đủ lo chi phí cho gia đình. Còn làm ruộng là nguồnđể tích luỹ”.
![]() |
So với các nghề khác, nghề làm lờ, lọp chủ yếu lấy công làm lời. Do không đòi hỏi tay nghề cao, người già và trẻ em đều có thể làm được nên nghề này tạo được việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương.
Mặc dù những năm gần đây nhu cầu sử dụng lờ, lọp của người dân có giảm hơn so với trước, do nhiều địa phương đã chuyển dịch từ sản xuất lúa sang nuôi tôm, diện tích vùng ngọt ngày càng thu hẹp, nhưng một số hộ vẫn quyết tâm duy trì nghề truyền thống.
Nhằm giúp người dân duy trì và phát triển nghề truyền thống này, thời gian qua, các ngành liên quan và chính quyền địa phương có nhiều biện pháp hỗ trợ những người làm nghề, như thành lập các tổ hợp tác sản xuất để người dân có điều kiện liên kết, trao đổi kinh nghiệm hoặc tạo đầu ra cho sản phẩm.
Tin liên quan

Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân