Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Ẩm thực - sức hấp dẫn của Làng cổ Đường Lâm

LNV - Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) không chỉ được biết đến với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích và nhà cổ mà còn là nơi sở hữu những tri thức dân gian truyền thống lâu đời, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực. Từ lâu, thưởng thức ẩm thực truyền thống là một trong những trải nghiệm đáng giá của du khách khi đến Làng cổ Đường Lâm. Đó cũng là nét đặc trưng, tạo nên sức hấp dẫn và ấn tượng khó quên của du khách về Đường Lâm...


Nghề làm tương ở Đường Lâm.

Kế thừa, gìn giữ tri thức dân gian

Có lẽ hiếm nơi nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sở hữu nhiều đặc sản truyền thống gắn với tên đất, tên làng như Đường Lâm. Nhắc tới Đường Lâm, người ta nhớ tới tương Mông Phụ, gà Mía, thịt quay đòn, chè lam, kẹo dồi... Tất cả những sản vật ấy đều được làm từ những nguyên liệu sẵn có ở một làng quê truyền thống có lối sống nông nghiệp, được các thế hệ kế thừa, trao truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác. Đấy chính là những tri thức dân gian quý báu mà người dân Đường Lâm nâng niu, giữ gìn.

Đến Làng cổ Đường Lâm, hình ảnh dễ bắt gặp nhất tại các ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi là những chiếc chum đựng tương xếp trước sân nhà. Để có những mẻ tương thơm ngon, vào khoảng tháng 6 hằng năm, khi nắng hè lên tới đỉnh điểm, người Đường Lâm bắt đầu cho gạo vào xay, giã. Sau đó, họ ngâm, đãi gạo nếp cái hoa vàng và đồ thành xôi, để nguội rồi đem ủ mốc cho có màu vàng như màu hoa cải. Đó mới là mốc tương chuẩn. Bí quyết để làm nên vị tương thơm ngon đặc biệt là dùng nước giếng Giang - giếng đá ong cho dòng nước trong và ngọt hơn các giếng khác trong làng. Sau đó, người ta cho các nguyên liệu vào chum, phơi dưới nắng hè cho ngấu. Đó là kinh nghiệm tạo nên thứ tương khác biệt chỉ Đường Lâm mới có.

Gà Mía cũng là một đặc sản nổi tiếng của Đường Lâm. Xưa kia, Đường Lâm còn có tên là Kẻ Mía, vì thế, giống gà quý nuôi tại đây được gọi là gà Mía - đặc sản chỉ dâng cúng thần thánh và cung tiến vua. Ngày nay, gà Mía được người dân bảo tồn nguồn gen và phát triển thành sản phẩm nông nghiệp cao cấp của Đường Lâm.

Một đặc sản khác không thể bỏ qua khi tới Đường Lâm là chè lam. Vốn là đặc sản truyền thống của xứ Đoài, nhưng chè lam Đường Lâm vẫn có hương vị riêng, được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản như: Bột gạo nếp rang, mạch nha, gừng tươi, đường mật, lạc rang... Cùng với kẹo lạc, kẹo dồi, chè lam là thứ quà dân dã, thân thuộc mang hồn cốt làng quê Việt Nam nói chung và Làng cổ Đường Lâm nói riêng.


Chè lam Đường Lâm. Ảnh: Tuấn Linh

Phát triển sản phẩm phục vụ du lịch

Khẳng định Làng cổ Đường Lâm là nơi hội tụ một khối lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, quý giá, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sơn Tây cho biết: Ngoài những món ẩm thực được khách du lịch sử dụng tại chỗ, nhu cầu mang các sản phẩm đặc trưng của Đường Lâm về làm quà của du khách là rất lớn. Đó là bởi các sản phẩm ở ngôi làng cổ này mang lại lòng tin cho du khách dựa trên sự hiểu biết về phương thức canh tác, sản xuất thủ công truyền thống, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Để sản phẩm mang thương hiệu Đường Lâm ngày một phát triển, mang lại nguồn thu ổn định cho người dân và địa phương, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giữ gìn các phương pháp thủ công gia truyền; xây dựng chuỗi cung cấp nguyên liệu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường bồi dưỡng kiến thức về sản xuất sản phẩm du lịch cho người dân...

Tiến sĩ Nguyễn Bảo Thoa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) cho biết, với sự tài trợ của Tổ chức JICA (Nhật Bản), những năm qua, VIRI đã giúp người dân Đường Lâm thực hiện Dự án phát triển sản phẩm du lịch địa phương phục vụ phát triển du lịch. “Các sản phẩm của Làng cổ Đường Lâm được định hướng phát triển theo tiêu chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi làng nghề một sản phẩm), được hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhằm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Đấy là yếu tố thôi thúc du khách quay lại Đường Lâm nhiều lần”, bà Nguyễn Bảo Thoa chia sẻ.

Đồng quan điểm nói trên, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho rằng, Đường Lâm cần nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa dịch vụ du lịch cộng đồng; lựa chọn sản vật, quà lưu niệm để phục vụ khách du lịch; xây dựng chương trình dạy nấu ăn món truyền thống của làng cổ, hướng dẫn làm nông nghiệp; xây dựng nội dung thuyết minh, những câu chuyện về văn hóa truyền thống làng cổ... để tăng tính trải nghiệm, hấp dẫn du khách. Đó là cách đúng đắn để phát triển du lịch tại Làng cổ Đường Lâm trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phát triển gắn với bảo tồn...

Mỹ An - NSHN

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

LNV - Tại Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là “xứ trầm hương” làng nghề trầm hương Vạn Thắng đã trở thành một biểu tượng cho sự gìn giữ và phát triển tinh hoa trầm hương Việt Nam.
Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững

LNV - Làng nghề bún, bánh An Phong ở khu phố An Phong, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tồn tại hàng trăm năm qua, được định hướng phát triển thương hiệu gắn với phát triển du lịch nông thôn, bảo tồn phát huy giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của làng nghề.
Trà sen Quảng An Tây Hồ: Hương sắc thanh mát từ lòng thủ đô

Trà sen Quảng An Tây Hồ: Hương sắc thanh mát từ lòng thủ đô

LNV – Trà sen Quảng An Tây Hồ, với hương vị thanh nhẹ và tươi mát, không chỉ là một thức uống đặc biệt mà còn mang trong mình giá trị văn hóa sâu sắc, từ cách ướp sen tỉ mỉ đến nghệ thuật thưởng trà độc đáo mang đậm bản sắc Hà Nội.
Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Các làng nghề khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh những năm qua góp phần quan trọng giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, tạo nguồn thu và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã gây không ít khó khăn, thách thức tới các ngành nghề, làng nghề truyền thống.
Liên kết phát triển bền vững nghề nuôi biển

Liên kết phát triển bền vững nghề nuôi biển

LNV - Những năm gần đây nghề nuôi biển ở tỉnh Kiên Giang phát triển mạnh về quy mô và số lượng, tạo nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng ven biển, đảo của tỉnh.
Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc

LNV - Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm khô cá lóc là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề khô cá lóc là 200 triệu đồng/năm.

Tin khác

Làng nghề Vĩnh Phúc: Bứt phá nhờ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Làng nghề Vĩnh Phúc: Bứt phá nhờ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

LNV - Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra mạnh mẽ, việc ứng dụng khoa học công nghệ và các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề là xu hướng tất yếu. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường mà còn góp phần thu hút khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá, lan tỏa thương hiệu và sản phẩm làng nghề đến với bạn bè quốc tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững.
Độc đáo bộ "Tượng gốm dân gian" độc bản - Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng

Độc đáo bộ "Tượng gốm dân gian" độc bản - Nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng

