Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

6 làng nghề nem chả nổi tiếng

LNV - Nổi tiếng ở Việt Nam như một sản vật phổ biến tại nhiều địa phương, Nem chả là món ăn quen thuộc, biểu thị cho văn hóa và đời sống của con người vùng đó. Nem chua mỗi vùng đều có hương vị riêng tạo nên sự khác biệt. Nem miền Bắc có vị mặn, chua đặc trưng, nem miền Trung thường cay và nem miền Tây Nam bộ lại có thêm vị ngọt...Cùng ghé thăm các làng nghề nem chả nổi tiếng khắp đất nước.
Làng nghề giò chả hơn 500 tuổi – Ước Lễ (Hà Nội)

Thôn Ước Lễ (Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng với nghề làm nem, giò chả truyền thống hơn 500 tuổi. Truyền tích kể rằng, vào thời nhà Mạc, một cung tần trong triều đình vốn là người làng Ước Lễ đã về dạy người dân làm giò chả. Theo đó mà nghề làm giò, chả phát triển và duy trì ở Ước Lễ hơn 500 năm nay.

Dưới thời phong kiến, giò chả là món ăn dành cho tầng lớp quý tộc dùng trong các dịp cỗ lớn. Nhưng hiện nay, món này dần trở nên dân dã, dành cho mọi gia đình người Việt. Người Ước Lễ lớn lên đã được bố mẹ dạy cho cách làm nem chua, giò chả đến thành thục việc chọn thịt lợn, thịt bò, nước nắm, lá chuối thế nào cho ngon và tươi. Giò Ước Lễ nổi tiếng với bí quyết giã thịt bằng tay dẻo quánh đến mức không dính chày.

Ngày nay, sản phẩm của làng Ước Lễ đa dạng, từ giò lụa, giò bò, giò xào, giò bì, đến chả quế, chả rán, nem chua… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là giò lụa và chả quế.

Nem chả Đông Hương (Thanh Hóa)

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, nghề làm nem, giò, chả đã xuất hiện ở Thanh Hóa, tập trung chủ yếu ở một số phố như Trường Thi, cầu Sâng, Tân Bình… Kể đến nem, giò, chả ở đây thì không thể bỏ qua làng nghề truyền thống Đông Hương. Nem chua của Đông Hương ngoài cách chế biến tinh tế, còn đặc biệt bởi vài gia vị vừa quen, vừa lạ như lá đinh lăng, lát tỏi, lát ớt… Ngoài nem chua, làng nghề truyền thống Đông Hương còn có nghề làm giò lụa và chả rán. Về cách chế biến, giò lụa của Đông Hương không khác nhiều so với các kỹ thuật làm giò truyền thống, nhưng lại có bí quyết gói giò với những lớp lá chuối được phân loại kỹ. Có lẽ vậy mà giò của Đông Hương có màu sắc và mùi thơm đặc trưng.

Ngoài ra, làng Đông Hương còn sản xuất chả rán. Đây là các loại chả đã được hấp chín, sau đó được rán và thái thành miếng. Tất cả sản phẩm của Đông Hương đều được dùng trong các mâm cỗ của gia đình ở địa phương.

Làng nghề nem nắm Giao Thủy


(Ảnh: ST)


Tay cầm bầu rượu, nắm nem – mải vui quên mất lời em dặn dò”. Câu ca dao xưa đã đi vào lòng biết bao thế hệ người Việt. Nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết, thứ nem nắm khiến con người ta mê mẩn ấy chính là đặc sản của mảnh đất Giao Thủy, tỉnh Nam Định ngày nay. Nếu ai đã từng về thăm huyện miền biển Giao Thủy và được thưởng thức món nem nắm Giao Thủy chắc hẳn không quên được hương vị đậm đà của nước mắm, vị ngọt của thịt, bùi của thính, mui thơm cay của tỏi hòa với vị chát của lá sung, lá đinh lăng..

Món ăn tuyệt vời này đã nổi tiếng trên khắp cả nước và cả với những vị khách nước ngoài. Nó là món ăn rất được ưa chuộng và cũng không thể thiếu trên các bàn tiệc, buổi liên hoan, cưới hỏi… Nem nắm đã vượt xa khỏi cổng làng để đến với mọi miền tổ quốc. Người ta cũng học làm nó bằng nhiều cách khác nhau… Tuy nhiên, chỉ khi bạn đến Giao thủy và thưởng thức nem nắm tại đây thì mới có cơ hội cảm nhận được trọn vẹn hương vị đặc biệt do chính người bản địa làm bằng chính bí quyết tổ truyền đã tạo ra.

Thương hiệu nem Bùi Xá (Bắc Ninh)

Cùng với nhiều món ăn độc đáo khác, nem đã trở thành thương hiệu nổi danh của làng Bùi Xá (Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh). Dọc theo quốc lộ 1A, từ Hà Nội đến thành phố Bắc Ninh, rồi đến Ninh Xá, những tấm bảng hiệu “Nem Bùi”, “Nem gia truyền Bùi Xá”… được dễ dàng nhận thấy.

Ở vùng đất nem này, mùi thính, mùi lá lan tỏa khắp các nẻo đường. Nem Bùi Xá không đơn thuần là món ăn mà còn là nét văn hóa truyền thống nhiều ý nghĩa đối với người vùng Kinh Bắc. Nghề làm nem có tính gia truyền qua nhiều thế hệ. Cẩn thận và chuyên nghiệp là hai tính từ dành cho người làm nem Bùi Xá. Họ ưu tiên chọn thịt lợn nuôi theo hộ gia đình ở địa phương làm nguyên liệu. Nem Bùi có thể để được từ 2 - 4 ngày sau khi sản xuất, nếu rút chân không có thể để được đến 2 tuần. Hiện tại, ở Bùi Xá và các làng lân cận có khoảng 50 - 60 cơ sở sản xuất nem Bùi theo quy mô hộ gia đình.

Nem Thủ Đức (TP.HCM) – vang danh một thời

“Biên Hòa có bưởi Thanh Trà

Thủ Đức nem nướng, điện bà Tây Ninh”

Thủ Đức - chỉ khu vực quận Thủ Đức cũ, từ lâu đã nổi danh nhất đất Sài Gòn bởi món nem truyền thống. Ngày trước, Thủ Đức đã từng có đến hàng trăm lò nem, đông nhất là ở ven chợ Thủ Đức. Mỗi lò đều có bí quyết chế biến riêng trên nguyên tắc chung, họ cùng nhau giữ gìn chất lượng, uy tín của nghề. Nem Thủ Đức được gói bằng lá dong, không dùng lá ổi hay chùm ruột, các gia vị để ướp cũng theo nguyên tắc chung, dùng muối Phan Thiết, ướp rượu ngon và đường tinh luyện. Nhờ vậy mà nem Thủ Đức không cứng, bảo quản được lâu và không nặng mùi. Ngoài nem chua, vùng này còn sản xuất nem nướng. Với cách chế biến đơn giản, hỗn hợp thịt nạc và thịt mỡ tận dụng từ khâu chọn thịt của nem chua được xiên que, không cần lên men, đem nướng lên có thể dùng ngay và mang hương vị đặc biệt hơn.

Vào những năm 1975, làng nem Thủ Đức phát triển mạnh mẽ. Nem Thủ Đức không thua kém nem Lai Vung hay nem Chợ Huyện, luôn là món đặc sản được biếu tặng và xuất hiện ở các quán ăn như một món ăn chơi. Hiện nay, tuy không còn nhiều lò sản xuất nem như trước, nhưng làng nem ở Thủ Đức vẫn còn đó. Trên các đường quanh chợ Thủ Đức, khoảng chục lò nem vẫn hoạt động, dày dặn kinh nghiệm.

Nem Lai Vung (Đồng Tháp)

“Lai Vung là xứ lạ lùng
Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”


(Ảnh: ST)


Lai Vung vốn nổi tiếng bởi món nem chua. Khắp miền Tây, ai ai cũng biết đến danh nem Lai Vung như một đặc sản. Theo lời kể của người địa phương, ban đầu nem Lai Vung chỉ được làm để cúng trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Về sau, vì thấy nem đơn giản, dễ làm nên dần phát triển thành nghề của làng. Khoảng năm 1980 - 1990 là giai đoạn cực thịnh, nem Lai Vung được bày bán khắp nơi ở các tỉnh miền Nam.

Các làng nem ở Lai Vung nổi tiếng với loại nem chua độc đáo và tùy mỗi cơ sở chế biến lại có bí quyết riêng. Nem ngon đúng kiểu có đủ 8 phần thịt, 1 phần da bì, lót bằng lá vông, buộc bằng dây chuối. Đặc biệt, nem Lai Vung còn có thể có lá chùm ruột lót bên trong thay vì dùng lá ổi như các nơi khác. Đây là sự kết hợp hài hòa của các vị chua, cay, mặn, ngọt và màu sắc bắt mắt. Từ lâu, nem Lai Vung đã trở thành món quà nhỏ thân quen cho khách du lịch khi đến miền Tây.

Tuệ Minh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Nghề làm bún Đa Mai

Nghề làm bún Đa Mai

LNV - Trong khi nhiều làng nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi khó khăn về đầu ra sản phẩm thì nghề làm bún tại phường Đa Mai, Bắc Giang (nay là Bắc Ninh) lại ngày càng phát triển, tạo thu nhập ổn định và đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ dân.
Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ

LNV - Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ nằm tại xã Phú Tân, tỉnh An Giang (mới), có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ và kế thừa, nghề làm bánh phồng không chỉ là sinh kế của người dân địa phương mà còn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng, góp phần giữ gìn bản sắc làng nghề xưa.
Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ

LNV - Làng nghề gốm Gia Thuỷ được hình thành và phát triển đến nay hơn 60 năm, trong suốt ngần ấy thời gian, gốm Gia Thuỷ đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật thủ công đặc sắc được hình thành từ đất.

Tin khác

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên

LNV - Vừa là vùng trồng nhãn lớn nhất tỉnh, vừa lưu giữ nhiều giống nhãn cổ quý, xã Tân Hưng đang trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đặc sản.
Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen

LNV - Chiều 11-7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra mô hình "Sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng" tại xã Chuyên Mỹ (Hà Nội).
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống của dân tộc, mà còn gửi gắm những thông điệp nghĩa tình, phản ánh tâm tư, tình cảm và khát vọng hạnh phúc bình dị của người Việt Nam.
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới

LNV - Hà Nội từ lâu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống thủ công với mạng lưới làng nghề lớn và đa dạng bậc nhất cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận chính thức. Không chỉ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời, những làng nghề này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, với tổng giá trị sản xuất hàng năm vượt 24.000 tỷ đồng.
Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt

LNV - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Dù vậy, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các cơ sở hấp cá nằm rải rác trong khu dân cư không còn phù hợp vì ảnh hưởng đến môi trường. Mong muốn của chính quyền địa phương và các hộ dân là sớm đưa các cơ sở vào khu làng nghề tập trung để hoạt động ổn định. Song nguyện vọng đó đến nay vẫn chưa thành hiện thực.
Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá

LNV - Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.
Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận

LNV - Trong làn sóng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa bản địa và thương mại hóa sản phẩm truyền thống, bánh tráng làng Tày Đam Rông đang dần khẳng định vị thế như một sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của vùng cao phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Việc xác lập nhãn hiệu chứng nhận không chỉ bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững.
Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng

LNV - Vào một dịp cuối xuân, tôi đến thăm gia đình Nghệ nhân Đỗ Phi Thường. Nhà anh ở thôn 4, xã Chàng Sơn, huỵện Thạch Thất, Hà Nội (nay là xã Tây Phương, Hà Nội), địa danh này trước gọi là xóm Mã Lão, một xóm đã sinh ra nhiều người thợ mộc giỏi giang, nổi tiếng như cụ Cả Bỉnh, cụ Hai Thuyết, cụ Văn Kính, cụ Hai Xuân, Cụ cả Luân... góp phần làm đẹp và để lại cho đời nhiều tác phẩm nhà gỗ, đình, đền, chùa và những bức tranh, tượng tuyệt tác tồn tại đến ngày nay.
Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời

LNV - Nghề dệt lụa ở làng Đốc Tín, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (nay là xã Hương Sơn, Hà Nội) đã có một thời gian phát triển mạnh mẽ.
Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Giữ hồn quê qua từng mối đan

Giữ hồn quê qua từng mối đan

LNV - Giữa vùng núi rừng xã Tân Lĩnh, tỉnh Lào Cai (xã Phan Rang, Lục Yên , Yên Bái cũ), thôn Rầu Chang vẫn rộn ràng tiếng chẻ tre, vót nan – âm thanh thân quen của nghề đan rọ tôm. Nghề thủ công tưởng chừng chỉ gắn với miền sông nước nay đã bén rễ, lớn lên từ chính bàn tay cần mẫn của người vùng cao. Trải qua bao đổi thay, nghề không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm tự hào, là nhịp sống không thể thiếu của người dân nơi đây.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

LNV - Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạ
Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng

LNV - Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: Họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước

LNV - Được thiên nhiên ưu đãi chất đất đỏ độc đáo, Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng là thủ phủ gốm của miền Tây Nam bộ. Giữa biến động thời cuộc và sự mai một của làng nghề truyền thống, nơi đây hiện đang thắp lại ngọn lửa nghề bằng sự kết hợp giữa di sản và đổi mới, với vai trò tiên phong của những người nghệ nhân giàu tâm huyết.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

LNV – Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiệ
Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

LNV - Lợi dụng quá trình chuyển đổi, một số cá nhân đã xây dựng nhà kiên cố cao 5-7 tầng, rộng hàng nghìn mét vuông tại Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Giao diện di động