An Giang: Gắn mô hình sản xuất với du lịch ở Làng nghề dệt chiếu Uzu
Nghề dệt chiếu truyền thống từ cây Uzu tại TX. Tân Châu đang trên đà phát triển tốt nhờ kết hợp mô hình sản xuất gắn với du lịch. Bên cạnh sản phẩm chiếu là chủ lực, các sản phẩm thủ công truyền thống cũng đã góp phần thu hút khách du lịch đến mua sắm, thăm quan và trải nghiệm làng nghề.
Hướng dẫn viên du lịch đang giới thiệu về chiếu Uzu cho du khách
Theo ông Lê Văn Tho, Chủ cơ sở dệt chiếu Uzu Tân Châu Long (phường Long Châu, TX. Tân Châu, An Giang) cho biết, hiện tại, cơ sở có 17 khuôn dệt bán thủ công; sản phẩm chiếu ở đây được chia làm 2 loại: Chiếu hàng và chiếu đặt. Hầu hết các công đoạn sản xuất ra chiếc chiếu Uzu: phân loại, sơ chế, nhuộm màu, xông khói, vệ sinh, may bìa và đóng gói sản phẩm... đều được làm thủ công. Lúc trước, chỉ dệt thủ công, mỗi ngày 2 thợ với 1 khung dệt tay làm giỏi cũng chỉ được 3 chiếc chiếu thành phẩm. Hiện nay, có sự hỗ trợ của máy móc nên người thợ dệt chiếu đỡ nhọc nhằn hơn, năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên nhiều lần so với trước. Mỗi ngày, cơ sở xuất ra khoảng 200 chiếc chiếu, thu nhập mỗi lao động đạt từ 2,5 - 3,2 triệu đồng/tháng.
“Bên cạnh mặt hàng chiếu truyền thống, cơ sở đã chủ động nắm bắt thị trường du lịch với nhiều sản phẩm thủ công làm từ nguyên liệu cây Uzu: tấm trải bàn, túi, giỏ, cặp, dây lưng… Mỗi tuần,cơ sở đón khoảng 3 - 4 đoàn khách nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm về các công đoạn làm chiếu, sau đó chọn mua những món quà thủ công tại cơ sở, góp phần tăng thêm thu nhập”, ông Tho nói.
Chị Nguyễn Xuân Mỹ, ở phường Long Châu có thu nhập ổn định nhờ nghề dệt chiếu Uzu.
Ông Trần Hoàng Hợp, Phó Chủ tịch UBND TX. Tân Châu cho biết: Hiện, Tân Châu có 4 cơ sở dệt chiếu Uzu, với gần 100 lao động làm việc thường xuyên. Để tạo điều kiện cho làng nghề dệt chiếu Uzu phát triển, những năm qua, TX. Tân Châu đã hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho hoạt động ngành nghề nông thôn, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các cơ sở phát triển. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, tổ chức đào tạo để nâng cao tay nghề cho lao động, hỗ trợ đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm...
Thợ dệt chiếu ở đây cho biết, hầu hết các công đoạn từ xử lý nguyên liệu đến dệt thành một chiếc chiếu đều được làm bằng thủ công. Làm chiếu bằng cây lác hay Uzu đều phải trải qua nhiều công đoạn, như: phân loại, sơ chế, nhuộm màu, phơi nắng, giũ, dệt, xông khói, phơi 1 ngày, vệ sinh, xử lý rồi cán bằng, may bìa và đóng gói sản phẩm.
Hướng dẫn viên du lịch đang giới thiệu về chiếu Uzu cho du khách
Lúc trước, thợ dệt chiếu chỉ dệt thủ công, mỗi ngày 2 thợ với 1 khung dệt tay làm giỏi cũng chỉ được 3 chiếc chiếu thành phẩm. Hiện nay, có sự hỗ trợ của máy móc nên người thợ dệt chiếu đỡ nhọc nhằn hơn, năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên nhiều lần so với trước.
“Dệt chiếu dù bằng tay hay bằng máy cũng phải dệt kỹ, dệt đầy, đi màu đúng mới dệt được 1 chiếc chiếu hoàn hảo. Để chiếu có hoa văn đẹp, người dệt chiếu phải chọn từng cọng lác và sắp xếp theo màu sao cho hợp lý trên từng con thoi dệt…” - chị Thanh, thợ dệt chiếu chia sẻ.
Hiện nay chiếu xếp 3 hay chiếu Uzu Tân Châu Long đã được sự đón nhận của khách hàng và khẳng định chỗ đứng trên thị trường. Người tiêu dùng đánh giá đây là sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng, phù hợp túi tiền và rất tiện lợi. Để có được những thành quả đó, những người thợ dệt chiếu Tân Châu đã kiên trì theo đuổi nghề, tiếp nhận thị hiếu của khách hàng để thay đổi mình. Bên cạnh đó lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu để giữ lửa cho nghề dệt chiếu của quê hương Tân Châu.
Bài, ảnh: Phương Nghi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới