“Báu vật sống” gìn giữ, bảo tồn âm thanh cồng chiêng
Nghệ nhân làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai) chỉnh chiêng. (Ảnh: ST)
Mặc dù là nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng chuyên nghiệp, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không thể tự sản xuất ra cồng chiêng, mà những bộ chiêng ngày nay thường là các loại chiêng có tuổi đời vài chục, thậm chí vài trăm năm. Thế nhưng, hiện tại, ở Tây Nguyên số lượng những bộ cồng chiêng không còn nhiều. Do vậy, những bộ cồng chiêng cổ có giá trị hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng luôn được nâng niu và trân quý. Những theo thời gian chúng đã bị hư hại, cũ kỹ, xuống cấp, âm thanh phô, lạc nhịp. Để bảo tồn văn hóa dân tộc, gìn giữ nét đẹp riêng của vùng đất đỏ cao nguyên những nghệ nhân trên địa bàn vẫn miệt mài đi đến các buôn làng để hiệu chỉnh giữ cho được những âm thanh đặc trưng của núi rừng và bản sắc văn hóa Tây Nguyên.
Ví dụ, ở tỉnh Gia Lai, nơi đang lưu giữ khoảng 5.655 bộ cồng chiêng và có hơn 900 nghệ nhân chỉnh chiêng. Trong đó, xã Ia Ka, huyện Chư Păh là khu vực có nhiều nghệ nhân chỉnh chiêng nhất của tỉnh. Những nghệ nhân này thực hiện việc chỉnh chiêng bằng chính niềm đam mê, sự nhiệt huyết của mình. Mỗi lần chỉnh chiêng, họ thường đi theo nhóm từ 5 đến 10 người. Sau mỗi lần chỉnh, họ cùng nhau đánh thử, hòa tấu nếu nhịp chưa chuẩn thì tiếp tục chỉnh cho đến khi âm thanh bộ cồng, chiêng hòa cùng vào nhịp với nhau.
Nghệ nhân làng Mrông Yố 1 dùng búa sắt để hiệu chỉnh chiêng. (Ảnh: ST)
Qua tìm hiểu được biết, dụng cụ chỉnh cồng chiêng rất đơn giản, nó chỉ là dùi gỗ và chiếc búa nhỏ. Song, muốn chỉnh được âm cồng chiêng thì trước tiên phải biết đánh, phải biết cảm nhận sâu sắc âm thanh của dàn cồng chiêng. Chỉnh cồng chiêng không được vội vàng mà phải từ từ cảm nhận âm thanh bị lỗi. Khi phát hiện những chiếc chiêng nào hư, họ sẽ để riêng và sửa chữa. Có những chiếc chiêng chỉ hơn một giờ là sửa xong, nhưng cũng có những chiếc phải nhiều ngày mới chỉnh sửa xong. Trong quá trình hiệu chỉnh, các nghệ nhân vừa xoay chiêng, gõ gõ bằng những dụng cụ chuyên dụng, vừa ghé sát tai để cảm nhận âm thanh của từng chiếc một để chỉnh âm thanh về đúng nhịp, thỉnh thoảng cả nhóm cùng hòa tấu một đoạn nhạc để kiểm tra chất lượng âm thanh vừa chỉnh đã chuẩn chưa.
Nghệ nhân Rơ Châm Guk làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh chia sẻ: “Mỗi lần có người nhờ chỉnh chiêng, dù ở gần hay xa, chúng tôi cũng sắp xếp công việc để đến chỉnh giúp. Như những bác sỹ chuyên ngành, các nghệ nhân có nghề nhanh chóng "bắt mạch" rồi "chữa bệnh" cho những chiếc chiêng lạc nhịp. Những làng ở gần, người dân sẽ mang cồng, chiêng đến nhờ các nghệ nhân sửa chữa. Với những làng ở xa hàng trăm km, vì điều kiện khó khăn không di chuyển được, đoàn nghệ nhân phải đến tận nơi, ở lại vài ba ngày mới chỉnh xong bộ cồng, chiêng”.
(Ảnh: ST)
Còn ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: “Các bộ cồng chiêng ở Tây Nguyên được xem như tài sản vô giá của dân làng. Khi mua về, nó chỉ mới là tài sản chứ chưa phải là nhạc cụ, vì thế rất cần những bàn tay, khối óc của các nghệ nhân chỉnh chiêng. Vai trò của họ không thể thiếu trong việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng, có thể nói rằng không có họ thì không có nghệ thuật cồng chiêng”.
Được biết, với những nghệ nhân, khi cồng chiêng hư hỏng cũng như chính người thân của họ bị đau ốm vậy. Họ, nhu bác sỹ chữa bệnh cho cồng chiêng, với mong muốn tiếng cồng, tiếng chiêng được khỏe, được ngân vang hòa cùng âm thanh đại ngàn. Chính vì vậy, để gìn giữ được nghề, họ sẵn sàng bỏ thời gian, công sức để truyền dạy cho thế hệ tiếp theo.
Nghệ nhân Ksor Siơh, dân tộc Jrai ở làng Kly, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh (Gia Lai) là một trong những nghệ nhân “say nghề” chữa bệnh cho cồng chiêng từ khi còn trẻ và truyền nghề cho thế hệ trẻ. Mấy chục năm làm nghề, đến nay nghệ nhân Ksor Siơh vẫn giữ nguyên vẹn tình yêu như máu thịt đối với những chiếc cồng chiêng của dân tộc mình. Thế nhưng ông, cũng như những nghệ nhân chỉnh cồng, chiêng ở Tây Nguyên đang trăn trở về một thực tế là thế hệ kế cận của họ rất mỏng. Hiện nay, lớp trẻ trên địa bàn không mấy mặn mà với cồng, chiêng. Để tìm được một thanh niên học nghề, đam mê thực sự với văn hóa buôn làng cũng rất khó.
Chính vì vậy, ngoài việc chỉnh cồng, chiêng cho bà con dân làng gần xa, nghệ nhân Ksor Siơh còn mở những lớp dạy cồng chiêng, chỉnh cồng chiêng để truyền kinh nghiệm cho thế hệ con cháu giữ lấy văn hóa dân tộc. Ông tâm sự: “Tôi nghĩ nếu có bạn trẻ nào đó đam mê về chỉnh chiêng thì tôi sẽ bỏ hết thời gian công sức ra truyền nghề. Vì bây giờ nếu không có ai chỉnh chiêng, coi như bộ chiêng đó phải bỏ đi. Điều đó đồng nghĩa với việc văn hóa dân tộc sẽ bị mai một, quên lãng”.
Hồ Hữu Tiến
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân