Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng

LNV - Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục đã có từ lâu, tuy có những thăng trầm, nhưng được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ. Những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh. Rượu men lá bản Xiềng cho mọi người cảm nhận được cái thơm nồng, đậm hương vị núi rừng miền Tây, xứ Nghệ.
Hương vị núi rừng

Rượu men lá bản Xiềng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng được tạo nên từ những viên men lá. Men nấu rượu được làm từ lá rừng là các vị thuốc Bắc với bột gạo. Mỗi mẻ men cần đến 20-30 loại cây, lá rừng khác nhau, là những loại lá thuốc có lợi cho sức khỏe. Những loại lá này phải vào rừng sâu, trèo đèo, lội suối để thu hái. Người chuyên nấu rượu men lá ở bản Xiềng khi hái được đủ các loại lá về làm men phải mất 3-4 ngày đi rừng. Trước đây, rừng còn nhiều, cây rừng phong phú, các loại lá cũng dễ tìm hơn. Giờ, muốn lấy được lá phải đi sâu, đi xa. Có những loại lá là thân dây leo, bám vào các cây cổ thụ, có những loại mọc chênh vênh bên vách núi nên chỉ có đàn ông mới thu hái được. Nay, do nhu cầu làm men nấu rượu tăng nên các hộ đã có ý thức khoanh nuôi, bảo vệ và đưa nhiều loại cây rừng về trồng trong vườn nhà để tiện thu hái.

Rượu được nấu bằng nước suối trong, củi đun phải là loại gỗ chắc, đượm lửa, đun đều tay.
Rượu được nấu bằng nước suối trong, củi đun phải là loại gỗ chắc, đượm lửa, đun đều tay.

Theo bà con làm nghề nấu rượu ở đây cho biết: Lá rừng rau khi thu hái về thì rửa sạch, băm nhỏ, có nắng thì ngày hong nắng, đêm phơi sương, còn những ngày mưa lại được hong khô bằng khói bếp. Sau khi phơi khô, lá thì giã mịn bằng cối đá xanh, dùng rây rây lại thật kỹ; thân cây thì nấu sắc lấy nước để ngâm gạo. Gạo làm men phải là thứ nếp nương thơm, gặt khi đủ độ chín, phơi khô sạch sẽ, xát lấy gạo, đem ngâm với nước lá cây rừng 1 ngày, vớt ra nghiền thành bột. Bột này đem trộn đều với nước lá và nặn thành những viên men. Phía ngoài phủ một lớp “bột áo” để men không bị bám dính, không bị nát. Men sau khi đã được nặn sẽ xếp ra một cái nong to có trải rơm khô bên dưới, xếp men xong tiếp tục phủ một lớp rơm lên trên, vào mùa Hè phủ thêm một lớp chăn mỏng, sau 1 ngày là ra men, còn vào mùa Đông thời tiết lạnh hơn cần phải ủ 2 ngày (phải tủ thêm rơm, phủ chăn bông lên trên) mới ra được men. Men sau khi ủ xong đem trải đều trên nong để chỗ thoáng mát cho khô dần hoặc đem ra phơi nắng ít nhất là 5 – 7 ngày mới dùng để nấu rượu.

Khâu làm men lá rất kỳ công
Khâu làm men lá rất kỳ công

Gạo nếp nương đồ thành xôi, xới tung ra nống, chờ nguội rồi giã men lá thật mịn rắc vào, ủ chừng 25-30 ngày thì đem chưng cất thành rượu. Nước nấu rượu là loại nước suối đầu nguồn trong và ngọt. Củi nấu rượu là loại củi chắc, khô đượm lửa. Khi nấu phải đun đều lửa, lửa nhỏ thì không đủ hơi nóng để ra rượu, lửa to dễ bị trào, sục chua, khê. Rượu men lá trở nên quý vì cách làm kỳ công từ khâu kiếm nguyên liệu, cách làm men và cách nấu. Trong đó, khâu làm men là công phu nhất, đòi hỏi độ kiên trì, chịu khó và kinh nghiệm, bí quyết riêng của mỗi gia đình. Mỗi viên men lá là vị thuốc quý, rất lành, tạo nên hương vị đặc trưng riêng của rượu bản Xiềng.

Mỗi viên men lá làm từ  20-25 loại lá rừng khác nhau, mỗi loại là một vị thuốc quý trong dân gian của đồng bào Thái Con Cuông.
Mỗi viên men lá làm từ 20-25 loại lá rừng khác nhau, mỗi loại là một vị thuốc quý trong dân gian của đồng bào Thái Con Cuông.

Nấu rượu men lá là nghề truyền thống bao đời nay của đồng bào Thái bản Xiềng. Rượu chủ yếu được thu mua nhập cho các nhà hàng, các mối hàng quen ở thành phố Vinh và Hà Nội. Những năm gần đây, nghề làm rượu men lá bản Xiềng phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Đến nay, bản Xiềng có 41 hộ với 48 lao động tham gia làm nghề. Làng có 3 tổ nấu rượu tập trung tại 3 hộ gia đình, luôn có từ 30-40 lao động. Với công suất bình quân khoảng 200-300 lít rượu/ngày; mỗi tháng bình quân từ 6-7 nghìn lít đã mang lại thu nhập cho các hộ làng nghề là hơn 28 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 18 triệu đồng/người/năm. Cuối năm 2021, Hội đồng thẩm định công nhận làng nghề truyền thống của tỉnh đã thẩm định và công nhận làng nấu rượu men lá bản Xiềng đáp ứng đủ các tiêu chí cấp bằng công nhận làng nghề cấp tỉnh.

Xây dựng rượu men lá thành sản phẩm OCOP

Được công nhận làng nghề là niềm vinh dự của bà con, là cơ hội để bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, phát triển kinh tế từ nghề. Để tạo dựng thương hiệu riêng cho rượu men lá bản Xiềng, chính quyền đã chỉ đạo, hướng dẫn bà con sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng chất lượng sản phẩm, đồng thời đầu tư vào việc cải tiến mẫu mã, cách đóng gói và hoàn thiện tem, nhãn mác, đăng ký bảo hộ sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá rượu men lá bản Xiềng, từng bước xây dựng rượu men lá bản Xiềng thành sản phẩm OCOP của địa phương.

Mỗi mẻ cơm rượu được ủ 20-25 ngày rồi mới đem chưng cất thành rượu.
Mỗi mẻ cơm rượu được ủ 20-25 ngày rồi mới đem chưng cất thành rượu.

Các hộ tham gia làng nghề rất có ý thức trong việc giữ thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Bởi theo họ, nếu đánh mất đi hương vị đặc trưng, làm mất đi chất lượng là sẽ bị thị trường tẩy chay. Các hộ đang làm nghề nấu rượu men lá ở bản Xiềng có cam kết với nhau rất nghiêm ngặt trong việc giữ gìn thương hiệu, chất lượng rượu: men ủ cơm rượu phải là men lá thứ thiệt, cơm nấu rượu phải là nếp nương và quá trình ủ, nấu không sử dụng bất cứ hóa chất, phụ gia nào khác. Đồng thời, cũng nghiêm cấm việc pha trộn rượu của các nơi khác vào để bán ra thị trường. Do đó, các hộ làm nghề, ngoài tự trọng của nghề, ngoài giữ gìn danh tiếng làng nghề truyền thống, thì cái họ hướng đến là đem thương hiệu rượu men lá bản Xiềng đi xa hơn, tiếp cận được thị trường lớn hơn…tạo thu nhập bền vững từ nghề góp phần thức đẩy phát triển kinh tế.

Nồng ấm rượu men lá bản Xiềng

Điều đáng mừng, các hộ tham gia làng nghề rất có ý thức trong việc giữ thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Bởi theo họ, nếu đánh mất đi hương vị đặc trưng, làm mất đi chất lượng là sẽ bị thị trường tẩy chay, là tự mình “đổ bỏ bát cơm của mình”. Các hộ có quy định bất thành văn với nhau rằng, men ủ cơm rượu phải là men lá rừng thứ thiệt, cơm nấu rượu phải là nếp nương và quá trình ủ, nấu không sử dụng bất cứ hóa chất, phụ gia nào khác. Đồng thời, cũng nghiêm cấm việc pha trộn rượu của các nơi khác vào để bán ra thị trường”. Do đó, các hộ làm nghề, ngoài tự trọng của nghề, ngoài giữ gìn danh tiếng làng nghề truyền thống, thì cái họ hướng đến là đem thương hiệu rượu men lá bản Xiềng đi xa hơn, tiếp cận được thị trường lớn hơn… tạo sinh kế bền vững từ nghề.

Quân Bảo

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

LNV - Lúa Nàng Keo là một giống lúa mùa cổ truyền được người dân trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm. Nàng Keo được trồng nhiều nhất trong vùng canh tác tự nhiên lúa - tôm tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.

Tin khác

Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

OVN - Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Hội Báo toàn quốc 2024 mang chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” diễn ra thành công. Năm nay, Hội Báo quy tụ hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương cùng sự tham gia của 64 gian hàng sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành trên cả nước đã thu hút đông đảo bạn đọc và khách hàng đến tham quan, trải nghiệm.
Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

OVN - Ngày 15/03/2024, tại huyện Thuận Châu (Sơn La), Chương trình tập huấn “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024 chính thức khai mạc. Chương trình có sự tham gia của 150 học viên là cán bộ quản lý chương trình tại các xã, thị trấn và chủ thể các sản phẩm OCOP.
Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa

Cà Mau: Để sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Tính đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau có 9 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, 1 sản phẩm OCOP 4 sao và 8 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Ðể sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Phú Tân đầu tư thiết bị, công nghệ sản xuất để nâng chất sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao

Trà Vinh: Công nhận thêm 10 sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP của 5 chủ thể gồm 3 công ty, 1 hộ kinh doanh và 1 hợp tác xã trong tỉnh đạt hạng 4 sao năm 2023.
Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP

Điện Biên tập trung phát triển hiệu quả các sản phẩm OCOP

OVN - Những năm qua, việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thu được những kết quả tích cực. Với nhiều giải pháp đồng bộ, việc phát triển các sản phẩm OCOP đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào sự “vươn mình” của mảnh đất Điện Biên lịch sử.
DMD Việt Nam mở rộng đại lý phân phối

DMD Việt Nam mở rộng đại lý phân phối

LNV - Ngày 26/ 01/ 2024, DMD Việt Nam thuộc Tập đoàn VGGroup vừa mở thêm đại lý phân phối mới tại Bắc Giang.
Yên Bái: sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng

Yên Bái: sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng

OVN - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã có quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho 72 sản phẩm mới, đạt 232,2% so với chỉ tiêu được giao; nâng hạng 03 sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, đạt 100% chỉ tiêu được giao tại Chương trình hành động số 135/CTr-TU của Tỉnh ủy.
Chả cá thu Sơn Phương - sản phẩm OCOP 3 sao

Chả cá thu Sơn Phương - sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Không những làm “sống lại” nghề gia truyền, chị Mai Thị Phương (SN 1980, thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn biến mặt hàng “ruột” của gia đình thành sản phẩm OCOP 3 sao.
Lễ hội “Về miền Hoa Ban” giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống

Lễ hội “Về miền Hoa Ban” giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống

LNV - Lễ Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên Phủ 2024 với chủ đề “Về miền Hoa Ban” diễn ra tối ngày 16/3/2024 tại Quảng trường 7-5 TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Khô rắn An Giang

Khô rắn An Giang

LNV - Mỗi mùa có những món ăn riêng. Đến vùng miền Tây vào những ngày nước nổi lênh đênh, nếu không thử qua các món như cá linh bông súng, đặc sản ếch nướng hay các món rắn, du khách chắc chắn sẽ cảm thấy tiếc nuối khi đến đây mà không có dịp thưởng thức qua.
Quảng Ninh: Áp dụng khoa học, công nghệ nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Áp dụng khoa học, công nghệ nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ... đến nay hơn 400 nông sản là sản phẩm OCOP của tỉnh đã được hình thành nhờ ứng dụng KH&CN, tạo nên chất lượng và giá trị vượt trội.
Sơn La: Thuận Châu nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

Sơn La: Thuận Châu nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

OVN - Là địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, huyện Thuận Châu (Sơn La) đã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề. Hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; khai thác lợi thế của từng vùng, địa phương để thực hiện tốt chương trình OCOP. Tăng cường liên kết, xúc tiến, giới thiệu, quảng bá nông sản của huyện, nhất là các nông sản chủ lực, có giá trị cao.
TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao

TP. Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 Sao

OVN - Theo kết quả chấm điểm mới nhất, TP Hà Tĩnh có thêm 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2023.
Bắc Giang: Quan tâm phát triển sản phẩm OCOP

Bắc Giang: Quan tâm phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Tỉnh Bắc Giang có nhiều sản phẩm OCOP từ cây dược liệu với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, được khách hàng tin dùng. Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã quan tâm thực hiện nhiều cơ chế, chính sách để phát triển sản phẩm OCOP từ những loại cây này.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

LNV - Sáng 29-3, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động