Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong

LNV - Bà Rịa-Vũng Tàu với lợi thế về diện tích rừng, cộng với các vườn cây công nghiệp, cây ăn trái như: cà phê, nhãn, cam, bưởi..., nên thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi ong lấy mật; trong đó có nhiều trang trại đã tiến tới xuất khẩu mật thô và các sản phẩm mật đóng chai. Để phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu cho mật ong Bà Rịa-Vũng Tàu, đến nay các cơ sở đã nỗ lực để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Tuy mới thành lập được hơn 4 năm, nhưng hiện nay sản phẩm mang thương hiệu mật ong Hạnh Phúc của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hạnh Phúc Oganic, ấp Phú Thiện, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có mặt ở nhiều nơi. Bà Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty cho biết, gia đình bà vốn có nghề nuôi ong lấy mật đã hơn 20 năm, hiện nay gia đình Hạnh có nhiều trang trại nuôi ong, với sản lượng cho thu 1 năm lên đến hơn 500 tấn mật và cả thu mua từ các trang trại của người nhà là 1.000 tấn/năm để xuất khẩu đi các nước Mỹ và châu Âu. Do có nguồn cung mật ong dồi dào từ chính các trang trại nuôi ong của gia đình và người thân nên chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chị Đào Thị Mỹ Hạnh (áo đỏ) Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hạnh Phúc - Oganic đang kiểm tra mật tại các trang trại nuôi ong của gia đình. Ảnh: Hoàng Nhị


Sản phẩm mật ong mang thương hiệu Hạnh Phúc chỉ sử dụng có một loại duy nhất đó là mật ong hoa cà phê, chính vì vậy mật ong mang thương hiệu Hạnh Phúc có hương vị rất riêng, đặc biệt của hoa cà phê vùng đất Tây Nguyên.

Bà Đỗ Thị Mỹ Hạnh cho biết, để xây dựng thương hiệu của riêng mình, quy trình nuôi ong lấy mật của gia đình hoàn toàn bằng phương pháp tự nhiên hữu cơ. Nghĩa là ong được nuôi trong vườn hoa cà phê chứ không cho ong ăn đường như những khu nuôi ong khác nên mật ong Hạnh Phúc hoàn toàn tự nhiên, nguyên chất. Từ mật ong thu được, công ty sơ chế và đóng chai.

Ngoài ra, công ty còn sản xuất cả viên nang từ sữa ong chúa nguyên chất được người tiêu dùng phản hồi tốt. Đến nay, sản phẩm mang thương hiệu mật ong Hạnh Phúc của công ty đã được phân phối tại nhiều nơi với sản lượng tiêu thụ gần 20 tấn mật ong/năm và 1 tạ sữa ong chúa tươi/năm.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, phía Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hạnh Phúc - Oganic, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc chỉ dùng mật ong cà phê và đảm bảo 100% hoàn toàn từ tự nhiên không pha chế. Ảnh: Hoàng Nhị-TTXVN.


Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong các doanh nghiệp sản xuất mật ong trên địa bàn tỉnh còn chú trọng đa dạng hóa sản phẩm làm từ mật ong.

Công ty TNHH Kim Trúc Plus, ấp Đông Hải, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, với thương hiệu mật ong Mether nature đã mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng như: mật ong chanh gừng, mật ong ngâm nghệ, mật ong sâm dây Ngọc Linh, sữa ong chúa…. Nhờ đa dạng hóa sản phẩm mà mỗi năm công ty đã xuất ra thị trường khoảng 10.000 sản phẩm/năm.

Chị Nguyễn Thanh Trúc, Phó Giám đốc Công ty Kim Trúc Plus, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ với các sản phẩm trưng bày của công ty. Nhờ đa dạng hóa sản phẩm làm từ mật ong và thảo dược đã giúp công ty dần khắng định được thương hiệu. Ảnh: Hoàng Nhị-TTXVN.


Bà Nguyễn Thanh Trúc, Phó giám đốc Công ty TNHH Kim Trúc Plus Cho biết, nguồn mật ong được sản xuất ra từ mật từ hoa cà phê và mật cao su. Thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty chủ yếu là trong nước và cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để hướng đến xuất khẩu sản phẩm. “Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho thị trường những sản phẩm với dòng mật ong tốt nhất, có giá trị dinh dưỡng cao nhất kết hợp với các loại thảo dược thiên nhiên để chăm sóc tốt sức khỏe cho người tiêu dùng”, bà Nguyễn Thanh Trúc nhấn mạnh.

Với xu hướng sử dụng ngày càng tăng đối với các sản phẩm làm từ thiên nhiên, các sản phẩm mật ong của Bà Rịa-Vũng Tàu đang có nhiều cơ hội, đặc biệt là khi đã xây dựng được thương hiệu vững chắc trên thị trường.

Tại cơ sở sản xuất mật ong Anh Tiến, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, quy trình sản xuất được thực hiện khép kín. Mật ong nguyên liệu được trải qua quá trình kiểm tra chất lượng, sau đó đưa vào các bồn và xử lý tách nước, khử khuẩn, nấm men, nấm mốc đạt các tiêu chuẩn để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Ông Nguyễn Minh Tiến, chủ cơ sở mật ong Anh Tiến cho biết, cơ sở đã áp dụng sản xuất theo quy trình HACCP và thực hiện truy xuất nguồn gốc, sản phẩm đã xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ và một số nước châu Âu với sản lượng khoảng 40 container/năm (tương đương 700 tấn). Ngoài ra, mỗi năm cơ sở tiêu thụ khoảng 60 tấn sản phẩm tại thị trường nội địa.

Theo ông Tiến, để mật ong đạt chất lượng, ngoài việc đầu tư máy móc, công nghệ, cách làm của công ty là liên kết 40 hộ nông dân sản xuất mật ong theo một quy trình chuẩn dưới sự giám sát của cơ sở, có ghi rõ nhật ký về thời gian cho ong ăn, loại thức ăn, thời gian thu hoạch. Cơ sở hỗ trợ về vốn sản xuất và cam kết thu mua sản phẩm. Do đó, nông dân không còn lo lắng về đầu ra, cơ sở sản xuất mật ong chủ động được nguồn sản phẩm có chất lượng cao.

Ông Trịnh Đức Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hàng năm Chi cục đều lấy các mẫu mật của các cơ sở nuôi ong đem đi xét nghiệm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Các chỉ tiêu này đều đảm bảo yêu cầu đưa ra.

Đóng gói sản phẩm tại Công ty TNHH Kim Trúc Plus, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Hoàng Nhị-TTXVN.


Để sản phẩm mật ong của Bà Rịa-Vũng Tàu có thể xuất khẩu cần lưu ý các vấn đề như: chất lượng sản phẩm phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của quốc tế; số lượng mật ong cũng phải ổn định để đáp ứng các đơn hàng. Để làm được vậy thì các doanh nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ người nuôi ong lại với nhau để xây dựng vùng nguyên liệu lâu dài, đáp ứng được sản lượng để xuất khẩu, ông Toàn nhấn mạnh.

Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 150 hộ nuôi với khoảng 6 nghìn đàn ong mật, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, huyện Xuyên Mộc và Châu Đức có nhiều lợi thế phát triển nghề nuôi ong bởi 2 huyện này có nhiều tràm, cao su và các loại cây công nghiệp như: điều, cà phê... để ong có thể hút mật hoa và cho mật ngon, chất lượng mật tốt, màu mật đẹp. Để nuôi ong lấy mật trở thành một nghề bền vững, ngành nông nghiệp sẽ tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi ong, phòng trị bệnh và ký sinh trên ong… cho người nuôi. Đồng thời, có giải pháp để giúp người nuôi ong nhập khẩu được con giống chuẩn, bảo đảm chất lượng.

Hoàng Nhị/TTXVN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Phú Giáo đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

LNV - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nam Sách tổ chức xếp hạng cho 16 sản phẩm tham gia chương “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...

Tin khác

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

OVN – Sở Công thương vừa có Thông báo 3345/SCT-QLĐT&HTQT gửi các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông tin về Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Hương vị đất trời

Hương vị đất trời

LNV - Thái Nguyên là vùng đất cư trú của người Việt thời tiền sử và sơ sử, rồi trở thành một châu vào thời Lý, thành trấn vào thời Trần, án ngữ vùng đất bao bọc phía bắc kinh đô Thăng Long. Tỉnh Thái Nguyên được vua Minh Mạng lập năm 1831, trở thành trung tâm hành chính - quân sự quan trọng của nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc. Những dòng người từ miền xuôi lên lập ấp, canh tác đã tạo thành một khu vực nông nghiệp đặc thù. Chất đất thích hợp với việc trồng chè ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương… đã tạo ra thương hiệu đất chè cho tỉnh. Hầu như người Việt nào cũng biết đến câu “chè Thái, gái Tuyên” với hàm ý ca tụng phẩm chất của thức trà mạn đất Thái Nguyên cùng sắc đẹp và sự đảm đang của những người con gái tỉnh Tuyên Quang lân cận.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội

Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội

LNV - Nhắc đến những biểu tượng của mùa thu Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến cốm. Cốm Hà Nội tuy bình dị, mộc mạc nhưng lại là thức quà đồng quê khó bỏ lỡ. Cốm Hà Nội hẳn không còn xa lạ với nhiều thực khách, món ngon “chuẩn vị Hà thành” được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tạo nên sự đa dạng của văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

OVN - Rất nhiều mặt hàng nông sản, sản phẩm tiêu biểu của 6 tỉnh Việt Bắc được quảng bá tại Ngày hội nông sản OCOP diễn ra tại Bắc Kạn.
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả

OVN - Chị Hoàng Thị Nguyệt – Chi hội trưởng Phụ nữ xóm Bắc Liên, xã Nghi Liên, TP Vinh (Nghệ An) được mọi người biết đến không chỉ là người cán bộ hội nhanh nhẹn, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao trong trong công tác phong trào và được chị em tin yêu mà còn là người phụ nữ làm kinh tế giỏi.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị Võ Thị Thu Hằng (xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tìm tòi phát triển, đầu tư máy móc để sản xuất thành công các sản phẩm tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây có tác dụng tốt cho sức khỏe, được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

LNV - Theo thông tin từ Sở Du lịch TP. Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt gần 308.000 lượt, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

OVN - Hội chợ thương mại sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra từ ngày 29 đến 31/8 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm.
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024

OVN - Chiều ngày 29/08/2024, Ủy ban nhân dân Huyện tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) Huyện Mê Linh năm 2024.
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

OVN - Từ chương trình xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại hội chợ, triển lãm và các kênh truyền thông, đến nay các sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế tin tưởng lựa chọn.
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

Đặc sản Chả cá Chày An Khánh

LNV - Ở các địa phương vùng ven biển Hải Phòng có nhiều món ăn đặc sản chế biến từ các loại cá biển, trong đó "Chả cá Chày" chả cá Thu.. do người dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng chế biến là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời. Riêng chả cá chày Đại Hợp là một sự kết hợp hoàn hảo từ nguyên liệu tươi ngon là cá chày và mực được đánh bắt từ biển, cùng với kỹ thuật chế biến, pha gia vị truyền thống nên đã là một trong những món ăn mang đậm hương vị biển và bản sắc văn hoá ẩm thực riêng của địa phương. Sản phẩm được người dân Hải Phòng và thực khách của nhiều tỉnh thành trong nước biết đến.
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và các chủ thể, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực.
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ

LNV - Năm 2024, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm', phấn đấu có thêm ít nhất 50 sản phẩm OCOP được đánh giá, chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên; rà soát, đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm OCOP đã hết thời gian chứng nhận theo quy định; phấn đấu 100% xã, thị trấn có sản phẩm OCOP; nâng cấp chất lượng sản phẩm đã tham gia Chương trình OCOP và được chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch luôn được cấp ủy chính quyền, nhân dân xã San Thàng (thành phố Lai Châu) quan tâm, phát triển. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc, quảng bá các nét đẹp văn hóa, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của thành viên.
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP

Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP

LNV - Làng nghề truyền thống không chỉ là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

LNV - Các làng nghề ở Hải Dương không chỉ tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đặc sắc ở mỗi địa phương.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Tạp chí Làng nghề Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

LNV - Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và phát huy truyền thống đoàn kết, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”. Chiều
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động