Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

An Giang: Vị ngọt sầu riêng trên vùng đất Tân Phú

LNV - Từ nền đất ruộng, ông Trần Văn Kết (nông dân ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) chuyển đổi lên vườn trồng 100 gốc sầu riêng giống Ri6, trên diện tích 5.000m2. Do được canh tác hữu cơ, tạo được nền đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, nên chất lượng sầu riêng được đánh giá cao với hương vị thơm ngon, ngọt…
Mạnh dạn chuyển đổi

Ở vùng đất Tân Phú, lâu nay nông dân vẫn quen gắn bó với cây lúa, ông Kết không phải trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, từ ngày có đê bao, ngoài sản xuất tăng vụ, thì những vườn cây ăn trái mới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, như: Cây chanh, mít Thái, xoài Đài Loan, dừa… trong đó có cây sầu riêng.

Ông Kết được xem là một trong những người tiên phong mang cây sầu riêng về trồng đất này. Khi bắt đầu có ý tưởng chuyển đổi cây trồng, đặc biệt là cây sầu riêng, ông Kết đi đến những vùng chuyên canh trồng sầu riêng, như: Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Nai… học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc và tìm mua cây giống chất lượng.

Do chuyển đổi từ đất ruộng nên khi lên liếp trồng cây ăn trái, nông dân cũng phải đắp mô từ lớp đất mặt, còn phần đất sét dàn trải đều ra các diện tích còn lại để giúp cây trồng nhanh bám rễ, phát triển tốt.


Phát triển theo hướng hữu cơ, sầu riêng của ông Kết được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng


Phát triển theo hướng hữu cơ, sầu riêng của ông Kết được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng

“Ngày lên liếp làm vườn, bà con ở gần xóm ai cũng nói sao gan quá, vùng đất này trồng cây sầu riêng coi chừng bị “đắng”. Lúc đó, vợ chồng tôi lo lắng, nhưng đã đầu tư rồi thì cố gắng chăm sóc, đến năm thứ 3 thì sầu riêng bắt đầu ra hoa, đậu trái đợt đầu tiên. Ngày sầu riêng chín khui ra ăn mà vợ chồng hồi hộp, rồi vui mừng khi múi sầu riêng rất ngon, ngon hơn rất nhiều loại sầu riêng đã từng ăn. Vậy là bao nhiêu công sức bỏ ra cuối cùng cũng có kết quả xứng đáng” - ông Kết nhớ lại.

Trong rất nhiều loại cây trồng, sầu riêng có chi phí đầu tư ban đầu cao, từ chi phí lên liếp, đắp mô, cây giống, hệ thống tưới tự động… Tuy nhiên, khi cây bắt đầu phát triển, nếu tạo được nền đất tốt và nắm vững quy trình kỹ thuật canh tác, làm vườn thì về sau các khoản chi phí phân bón, chăm sóc sẽ không phải tốn nhiều.

Cây sầu riêng cần đến 3 năm chăm sóc, nhà vườn mới bắt đầu cho ra hoa, đậu trái. Trong khoảng thời gian đó, vợ chồng ông Kết cho xen canh cây mít Thái, chanh, khóm, còn diện tích mương trống thì thả giàn trồng bầu, mướp…

Với cách làm này, giúp gia đình có thêm thu nhập trong lúc chờ thu lợi từ cây sầu riêng. “Khi chuẩn bị cho sầu riêng ra trái, nông dân cần đốn hạ bớt những loại cây xen canh từ trước để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển, dễ truyền bệnh qua cây sầu riêng” - ông Kết chia sẻ.

Chọn canh tác hữu cơ

Ngay từ khi lên liếp làm vườn, ông Kết đã quan tâm đến các phương pháp hữu cơ sinh học trong cải tạo đất, nhất là tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương. Suốt 5 năm trồng cây sầu riêng, ông Kết lựa chọn nguồn phân bò được xử lý với nấm Trichoderma kết hợp cùng phân dơi để bón lót thường xuyên, tạo dinh dưỡng cho nền đất. Ngoài ra, còn sử dụng phụ phẩm rơm sau làm nấm để ủ, bón cho cây sầu riêng, giúp đất thêm tơi xốp.

Theo ông Kết, đất ở địa phương có đê bao, nên không còn được phù sa bồi đắp hàng năm, vì vậy phải cải tạo để tăng độ xốp và dinh dưỡng cho đất. “Dưới đất thì sử dụng phân chuồng để tạo độ ẩm, giúp đất tơi xốp, còn khi dưỡng lá non thì dùng các chế phẩm sinh học, vừa giúp lá tốt lại an toàn cho môi trường. Đối với cây trồng nào cũng vậy, từ cây lúa hay cây ăn trái, khi bà con tạo được nền đất tốt, nhiều dinh dưỡng thì nhẹ công chăm sóc, cây khỏe cho năng suất cao, vì có thể kéo dài thời gian thu hoạch” - ông Kết nhấn mạnh.


Biện pháp xử lý cho sầu riêng ra hoa là phải cắt nước cho khô từ 20 ngày đến 1 tháng, kể cả lượng nước trong mương cũng phải rút thấp. Như vậy, sầu riêng mới ra hoa, đậu trái tốt. “Chỉ đến khi trái đậu và to khoảng bằng cái chén ăn cơm bắt đầu tưới nước lai rai. Đây là kỹ thuật tôi học được trên YouTube, nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng sầu riêng ở các tỉnh” - ông Kết chia sẻ.

Cây sầu riêng là loại thụ phấn chéo, hoa nở rộ vào ban đêm, nên lượng ong, côn trùng giúp thụ phấn rất ít. Chính vì vậy, nông dân đã sáng chế ra cách dùng chổi lông mịn quét phấn hoa lại với nhau, giúp tăng khả năng đậu trái. “Đợt này, cây sầu riêng nở hoa ngay mùng 2 Tết, nên tối đó tôi ra vườn để thụ phấn tiếp cho cây, nhờ làm vậy mà trái đậu thấy ham lắm. Tính ra, mỗi cây đậu 30-40 trái, trái nào trái nấy tròn đều, nhiều múi” - ông Kết phấn khởi nói.

Khoảng đầu tháng 4 (âm lịch), vườn sầu riêng của ông Kết sẽ bắt đầu cho thu hoạch lai rai, đến khoảng giữa và cuối tháng sẽ rộ hơn. Trong năm đầu tiên ra trái, do để giữ sức nên mỗi cây ông Kết chỉ giữ khoảng 5 trái. Trung bình mỗi trái nặng khoảng 3 - 3,5kg, giá bán từ 80.000 - 100.000 đồng/kg. Nhờ canh tác hữu cơ sinh học nên chất lượng sầu riêng rất thơm ngon, múi to, hạt nhỏ, cơm dày, vàng… được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vườn sầu riêng của ông Kết đang được địa phương và các ngành chuyên môn của huyện Châu Thành hỗ trợ kỹ thuật để phát triển sản phẩm theo hướng hữu cơ.

Bài, ảnh: Ánh Nguyên

Tin liên quan

Tin mới hơn

Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

Trồng ngô sinh khối kết hợp chăn nuôi bò thịt

LNV - Với lợi thế có sông Lam chảy qua được bồi đắp một lượng phù sa lớn, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp trong đó có trồng ngô sinh khối, chị Nguyễn Thị Thanh (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã kết hợp chăn nuôi bò thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

Tin khác

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

LNV - So cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch năm nay có chiều hướng gia tăng (35,93%) song số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 37,16%. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 87 ổ dịch tại 21 tỉnh, số lợn chết và tiêu hủy là 3.030 con.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

LNV - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao TP. HCM chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 với diện tích hơn 190 ha.
Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, đồng thời bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường.
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

LNV - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.
Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

LNV - Ngày đầu tiên của đợt 1 lấy nước đổ ải, gieo cấy lúa xuân, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ đã vận hành tối đa công trình, cấp đủ nước cho hơn 50% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Ngày 11/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các địa phương của Thủ đô trồng ngô sinh khối vụ đông trên đất hai lúa (đất trồng được hai vụ lúa trở lên trong một năm). Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp làm thức ăn chăn nuôi vào mùa đông và cho hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

LNV - Dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp cùng với sự biến động thị trường tiêu thụ một số mặt hàng, song, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực vượt khó thành công. Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

LNV - Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, đóng góp vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.
Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

LNV - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.
Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

LNV - Chính nhờ con tôm mà đã thay đổi cả cuộc sống của người dân xứ cù lao của tỉnh Trà Vinh. Người dân không còn bỏ xứ đi nữa mà thay vào đó bám quê để phát triển nghề nuôi tôm, đời sống khá giả.
Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

LNV - Nhờ quy trình nuôi và chế biến sạch, sản phẩm trứng và gà thịt của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Tân Hương (Đức Thọ- Hà Tĩnh) đang cho chất lượng tốt và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, thương hiệu trứng gà đồi Trại Cốc, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh):  Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh): Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

LNV - Vài năm trở lại đây nhiều hộ nông dân ở xã An Dũng có thêm nghề trồng hoa bán trong dịp tết Nguyên Đán cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống, làm đẹp thêm cho một vùng quê vốn còn nghèo ở huyện Đức Thọ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư

LNV – Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã ký Quyết định số 1671/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

Tây Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh

LNV - Sau hơn 12 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới , diện mạo Tây Ninh đang ngày càng đổi mới, đi vào chiều sâu. Tỉnh xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng -  Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

Chi hội khoa học lịch sử quân sự thành phố Hải Phòng - Đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố Cảng

LNV - Chiều dài lịch sử của đất nước và thành phố Hải Phòng đó là lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước; Hai nhiệm vụ dựng nước đi đôi với giữ nước, kháng chiến đi đôi với kiến quốc, xây dựng đi đôi với bảo vệ gắn bó chặt chẽ, quan hệ máu thịt, không tách rời tạo thành dòng chảy lịch sử oai hùng của đất nước và thành phố. Đặt trong tiến trình lịch sử ấy, thì nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân sự là hết sức to lớn, nặng nề và có thể khẳng định rằng, đó là một nửa của khoa học lịch sử đất nước, thành phố.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
Từ đam mê thành thương hiệu  “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

Từ đam mê thành thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”

LNV - Một lần được vợ rủ đi uống cà phê muối ở quê, chàng trai trẻ 9X Nguyễn Tấn Thành đã khởi nghiệp thành công với thương hiệu “MUỐI 92 CÀ PHÊ”. Hiện “MUỐI 92 CÀ PHÊ” đã có mặt ở Hà Nội, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh và hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước với hơn 300 chi nhánh cùng với sự phục vụ của gần nghìn nhân viên.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động