Bến Tre: Những làng nghề hình thành từ dừa
Cách thành phố Bến Tre hơn 12km, sau khi qua cầu Bến Tre 2 và rẽ theo hướng tỉnh lộ 887, đến xã xã Phước Long, huyện Giồng Trôm nơi hình thành và phát triển Làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước long. Vận dụng điều kiện tự nhiên có sẵn tại địa phương, người dân đã sáng tạo nên hàng loạt sản phẩm phong phú từ nguyên liệu chính là cây dừa. Tận dụng những bộ phận tưởng chừng bỏ đi từ cây dừa, nhờ óc sáng tạo của các nghệ nhân đã cho ra hàng loạt sản phẩm độc đáo, thân thiện với môi trường: sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, đan giỏ cọng dừa, sản xuất chỉ xơ dừa,… Đặc biệt, nơi đây nổi tiếng với sản phẩm “giỏ cọng dừa” đã xuất hiện tại Bến Tre hơn 20 năm. Để có thể làm nên sản phẩm “giỏ cọng dừa” người thợ chỉ cần học đan 3 ngày và thực hiện 8 công đoạn như: ra nan, cột khung, đan, bính, quấn quay, nứt, hoàn thành phần đáy giỏ và cuối cùng là vô cây trữ vào kho chứa. Ban đầu, sản phẩm làm ra chỉ phục cho cho sinh hoạt hàng ngày nhưng dần dần đã phát triển thành Làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước Long như ngày nay.
Làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong – Giồng Trôm
Cũng tại Giồng Trôm nhưng nằm cách biệt với đất liền, một làng nghề truyền thống khác được hình thành trên cồn từ nổi Hưng Phong (còn gọi là Cồn Ốc). Tại đây người dân cũng làm ra những sản phẩm từ dừa nhưng chủ yếu là giỏ cọng dừa, vì thế được mang tên Làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong. Để đến khám phá làng nghề nơi đây, du khách có thể đi bằng đường thủy lẫn đường bộ. Nếu đi đường thủy thì từ bến sông Bến Tre xuôi theo dòng Hàm Luông mất khoảng hơn 45 phút; đường bộ thì từ thành phố Bến Tre qua cầu Bến Tre 2 theo đường tỉnh 887, sau đó qua Bến phà Hưng Phong sẽ đến được làng nghề.
Tuy chỉ mới hình hơn 16 năm, nhưng Nghề đan giỏ cọng dừa ở đây có bước phát triển khá mạnh mẽ. Nhờ vào mẫu mã đa dạng lại thân thiện với môi trường, sản phẩm giỏ cọng dừa ngày càng được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt vào dịp cuối năm, mọi người đều đặt làm giỏ quà tặng, nên sản phẩm được tiêu thụ rất nhiều. Đây cũng là dịp làng trở nên nhộn nhịp hơn cả. Các công đoạn làm giỏ tương tự như làng nghề Phước Long, hiện tại nơi đây vẫn sản xuất theo hộ gia đình.
Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh và Khánh Thạnh Tân
Nằm bên dòng sông Thơm vùng đất màu mỡ với hàng dừa trải dài bất tận, Hai xã An Thạnh- Mỏ Cày Nam và Khánh Thạnh Tân – Mỏ Cày Bắc được thiên nhiên ưu ái những điều kiện thuận lợi để hình thành nghề chỉ xơ dừa. Từ thành phố Bến Tre đi qua cầu Hàm Luông theo QL60 đến thị trấn Mỏ Cày Nam, đi thêm khoảng 3km rẽ phải sẽ đến làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh, Mỏ Cày Nam. Làng nghề chỉ xơ dừa Khánh Thạnh Tân, Mỏ Cày Bắc cũng cách đó khoảng 10km. Tại đây, Dừa được biến hóa thành những sản phẩm từ xơ dừa se lại thành chỉ… Chỉ xơ dừa có nhiều loại khác nhau như chỉ nệm, chỉ xơ cứng, chỉ xơ xoắn, chỉ nệm tráng cao su, thảm dệt, chiếu thảm, thảm trải sàn,…Đây là làng nghề mới phát triển sau này và có vệ tinh nằm rải rác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng có trồng nhiều dừa, nhưng chủ yếu vẫn là ở xã An Thạnh và xã Khánh Thạnh Tân. Bởi lẽ, hai xã nằm bên cạnh dòng sông Thơm vô cùng thuận lợi để vận chuyển sản phẩm bằng đường thủy. Những sản phẩm tại hai làng nghề này được thị trường thế giới thích thú và thường xuyên xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Ấn Độ…
Hoạt động làng nghề tại Bến Tre không nhiều, song lại phù hợp với sự khéo léo của người dân nơi đây. Qua quá trình phát triển và gìn giữ nghề, các nghệ nhân đã xây dựng nét đặc sắt rất riêng cho vùng đất sông nước này. Với những thuận lợi về địa hình, không khí trong lành, phong phú đặc sản của sông, của biển, của miệt vườn… Bến Tre đang được du khách trong và ngoài nước tìm đến khám phá cảnh đẹp cũng như văn hóa nơi đây.
Bài và ảnh Mộc Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 OCOP

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 Khuyến nông

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 Văn hóa - Xã hội