LNV - Câu chuyện của nhà sưu tầm Phan Quốc Dũng thật thú vị khi được trực tiếp xem bộ tượng gốm mỹ thuật dân gian tại tư gia của ông, nằm tại khu phố sầm uất gần chợ Bến phà - Kiến an (Hải Phòng). Nơi đây trưng bày những tác phẩm tượng gốm độc bản, hơn 30 năm ông đã dày công nghiên cứu và sưu tầm trên 300 tác phẩm cho tượng gốm mỹ thuật dân gian, mang giá trị văn minh, văn hóa sông Hồng thời sơ sử của người Việt cổ.
Độc đáo nghề đắp tượng thú

Độc đáo nghề đắp tượng thú

LNV - Nằm ven đường DH2, thuộc thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, cơ sở đắp tượng của “nghệ nhân” Lương Văn Ngưu (55 tuổi) như một công viên thu nhỏ với các loài thú sinh động. Những chú hươu cao cổ, nai, voi, trâu, ngựa vằn… hiện lên chân thực, mang đến cảm giác như đang bước vào một khu bảo tồn thiên nhiên thu nhỏ.
Làng cói Kim Sơn

Làng cói Kim Sơn

LNV - Làng cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) đã từ lâu đã trở thành một dấu ấn trong bản sắc văn hóa của con người nơi đây. Nghề trồng cói, chế biến cói ở huyện Kim Sơn nổi tiếng xa gần và được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

LNV - Cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm chừng 10 km về phía Nam, làng Mỹ Nghiệp hiện ra như một miền ký ức còn sống. Không ồn ào, không vội vã, nơi đây lưu giữ từng sợi chỉ, từng hoa văn, từng tiếng thoi đưa... như cách người Chăm gìn giữ linh hồn văn hóa mình qua bao thế kỷ.
Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

LNV - Với người dân xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Thanh Hoá, cây cảnh không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đôi tay khéo léo và sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang trồng và kinh doanh cây cảnh, biến niềm đam mê thành hướng đi làm giàu bền vững. Nghề trồng cây cảnh không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới.
Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

LNV - Nghệ nhân Nguyễn Rạng, Chủ nhiệm câu lạc bộ Nghệ thuật Bài chòi phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định không chỉ là người thực hành xuất sắc, mà còn là hạt nhân kết nối cộng đồng, truyền lửa cho thế hệ trẻ nối tiếp đam mê nghệ thuật Bài chòi.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.
Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

LNV - Giữa miền quê thanh bình ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành), lò nấu đường truyền thống “Ông Năm” luôn đỏ lửa mỗi tuần. Hương mật mía lan tỏa khắp nơi, gợi nhớ ký ức ngọt ngào của một thời gian khó, về một nghề truyền thống từng gắn bó với biết bao thế hệ.
Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

LNV - Tại Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là “xứ trầm hương” làng nghề trầm hương Vạn Thắng đã trở thành một biểu tượng cho sự gìn giữ và phát triển tinh hoa trầm hương Việt Nam.
Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh

LNV - TP.HCM ghi nhận số ca COVID-19 tăng nhanh trong những tuần gần đây. Biến chủng mới NB.1.8.1 được xác định chiếm tới 83% mẫu bệnh phẩm – trùng khớp với đà lây lan hiện tại.
Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025

LNV - Hòa cùng không khí sôi động của Năm Du lịch quốc gia 2025, tỉnh Bình Định tổ chức chuỗi sự kiện du lịch hè đặc sắc, đa dạng với hàng loạt hoạt động văn hóa, thể thao và hội nghị quy mô lớn.
Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 68 xã nâng cao, 14 xã kiểu mẫu, tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới và thống nhất trình Trung ương xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới

LNV - Là xã vùng đồi gò của huyện Ba Vì, năm 2020 xã Tiên Phong đã về đích Nông thôn mới. Diện mạo của địa phương đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Giao diện di động