Bình Phước: Ứng dụng chế phẩm IMO trong nuôi trồng, chăm sóc hoa lan
Những năm gần đây, nghề kinh doanh hoa lan đã trở thành trào lưu tại một số địa phương. Trên địa bàn cả nước nói chung cũng như Bình Phước nói riêng, nhiều nhà vườn được thành lập với đa dạng các giống lan mới và cách thức nuôi trồng khác nhau. Tuy nhiên, việc chăm sóc hoa theo phương pháp hữu cơ và vi sinh vẫn chưa nhiều đơn vị áp dụng. “Hoa Lan Song Kiếm” (Lan Kiếm) có thể xem là một trong số ít tiên phong ứng dụng 100% hữu cơ, vi sinh vật bản địa IMO (loại chế phẩm được điều chế bằng cách tận dụng nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương).
![]() |
Chị Đoàn Thị Minh Trâm, chủ vườn “Hoa Lan Song Kiếm” |
Chị Đoàn Thị Minh Trâm (SN 1987, trú tại Phường Hưng Long, Thị xã Chơn Thành) cho biết, hiểu rõ lợi ích của phân bón hữu cơ và vi sinh vật với cây trồng cũng như môi trường sống, ngay từ khi mở vườn “Lan Kiếm”, chị luôn đặt phương châm “vì một môi trường xanh” lên ưu tiên hàng đầu.
Mặc dù vậy, thuở “chập chững” nghiên cứu theo nghề, chị vẫn chưa tìm ra giải pháp phù hợp nhằm triển khai mô hình đúng hướng. Đến tháng 01/2022, chị được Tỉnh đoàn tập huấn kiến thức về ứng dụng công nghệ vi sinh bản địa có lợi IMO. Nhờ tự tìm tòi, học hỏi cũng như sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong ngành, chị Trâm đã biết tận dụng các nguồn phân yến, cá ươn, vỏ trứng, vỏ thơm, bã cà phê,… để sản xuất ra các loại phân bón vi sinh chăm sóc hoa lan. Điển hình như phân yến vi sinh, đạm cá, đạm trứng, dung dịch kích rễ, kích chồi, khử khuẩn, dịch chuối, dịch đậu nành.
Với chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao, tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên bản địa, năm 2022, chị Trâm cho biết mô hình khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm phân bón cho hoa lan, cây trồng (chủ lực là sản phẩ phân yến vi sinh) đem lại thu nhập gần 200 triệu đồng.
![]() |
Chị Trâm giới thiệu sản phẩm đến Đoàn viên Thanh niên |
Đến tháng 11/2022, chị Trâm tham gia “Cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” do Trung ương đoàn tổ chức. Tại đây, chị Trâm đạt giải khuyến khích với dự án “Ứng dụng IMO vào nuôi trồng, chăm sóc hoa lan bằng phương pháp hữu cơ”.
Hiện tại, chị Trâm vẫn không ngừng học hỏi nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các bạn trẻ địa phương tìm hiểu chuyên sâu kiến thức IMO. Bằng cách lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đến đông đảo thanh niên, chủ vườn hoa “Lan Kiếm” mong muốn dự án sẽ góp phần gắn kết cộng đồng, nâng cao kiến thức cho mọi người về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe, môi trường cây trồng, đồng thời cải thiện đời sống sinh kế, thu nhập cho người dân.
Chị Trâm nhận định, IMO là một giải pháp chủ động, chi phí thấp, dễ thực hiện hoàn toàn phù hợp để ứng dụng trong môi trường nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.
![]() |
Sản phẩm “Phân yến vi sinh” của chị Trâm |
“Làm phân bón vi sinh theo công nghệ IMO là giải pháp nhân nuôi vi sinh vật có lợi để áp dụng vào giải pháp bảo vệ môi trường, chăm sóc cây trồng, vật nuôi và ai cũng có thể làm được. Tôi làm phân vi sinh để chăm sóc hoa lan, người khác có thể ứng dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe,… Các bạn Đoàn viên Thanh niên nếu muốn khởi nghiệp từ ứng dụng IMO mà gặp khó khăn thì tôi sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ hướng dẫn cùng phát triển”, chị chia sẻ.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
10:50 | 14/09/2023 Khuyến nông

Hà Nội: 200 hộ nông dân, Hợp tác xã tham gia diễn đàn “Nhịp cầu nhà nông”
10:04 | 14/09/2023 Khuyến nông

Tiền Giang: Nhìn lại 05 năm thực hiện hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
15:53 | 08/09/2023 Khuyến nông

Công nghệ số là chìa khóa mở cánh cửa nông nghiệp hiện đại
12:38 | 18/08/2023 Khuyến nông

Du lịch sinh thái từ những vườn cây ăn quả - Hướng đi triển vọng cho nông nghiệp Hà Nội
08:54 | 17/08/2023 Khuyến nông

Hà Nội: Quản lý vùng nông nghiệp an toàn - Hướng tới mục tiêu kép
08:00 | 14/08/2023 Khuyến nông
Tin khác

Đắk Lắk: Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và phổ biến chính sách khuyến công
10:33 | 11/08/2023 Khuyến nông

Thừa Thiên - Huế : Nghiệm thu đề án khuyến công địa phương năm 2023
10:32 | 11/08/2023 Khuyến nông

Vĩnh Phúc: Xây dựng các mô hình khuyến nông theo chuỗi giá trị
14:50 | 26/07/2023 Khuyến nông

Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức diễn đàn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
15:56 | 21/07/2023 Khuyến nông

Hướng đi mới cho nông dân ở Đắk Nông
10:37 | 21/07/2023 Khuyến nông

Nghệ An xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ
10:36 | 21/07/2023 Khuyến nông

Thanh Hoá: Phát huy tiềm năng du lịch nông thôn
15:36 | 18/07/2023 Khuyến nông

Tây Ninh: Phát triển mô hình nhỏ nhưng đem lại lợi ích lớn
09:06 | 13/07/2023 Khuyến nông

Tiền Giang: Phát triển tiềm năng du lịch nông nghiệp
08:55 | 12/07/2023 Khuyến nông

HTX chè An Toàn Khe Cốc ưu tiên sản xuất chè hữu cơ
10:21 | 30/06/2023 Khuyến nông

Mở rộng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm
09:15 | 29/06/2023 Khuyến nông

Lần đầu tiên Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức chương trình du lịch "Lục Ngạn mùa vải chín"
09:11 | 29/06/2023 Du lịch làng nghề

Bình Thuận: Đa dạng sản phẩm chế biến từ thanh long - “gỡ khó” chuyện đầu ra cho nông dân
18:48 | 23/06/2023 Khuyến nông

Hà Nội tạo hướng đi mới từ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
12:00 | 22/06/2023 Khuyến nông

Hà Nội: Hiệu quả từ mô hình nuôi cá “sông trong ao”
11:00 | 22/06/2023 Khuyến nông



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










