Biên Hòa: Bửu Long - Làng nghề điêu khắc đá hơn 300 năm tuổi
(Ảnh: ST)
Theo "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức (1765 -1825), nhóm cư dân Cao, Lôi, Liêm của Trần Thượng Xuyên do không chịu sự thuần phục nhà Thanh (Trung Quốc) đã vượt biển đến sinh sống tại xứ Bàn Lân (Biên Hòa ngày nay). Đến nơi ở mới, ngoài việc làm nông nghiệp, họ còn mang theo nghề làm đá và cùng với người Việt bản địa lập nên làng nghề điêu khắc đá.
Đá nguyên liệu để làm sản phẩm đá mỹ nghệ Bửu Long là đá tấm, đá phiến, được gọi là thợ làm “đá sống”, mà những người thợ lên núi tìm mang về. Sau đó, họ bắt đầu công việc chế tác sản phẩm, gọi là thợ làm “đá chín”. Hơn ba thế kỷ với nhiều thăng trầm, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân tài hoa, như: Hà Kiều, Dương Văn Hai, Ngụy Đức Mỹ, Phạm Thành Đầu… Hiện nay những cơ sở làm đá ở Bửu Long, như: Tân Phát Hưng, Tín Nghĩa, Tân Vĩnh Quang, Nhật Thành... có quy mô khá lớn đã góp phần tạo thương hiệu cho làng nghề.
(Ảnh: ST)
Ghé thăm cơ sở Nhật Thành, chứng kiến công chế tác “đá chín” mới thấy để biến khối đá trở nên sinh động và có hồn, những nghệ nhân phải sử dụng nhiều thủ thuật với nhiều loại công cụ khác nhau như đục nhảy, đục phá, đục láng, đục rãnh, đục khớp, đục vòng…Theo những người thợ ở đây, một khối “đá sống” muốn thành một sản phẩm cần qua bốn công đoạn tạo tác, gồm: Vạt mảng tạo dáng; vẽ chi tiết trên đá đã tạo dáng (bằng mực nho); đục hoàn chỉnh; cuối cùng là tạo hình, đánh bóng sản phẩm (bằng đá mài). Trong đó, công đoạn cuối cùng được coi là khó nhất.
Trước đây, những người thợ đá ở làng nghề điêu khắc đá Bửu Long chủ yếu là làm thủ công, đến nay họ đã áp dụng công nghệ vào sản xuất, đá nguyên liệu được cắt, gọt, giũa bằng hệ thống máy cưa, cắt hiện đại. Tuy vậy, để đạt được độ tinh xảo cho sản phẩm thì vẫn cần đến đôi bàn tay khéo léo, lành nghề của các nghệ nhân trong làng. Những sản phẩm, như: Tháp sen, tượng rồng, lân hay sư tử dũng mãnh; khám thờ, lư hương, bát nhang, đèn, linh vị, bia, cối xay, cối giã gạo, ly chén, bình đựng, bộ cờ… đều được những nghệ nhân nơi đây thổi hồn vào để trở thành những tác phẩm độc đáo, có giá trị. Sản phẩm đá Bửu Long không chỉ có mặt khắp các địa phương trong cả nước, mà còn vươn ra thị trường nước ngoài như: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Nghệ nhân Phạm Duy Linh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tân Phát Hưng, cho biết: Đã mấy chục năm theo và giữ nghề, tôi rất vui vì ở nơi đây vẫn còn rất đông những người tâm huyết giữ nghề truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, gần đây, do nguồn đá ngày càng ít nên một số cơ sở điêu khắc đá trong vùng phải đóng cửa, thợ làm đá cũng bỏ nghề. Hiện nay, ở phường Bửu Long chỉ còn 3 đến 4 cơ sở trụ lại với nghề.
Nghệ nhân Huỳnh Minh Trang hơn 40 năm theo nghề điêu khắc đá, đang làm việc tại tại Công ty TNHH MTV Tân Phát Hưng tiếp lời: Tôi được ông nội truyền dạy nghề, sau đó lặn lội ra tận làng đá ở TP.Đà Nẵng để học hỏi thêm. Để theo nghề, ngoài năng khiếu, người thợ khắc đá phải có niềm đam mê với loại hình nghệ thuật này. Có như vậy, họ mới vượt qua được những khó khăn, vất vả để tồn tại với nghề.
Duy Hải
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới