Bắc Giang: Sâm Nam núi Dành - Nguồn dược liệu quý
Gặp cựu chiến binh - Người nhân giống sâm Nam đầu tiên tại Tân Yên
Ghé thăm khu vườn sâm Nam núi Dành của ông Dương Văn Viên (68 tuổi) ở thôn Lãn Tranh, xã Liên Chung, một trong số những người trồng và nhân giống sâm Nam đầu tiên trên địa bàn. Ông Viên là cựu chiến binh trở về từ chiến trường Tây Nguyên từ năm 1977 và đang là tấm gương làm kinh tế giỏi tại quê hương.
Ông Dương Văn Viên chăm sóc khu vườn trồng sâm hơn 3 năm tuổi
Chia sẻ về quá trình trồng và nhân giống sâm Nam, ông Dương Văn Viên cho biết: Do tỷ lệ nảy mầm của hạt sâm nam rất thấp nên từ khoảng năm 1983, ông đã cùng một số người dân đã lấy sâm Nam từ núi Dành về để trồng tại vườn. Tuy nhiên, phải đến khoảng năm 2005, ông Viên mới bắt đầu tìm được cách nhân giống có hiệu quả. Qua một thời gian dài nghiên cứu, ông Viên đã nhân giống thành công sâm Nam bằng hai cách: một là nhân giống bằng củ con (hiệu quả đạt 99%) và hai là nhân giống bằng dây sâm (hiệu quả đạt 90%). Đến nay, gia đình ông đã có hơn 9 sào trồng sâm Nam cho thu hoạch nhiều thành phẩm là cây giống, sâm củ và hoa sâm.
Bình rượu sâm Nam núi Dành có tuổi đời hơn 8 năm
Các bầu đất chứa cây sâm giống được nhân từ rễ sâm
Trong thời gian qua, sâm Nam núi Dành cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ chính quyền địa phương và các nhà nghiên cứu, giá trị sâm Nam ngày càng được nâng cao và trở thành loại dược liệu thu hút người tiêu dùng. Vì thế, sâm Nam núi Dành đang trở thành nguồn thu kinh tế tiềm năng cho nhiều hộ dân.
Tại vườn ông Dương Văn Viên, giá bán cây giống đang dao động từ 30.000 – 35.000 đồng/cây. Với sâm Nam có tuổi đời trên 5 năm tuổi, giá bán thành phẩm củ sâm tươi là 2 triệu đồng/kg, sâm khô là 3 triệu đồng/kg và hoa sâm Nam khô là 1 triệu đồng/kg.
Hình ảnh lát cắt ngang củ sâm Nam núi Dành
Phát triển Sâm Nam núi Dành thành sản phẩm nông sản chủ lực
Sâm Nam núi Dành ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ biến mất khỏi tự nhiên. Hiện nay, sâm Nam núi Dành đang được sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp ở mức độ sẽ bị nguy cấp, cần được bảo tồn và phát triển.
Tại kết quả nghiên cứu của viện Di truyền Nông nghiệp (2015), nguồn gen sâm Nam núi Dành đã được mô tả, định danh với tên khoa học là Callerya speciosa. Bước đầu đã xác định được sự có mặt của các hoạt chất saponin, flavonoid, acid hữu cơ, acid amin và saccharid trong các mẫu sâm có độ tuổi 2-5 năm. Hàm lượng trong sâm trên 5 năm tuổi cao hơn nhiều. Điều này cho thấy, các hoạt chất chính có dược tính cao sẽ được tích tụ và phát triển theo độ tuổi cây sâm, kết hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nuôi trồng phù hợp.
Sâm Nam được nhiều hộ dân ở Tân Yên nhân giống và trồng dưới chân núi Dành
Để bảo tồn, phát triển và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm sâm Nam núi Dành, năm 2021 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Sâm Nam núi Dành ở Tân Yên, Bắc Giang. Đồng thời, Sâm Nam núi Dành đã được UBND tỉnh Bắc Giang xếp hạng sản phẩm OCOP đạt 4 sao.
Vùng trồng sâm Nam tập trung chủ yếu tại 2 xã Liên Chung và Việt Lập, với diện tích gần 300 ha. Sâm Nam được trồng và chăm sóc bằng phương pháp bán tự nhiên, sử dụng chủ yếu phân hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác. Nhận thấy được tiềm năng của loại dược liệu này, nhiều hộ gia đình như ông Dương Văn Viên đã phát triển mô hình sản xuất, chế biến kinh doanh sâm Nam núi Dành mang lại nguồn thu nhập cao.
Sâm núi Dành là một loại sâm quý có giá trị kinh tế cao, y dược, xã hội và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng đất đồi núi, vàn cao của huyện Tân Yên. Phát triển sản xuất sâm núi Dành vừa để bảo tồn nguồn sâm tự nhiên, vừa mang lại dược liệu quý để hỗ trợ sức khỏe cho con người và hơn nữa là góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Vào tháng 3/2022, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên đã ký quyết định số 55/ĐA-UBND công bố Đề án Phát triển sâm Nam núi Dành trên địa bàn huyện Tân Yên, giai đoạn 2022-2027, dự kiến sẽ đưa sâm Nam trở thành một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương.
Bài, ảnh: Thúy Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
14:51 | 17/09/2024 OCOP
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 | 16/09/2024 OCOP
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP
15:32 | 13/09/2024 OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:19 | 11/09/2024 OCOP
Tin khác
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu
11:17 | 11/09/2024 OCOP
Hương vị đất trời
11:20 | 10/09/2024 OCOP
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 | 09/09/2024 OCOP
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội
10:14 | 09/09/2024 OCOP
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc
10:13 | 09/09/2024 OCOP
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
19:22 | 08/09/2024 OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
09:00 | 05/09/2024 OCOP
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9
15:48 | 04/09/2024 OCOP
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
07:16 | 01/09/2024 OCOP
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024
07:15 | 01/09/2024 OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:11 | 31/08/2024 OCOP
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
10:13 | 29/08/2024 OCOP
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 Văn hóa - Xã hội
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
13:55 Kinh tế
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP
13:54 Nông thôn mới
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
13:54 Tin tức