Bắc Ninh: Giữ mãi nghề chơi Quan họ
Trong cuốn “Không gian Văn hóa Quan họ” của tác giả Lê Danh Khiêm, Lê Thị Chung, Hoắc Công Huynh từng viết: Quan họ đã trở thành “nghề chơi”, nên người chơi phải chuyên tâm, chuyên nghiệp để hiểu sâu sắc các mặt của hoạt động Quan họ. Người chơi Quan họ trước tiên phải nhập một bọn Quan họ ở làng, xã và rèn luyện để có vốn liếng hàng trăm làn điệu, học văn hóa ứng xử, giao tiếp, hiểu phong tục, tập quán, lễ nghi…
Ngoài lời ca, giọng hát cần tập luyện, rèn rũa cho đủ độ “vang, rền, nền, nảy”, người chơi cũng cần học những hành vi, ứng xử của người Quan họ như sự lịch thiệp, tao nhã, tài hoa trong giao tiếp; ca hát, lời giao tiếp vừa thật thà dân dã, vừa giàu chất văn chương, thi ca... Người Quan họ chơi với nhau xuất phát từ việc kết bạn. Khi kết bạn rồi thì hai bọn Quan họ là ngang nhau, không bọn nào là anh, không bọn nào là em bởi thế nên người Quan họ luôn tự xưng “em” hoặc “chúng em” và gọi bên kia là “anh” hoặc “chị”.
Nhiều lần đến các làng Quan họ gốc, gặp những nghệ nhân Quan họ, dù nay tóc đã bạc, da đã mồi, sức khỏe cũng chẳng còn được như thời trai trẻ đi hát thâu đêm suốt sáng nhưng mỗi khi được hỏi về nghề chơi Quan họ thì hào hứng kể cả buổi chẳng dứt ra được. Thế mới biết, Quan họ đã ăn sâu, bám rễ, như cơm ăn, nước uống hàng ngày của biết bao nghệ nhân. Theo các nghệ nhân, nghề chơi Quan họ cũng lắm công phu, các liền anh, liền chị khi đã tham gia bọn Quan họ thì gạt bỏ mọi tình cảm riêng tư chỉ còn lại tình yêu Quan họ, không tính toán thiệt hơn, chơi tự nguyện, say mê và gắn bó với nhau như anh, em ruột thịt trong gia đình. Những dịp thành viên có việc vui, bọn Quan họ sang thăm, chúc mừng bạn, sau tổ chức hát cầu may, cầu vui, khi thành viên có việc buồn, bọn Quan họ cũng đến thăm hỏi, tổ chức hát thờ…
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quỳnh ở Hoài Thị, Liên Bão (Tiên Du) chia sẻ: Khi tham gia bọn Quan họ, mỗi liền anh, liền chị đều phải trau dồi vốn liếng, thuộc hàng trăm câu Quan họ cổ các giọng lề lối: Đường bạn, kim lan, tình tang, cây gạo, cái hời cái ả… học cách thưa, gửi, giao tiếp ứng xử, biết quý trọng tình nghĩa của người Quan họ. Bọn Quan họ Hoài Thị với Viêm Xá kết bạn hàng trăm năm nay, các thế hệ nối tiếp nhau và luôn trân trọng, xưng hô gọi nhau là Quan họ hay đương Quan họ và xưng là em, chúng em. Chính sự lịch thiệp, trân trọng nhau trong hoạt động kết bạn Quan họ đã khiến cho Quan họ được nhiều người yêu mến và ngưỡng mộ.
Để gìn giữ nghề chơi sang trọng này, những năm qua, các cấp, ngành trong tỉnh có những hoạt động thiết thực và đạt nhiều thành tựu trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh. Công tác tuyên truyền, quảng bá được quan tâm đặc biệt với nhiều hình thức như tổ chức các Festival, chương trình nghệ thuật “Về miền Quan họ”, hát Quan họ trên thuyền, hội thi hát Quan họ đầu Xuân, hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên truyền hình… với chất lượng các cuộc thi, hội thi từng bước nâng lên, được nhân dân và bạn bè quốc tế đón nhận, tạo nét văn hóa riêng có của Bắc Ninh - Kinh Bắc. Tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cấp, ngành đa dạng hóa hình thức thể hiện và nâng cao chất lượng truyền dạy trong các nhà trường, trong cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp… Đặc biệt, Bắc Ninh ban hành nhiều chính sách nhằm phát huy giá trị di sản, đãi ngộ nghệ nhân, hỗ trợ kinh phí các làng Quan họ gốc và Quan họ thực hành, CLB trong và ngoài tỉnh; Dành kinh phí thỏa đáng để xây dựng các thiết chế văn hóa Quan họ và các trang thiết bị liên quan trực tiếp đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản… Sự quan tâm kịp thời, đúng hướng ấy đã góp phần đưa Quan họ Bắc Ninh trường tồn và lan tỏa.
Bài, ảnh: Lê Đại - Minh Từ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP