Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
Nơi “gieo mầm” ngọn lửa đam mê
Khảm xà cừ là một nghề thủ công có truyền thống lâu đời của Việt Nam, làng nghề Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là cái nôi của nghề khảm xà cừ ở nước ta.
Sinh ra và trưởng thành trong gia đình giàu truyền thống làm nghề khảm xà cừ ở làng Chuôn Ngọ, anh Nguyễn Phú Hà luôn mang trong mình niềm tin yêu và tự hào đối với quê hương. Anh chia sẻ: “Tình yêu ấy đã ngấm trong tôi từ thuở còn thơ với ngôi miếu cổ kính và đình làng uy nghi thờ cụ tổ nghề - Đức Thành Hoàng Trương Công Thành, với mái chùa rêu phong, cùng tiếng "kinh kệ" đã cho tôi được nương tựa vào tinh thần tâm linh của dân tộc”.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xưởng sản xuất |
Từ những ngày thơ ấu, hình ảnh ông nội (Cụ Nguyễn Phú Thuận) và cha (Ông Nguyễn Phú Trường) miệt mài bên những tác phẩm khảm xà cừ đã trở thành tượng đài bất diệt trong tâm hồn anh. Anh nhớ lại: “Thuở còn bé, mỗi lần đi học về tôi lại chạy ngay lên phòng làm việc để xem ông nội và cha mẹ tôi chế tác những tấm tranh khảm xà cừ nổi. Tôi ngắm nghía những tác phẩm một cách say sưa thích thú và thán phục. Trong trí óc non nớt của tôi luôn đặt câu hỏi về ý nghĩa của mỗi bức tranh và phương thức chế tác”.
Niềm đam mê và tình yêu nghề khảm trai trong anh Hà lớn lên từng ngày, năm 10 tuổi anh được theo học bác Nguyễn Phú Hiển - bậc thầy đã đào đào tạo rất nhiều nghệ nhân trong làng. Bên cạnh đó, anh cũng được theo học nhiều nghệ nhân khác trong làng nghề. Đây chính là những người thầy đầu tiên, chắp đôi cánh giúp anh bay cao, bay xa trong sự nghiệp làm nghề của mình.
![]() |
Có thể nói, tình yêu đối với quê hương và niềm tự hào về gia đình giàu truyền thống văn hóa đã trở thành “mảnh đất giá trị” giúp anh Hà “gieo mầm” ngọn lửa đam mê đối với nghề khảm xà cừ. Anh luôn nhắc nhở bản thân rằng: “Mình phải có trách nhiệm giữ gìn nề nếp gia phong và tinh hoa làm nghề của tổ tiên để lại”.
Mang tinh hoa làng nghề đến vùng đất phồn hoa
Quê hương luôn là chùm khế ngọt, nơi đây đã “nuôi nấng” tâm hồn anh và cũng là nơi anh được thừa hưởng những gì tinh túy nhất của làng nghề. Đó là một làng nghề trù phú, giàu truyền thống văn hóa, mang trong mình vẻ đẹp nghệ thuật từ những tác phẩm do chính người dân tạo ra. Là một người con của làng nghề, anh Nguyễn Phú Hà khát khao đi tìm câu trả lời cho bài toán “làm sao để phát triển nghề khảm xà cừ tới mọi người dân 3 miền và vươn xa tới các cường quốc năm châu”.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Phú Hà cùng cộng sự. |
Có trong tay những tinh hoa của làng nghề khảm xà cừ Chuôn Ngọ, gia đình anh quyết định chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh, một miền đất phồn hoa, sôi động, là trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Những ngày đặt chân đến vùng đất mới, bước đầu anh và gia đình gặp không ít khó khăn, anh Hà chia sẻ: “Có nhiều đêm tôi thức trắng để làm việc và suy tư”. Nhưng chính sự kiên trì, miệt mài sáng tạo, cùng với sự giúp đỡ của nhiều người, gia đình anh đã vượt qua thời kỳ khó khăn và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.
![]() |
Xưởng sản xuất Tranh Đồ Gỗ Khảm Xà Cừ Hồn Việt. |
Đặt chân đến vùng đất phồn hoa, trong tay anh không phải vàng bạc quý giá, mà đó chỉ là những ký ức của tuổi thơ, những hoài niệm về quê hương thân yêu. Nhưng đó lại là thứ quý giá nhất không gì có thể sánh bằng, nó giúp anh làm “sống dậy” những tác phẩm nghệ thuật của mình. Anh tâm sự: “Tuổi thơ tôi với những buổi trưa hè tắm mát ở dòng sông quê, những buổi chiều thả diều trên khoảng trời rộng. Những cánh đồng trải dài lúa chín, xa xa từng đàn cò trắng đang bay về với đầm sen thơm ngát của quê hương… Những hình ảnh đó là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm của Đồ Gỗ Khảm Xà Cừ Hồn Việt sau này".
Những tác phẩm nghệ thuật mang “hơi thở” dân tộc
Những sản phẩm nghệ thuật tại xưởng chế tác Đồ Gỗ Khảm Xà Cừ Hồn Việt của anh đã nhiều lần được lựa chọn làm quà tặng cho những Nguyên thủ quốc gia, doanh nhân và khách du lịch.
![]() |
Tác phẩm tranh "Sài Gòn xưa" |
Những tác phẩm của nghệ nhân Nguyễn Phú Hà luôn mang trong mình vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc thông qua một số tác phẩm như:
Bức tranh “Long phụng tương phùng” tượng trưng cho sự quyền qúy, biểu tượng cho Sức mạnh – Phát triển – Thăng tiến hay “Tủ thờ nhất hiếu đạo” là tác phẩm mang ý nghĩa về Đạo Hiếu, lấy đó làm Hạnh đứng đầu về Đạo Đức con người. Bên cạnh đó, còn có tác phẩm Bộ Ghế Nu Y Khảm Xà Cừ “Hoa khai phú quý -bốn mùa như ý”, một bức tranh của những loại hoa, loại chim là biểu tượng cho May Mắn - Tài Lộc - Vinh Hoa - Phú Qúy.
Tác phẩm tranh “Cành sen trắng”, là biểu tượng cho tâm pháp của Đức Phật Thích Ca Bổn Sư Mâu Ni, được truyền lại cho cho Ngài Ca Diếp để chánh pháp được lưu truyền đến nay. Hình ảnh đàn cò trắng bay về, tượng trương cho sự quay trở về với bản tánh chân tâm thanh tịnh của con người, con người luôn nhớ về quê cha đất tổ. Ngoài ra còn có tác phẩm “Bức tranh Sài Gòn xưa” và nhiều tác phẩm ý nghĩa khác.
![]() |
Tác phẩm tranh "Cành sen trắng" do Nghệ nhân Nguyễn Phú Hà chế tác. |
Những tác phẩm trên là tâm huyết, công sức của anh Nguyễn Phú Hà, chúng có giá trị đặc biệt về tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, góp phần vào sự giữ gìn và phát triển nghề truyền thống.
Tin liên quan

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân