Bắc Ninh: Người đi tìm hồn của đá
Yêu thích gốm, nên từ năm 1988, khi mới 17 tuổi anh Hoàng Chương đã mày mò tận Bát Tràng (Hà Nội) để sưu tầm. Theo thời gian, niềm đam mê gốm cứ lớn dần, từ tìm hiểu, sưu tầm dòng gốm Phù Lãng (Quế Võ), anh còn nhiều lần đạp xe sang Thổ Hà (Bắc Giang), Hà Nội để sưu tầm gốm. Những ngày đầu đam mê gốm, nguồn kinh phí có hạn, hiểu biết về gốm cũng không nhiều, nhưng Hoàng Chương đã sở hữu gần 100 sản phẩm gốm ở các địa phương nổi tiếng. Theo anh điều tạo sức hút lớn nhất của gốm chính là nền văn hóa của từng giai đoạn lịch sử được thể hiện trên sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về gốm, Hoàng Chương đã tự mày mò tìm hiểu qua sách, báo về lịch sử các triều đại Việt Nam như: Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Ngoài ra, anh còn tự học chữ Hán để trang bị thêm kiến thức khi sưu tầm.
Anh Nguyễn Hoàng Chương cho biết: Mỗi một triều đại, sản phẩm gốm lại có tính đặc thù khác nhau, văn hóa thể hiện khác nhau. Nước men, màu sắc, bức họa trên sản phẩm đều là điển tích của văn hóa, lịch sử, là những lời chúc tốt đẹp, mang âm hưởng của phong thủy. Khi tìm hiểu sâu về gốm, tôi không chỉ hiểu được nền văn hóa, lịch sử mà còn tạo cho mình có tâm hồn đẹp, giải tỏa được căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.
Ngoài tìm hiểu các dòng gốm của Việt Nam, Hoàng Chương còn tìm hiểu về gốm Trung Quốc các triều đại: Tống, Minh, Thanh... Năm 2010, để mở rộng hiểu biết về gốm, Hoàng Chương tìm hiểu thêm về gốm Nhật Bản và tiếp cận với các dòng gốm nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào như gốm: Sacxoma với hàm lượng cacbon cao tạo nên sản phẩm nhẹ, mang bản sắc cá biệt; dòng gốm Arita với cốt liệu đanh, dẻo, sản phẩm nặng, kêu như chuông có men bóng và màu sắc rực rỡ… Có cả dòng gốm đến từ các lò gốm lâu đời, của các nghệ nhân nổi tiếng ở Nhật Bản. Qua tìm hiểu gốm Nhật Bản, anh nhận ra một điều, văn hóa hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam có những nét tương đồng với tính nhân văn thể hiện trên sản phẩm. Đặc biệt, các sản phẩm gốm đều thể hiện bản sắc dân tộc mạnh mẽ, sự kiên cường, anh hùng, bất khuất trong bảo vệ tổ quốc.
Sản phẩm gốm Nhật Bản tại phòng trưng bày gốm-đá của nghệ nhân Nguyễn Hoàng Chương.
Sau mấy chục năm sưu tầm và đam mê với gốm, đến nay Hoàng Chương có khoảng hơn 2.000 sản phẩm gốm của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản với phong phú các thể loại: Bát, đĩa, lộc bình, bộ tách trà, lọ hoa, đồ thờ cúng… có chọn lọc, với niên đại trung bình vài trăm năm trở lại. Theo nghệ nhân Hoàng Chương, những năm trở lại đây, gốm Nhật đang được nhiều người ưa chuộng với chất lượng bậc nhất, đáp ứng 4 tiêu chí “nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí”. Công phu và tinh xảo trong quá trình làm và cả nội dung, tích, tứ trong mỗi sản phẩm. Hầu như không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Vì vậy, dù ra đời sau nhưng gốm Nhật vẫn có một chỗ đứng riêng trên thị trường, xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Để đạt đến độ uyên thâm về sưu tầm gốm Nhật, anh Chương đã dày công tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ, nghiên cứu công thức chế tác ra sản phẩm… Việc tìm mua các sản phẩm gốm Nhật của anh giờ đây không chỉ để sử dụng, trưng bày mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng có chung niềm đam mê văn hóa Việt Nam và Nhật Bản.
Bén duyên với đá nghệ thuật.
Là một người yêu nghệ thuật, Hoàng Chương cũng sớm bén duyên với đá nghệ thuật từ năm 2005. Những cuộc hành trình từ Bắc vào Nam, đi khắp rừng sâu, núi thẳm để tầm đá, tạo bộ sưu tập cho mình không còn là việc lạ lẫm. Mỗi chuyến đi của anh kéo dài từ 1 tuần đến hàng tháng. Chia sẻ về cơ duyên đến với đá, anh hồ hởi: Với chuyên môn về trang trí nội thất, tôi đã tìm hiểu và học hỏi thêm về đá nghệ thuật để thiết kế cho các gia đình. Tác phẩm đá nghệ thuật đầu tiên của tôi là tạo không gian đá cảnh tại gia đình mình theo phong cách của người Nhật Bản. Chính tác phẩm này đã tạo cho tôi thêm niềm đam mê sưu tầm đá.
Gần 20 năm “phải lòng” với việc sưu tầm đá, Hoàng Chương đã đặt chân đến mọi vùng đất của tổ quốc như: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Nam, Gia Lai... Mỗi nơi, anh đều tìm vào những mỏ đá, đến sông suối như sông Thu Bồn Quảng Nam; sông Ba ở Gia Lai… để tìm kiếm những tác phẩm đá “độc” đem về, hoặc sưu tầm của người dân. Theo anh Chương, mỗi dòng sông có chất liệu khác nhau do đặc thù địa chất thì sẽ tạo ra những chất liệu đá khác nhau về màu sắc, kết cấu, vân, thớ đá... Mê đá nên hễ biết ở đâu có đá quý, đá đẹp là anh lại thu xếp lên đường. Những chuyến đi sưu tầm đá của anh thường vào mùa khô, nhiều nơi có địa hình phức tạp, hiểm trở anh phải gửi xe và đi bộ hàng chục km để tới địa điểm tìm kiếm đá. Theo anh, người nghệ nhân chơi đá phải tìm được giá trị cao nhất trong hình khối, màu sắc và đặt tên cho tác phẩm để hướng tới triết lý sống nhân văn cao đẹp, gieo mầm xanh cho tâm hồn.
Hiện anh Chương có hơn 100 tác phẩm đá nghệ thuật đa phần là đá tự nhiên có hình thù, loại chất cấu tạo khác nhau, có những viên đá tự phát ra ánh sáng. Một số tác phẩm đá nghệ thuật của anh được giới chuyên môn đánh giá cao và đạt giải thưởng ở các cuộc trưng bày như tác phẩm “Trái tim hai mặt” được anh sưu tầm ở Duy Linh, Bảo Lộc (Lâm Đồng); tác phẩm “Lửa cháy Cô tô đài” sưu tầm ở Duy Xuyên (Quảng Nam)… Anh Chương cho hay, đam mê vẻ đẹp của đá tự nhiên nên có những tác phẩm anh bán để có tiền trang trải cho những chuyến đi, song có những tác phẩm được người mua trả với giá trị cao anh cũng không bán.
Là hội viên Hội Đá nghệ thuật Việt Nam và Hội đá nghệ thuật tỉnh, anh Chương đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật đá. Các tác phẩm của anh tham gia trưng bày tại festival Bắc Ninh, trưng bày toàn quốc dịp 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và đạt một số giải thưởng cao quý.
Bài, ảnh: Minh Hường
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân