Bình Định: Làng nghề truyền thống bánh - bún An Thái hàng trăm năm tuổi
An Thái là thủ phủ của huyện Tuy Viễn xưa, người Minh Hương cư ngụ và kinh doanh sản xuất - thương mại đông đúc. Vị thế địa lý thuận lợi nằm dọc trên hữu ngạn sông Côn, nên ghe bầu từ cửa Thị Nại, cảng nước Mặn, và cảng Gò Bồi lên mua bán tấp nập. Đây là một vùng thị tứ sầm uất, nơi trung tâm mua bán trao đổi hàng hóa từ Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) xuống và từ các tỉnh khác qua đầm Thị Nại lên. Phía bắc An Thái bên tả ngạn Sông Côn là các làng nghề gốm cổ như làng gốm Cây Me, làng gốm... nên ghe thuyền đoạn sông Côn này đông vui, kẻ trên bến người dưới thuyền mua mua bán bán hàng nông sản, thủy sản và hàng thủ công.
Bún Song Thằn được làm rất kỳ công
Làng nghề bánh – bún An Thái vào mùa thường tất bật, nhộp nhịp. Bắt đầu từ tờ mờ sáng, các thợ làm bánh, bún đã nhom lửa, xay bột, nhào bột, đúc khuôn bánh, bún cho ra những sợi bún gạo, mì trắng mượt mà, những chiếc bánh tráng dài như miếng dải lụa mềm mại, để đưa lên vỉ tre phơi nắng trên bãi cát vàng nằm bên bờ sông Kôn hiền hòa. Ngày bình thường số lượng bún, bánh tiêu thụ cầm chừng, khi nào có khách đặt số lượng nhiều, chủ cơ sở mới mời thêm lao động làm cùng. Nhưng đến Tết nhất định cơ sở hay hộ gia đình nào cũng phải mướn công lao động, vì người trong nhà không đủ sức làm bún, bánh phục vụ lượng tiêu thụ tăng đột biến. Công đoạn nào cũng vất vả vì đều phải làm thủ công. Sau khi qua công đoạn làm bánh, bún tươi bằng máy, chủ yếu vẫn là sức lao động của con người. Mỗi ngày làm 20 bao gạo máy ra, mỗi bao 50kg. Bún này tiêu thụ các tỉnh Tây Nguyên, Sài Gòn và một số nơi khác và trong tỉnh Bình Định. Bún chia làm ba loại: Bún mì, bún gạo và bún Song Thằn. Bún Song Thằn làm từ đậu xanh, bún gạo làm bằng bột gạo và bún mì làm bằng bột mì. Mỗi loại có giá thành khác nhau. Cả làng nhà nào cũng làm bún, bánh. Bún mì dùng nấu món xào rất ngon, muốn bún mềm phải ngâm nước rồi xé nhỏ ra mới đem xào với gia vị khác.
Trong làng có mấy cơ sở làm bún, phần lớn là làm bánh tráng nên đặt là làng bánh, bún An Thái. Bún nơi đây là bún tinh chất gạo, mì không pha trộn. Gạo phải thơm ngon thường gọi là gạo ải ĐT, mới làm ra sợi bún dai, dẻo, thơm, nếu dùng gạo kém chất lượng sẽ làm sợi bún giòn, gãy, bở ăn không ngon.
An Thái được biết đến là một đô thị sầm uất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ngày xưa nghề thủ công ở đây rất phát triển như: Rèn, đúc kim loại, mộc, giấy, bún, bánh, dệt lụa, nhuộm. Hiện nay chỉ còn lại làng nghề bánh, bún là được duy trì và phát triển.
Bún khô của làng nghề An Thái hiện nay có các loại như: bún số 8, bún gạo vắt tròn, bún dong (bún củ chuối), bún gạo giả mỳ, bún bột mỳ ta, bánh phở, và đặc biệt là bún đậu xanh Song Thằn.
Bún Song Thằn là đặc sản độc đáo của làng nghề An Thái, 5 kg đậu xanh hạt được xay và chắc lọc nước nhiều lần cho ra 1,2 kg bột đậu xanh tinh chất trắng tinh, rồi 1,2 kg bột đậu xanh làm thành 1 kg bún Song Thằn khô. Chất lượng bún rất ngon, dinh dưỡng cao, nhưng vì thời giá đậu xanh quá cao nên giá bún Song Thằn hiện nay cao ngất ngưỡng: 180.000 đ/1 kg.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm bún khô - bánh tráng của làng nghề An Thái hiện nay là các tỉnh duyên hải miền trung, các tỉnh cao nguyên và một số tỉnh miền nam cũng như thành phố Hồ Chí Minh. Riêng bún Song Thằn được thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ mạnh. Nhiều Việt Kiều về nước đã tìm mua bún Song Thằn để làm quà và sử dụng.
Bài, ảnh: Châu Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường