Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
Nghệ nhân Đỗ Quang Tĩnh, làng nghề mộc Bình Cầu sơn son sản phẩm câu đối, hoành phi. |
Là nghề truyền thống chuyên sản xuất đồ thờ tự phát triển mạnh trước năm 1945, rồi có những giai đoạn tưởng chừng đã mất đi sau bao thăng trầm, song từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, làng nghề mộc Bình Cầu đã phục hồi và phát triển đa dạng thêm các sản phẩm khác từ gỗ để đẩy mạnh thương hiệu nghề truyền thống này của làng.
Trước đây, sản phẩm chính của làng gỗ Bình Cầu là những bộ hoành phi câu đối sơn thếp; đồ thờ cúng… được làm từ gỗ lim, gỗ dổi nhập ở các vùng lân cận. Gỗ nhập về sẽ được trải qua nhiều công đoạn như xẻ thành những tấm khác nhau, ngâm khoảng 30 ngày, sau đó sấy điện trong 3-4 ngày cho khô. Tiếp theo người thợ sẽ pha dọc các tấm gỗ, lên ý tưởng hoa văn để đục chạm, đánh giấy ráp rồi sơn và lắp ghép thành sản phẩm. Đặc trưng của sản phẩm gỗ Bình Cầu là nét đục chạm tinh xảo được sơn thếp trên chất liệu gỗ. Trong số các công đoạn làm gỗ, công đoạn lấy mực thước vẽ hoa văn sao cho sống động và sơn thếp để màu gỗ lên đẹp nhất là hai cộng đoạn quan trọng nhất. Cùng với những hoa văn xưa, người thợ trong làng còn sáng tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng, họa tiết sắc xảo với các kích thước khác nhau. Các hoa văn thường được sử dụng là bộ tứ linh, tùng cúc trúc mai, bầu rượu túi thơ miêu tả cảnh các quan triều đình thắng trận trở về được nhà Vua ban thưởng. Đặc biệt, mỗi hộ gia đình cũng có bí quyết riêng để sơn thếp cho ra các màu sắc độc đáo. Tất cả công đoạn tỉ mỉ ấy hòa quyện để tạo nên những sản gỗ đậm dấu ấn truyền thống nhưng phù hợp với kiến trúc của các không gian thờ tự thời hiện đại. Hiện nay, các sản phẩm của làng nghề Bình Cầu được chia ra thành nhiều phân khúc, gồm đồ gỗ để thờ cúng tổ tiên, làm nhà gỗ và bàn ghế gỗ gia dụng. Sản phẩm đặc biệt được ưa chuộng ở Bình Cầu chủ yếu là những dòng sản phẩm sơn thếp trên chất liệu gỗ, dựng nhà thờ, đình chùa, tượng phật, hoành phi câu đối…
Một trong những người giữ được nghề truyền thống do các cụ nhiều đời trong gia đình truyền lại cho bố, rồi đến 3 anh em trai - ông Đỗ Quang Hà cho biết: “Theo lịch sử làng nghề để lại, nghề mộc ở Bình Cầu đã có hơn 400 năm. Thời xưa nhờ khai thác được gỗ vùng ven sông nên chủ yếu là làm tiện gỗ đồ thờ. Sau năm 1945, nghề bắt đầu mai một do tình hình bấy giờ, nhiều người phải đi làm kinh tế theo hướng khác để bảo đảm cuộc sống cho gia đình nên nghề mộc dần mai một”. Sau nhiều biến cố của làng nghề, gia đình ông Hà là một trong số ít hộ vẫn quyết tâm gắn bó với sản phẩm mộc truyền thống và duy trì ổn định đến nay. Gần đây, nhờ ứng dụng máy móc, công nghệ mới, sản lượng và chất lượng đồ gỗ mỹ nghệ tăng lên đáng kể, doanh thu của gia đình ông cũng khá hơn, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức thu nhập trung bình từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Mới đây nhất, năm 2023 sản phẩm Ỷ thờ của gia đình ông Hà được cấp chứng nhận chất lượng 3 sao sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh.
Tiếng lành đồn xa, cùng với nhu cầu về đồ thờ ngày càng cao, khách hàng nhiều nơi tìm tới Bình Cầu đặt hàng ngày một đông hơn. Từ vài hộ giữ nghề, tới nay cả thôn Bình Cầu có hàng chục xưởng gỗ lớn, nhỏ. Ngoài các sản phẩm thờ tự, nhiều hộ còn làm thêm sản phẩm gia dụng, nhà thờ... Một số gia đình mở xưởng sản xuất quy mô lớn làm hàng xuất khẩu, mang lại thu nhập cao cho kinh tế gia đình mỗi năm. Đồng thời góp phần giúp chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương, tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.
Với sự hồi sinh và phát triển của nghề mộc truyền thống, tháng 1-2020, đồ gỗ mỹ nghệ của Bình Cầu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập thể này sẽ là công cụ quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu, khai thác, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ của làng nghề. Đây cũng là động lực để nâng cao đời sống của người dân mà vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống gắn với tiềm năng du lịch tâm linh vùng Nam Đuống.
Ngày nay, nghề Đồ gỗ mỹ nghệ ở thôn Bình Cầu không còn bó hẹp ở địa phương mà đã được người dân phát triển ở khắp các địa phương trong cả nước thậm chí có người còn sang các nước Trung Quốc, Lào...để làm nghề. Hiện tại, toàn thôn có tổng số 28 gia đình làm nghề với doanh thu hàng năm đạt 20-22 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 100 lao động, việc làm thời vụ cho 120-130 lao động với thu nhập từ 8-10 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù có sự phát triển, khẳng định thương hiệu riêng, tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, làng nghề gỗ mỹ nghệ Bình Cầu vẫn còn không ít khó khăn do đầu ra sản phẩm thiếu ổn định.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và phát huy giá trị làng nghề, thị xã Thuận Thành đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân gìn giữ, phát triển làng nghề, trong đó có việc công nhận một số sản phẩm đạt chất lượng OCOP, lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống. Qua đó, tạo điều kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm; đồng thời, có kế hoạch quy hoạch khu sản xuất gỗ thủ công mỹ nghệ làng nghề ra khu tập trung tạo điều kiện cho nhân dân có đất mở rộng sản xuất, tránh ô nhiễm môi trường; đặc biệt có chính sách tạo điều kiện xác nhận cho người dân vay vốn mở rộng quy mô sản xuất…
Tin liên quan
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
Hữu Bằng - Điểm sáng trong phát triển kinh tế làng nghề
15:53 | 28/08/2024 Kinh tế
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê
14:19 | 22/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 Tin tức
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 Nông thôn mới
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 Làng nghề, nghệ nhân