Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Nam Định: Làng Bịch giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống

LNV - Làng Bịch, xã Minh Thuận (Vụ Bản) là vùng đất cổ còn lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa truyền thống đậm đặc. Trong quá trình phát triển nông thôn, tốc độ đô thị hóa nhanh song làng Bịch vẫn gìn giữ và phát huy được bản sắc văn hóa làng quê, tạo nền tảng cho việc thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa phương.


Cầu ngói làng Bịch, xã Minh Thuận (Vụ Bản).


Theo cuốn “Lịch sử phát triển xã Minh Thuận”, làng Bịch có từ thời Hùng Vương, nổi tiếng là một làng quê trù phú. Cũng như nhiều làng cổ khác trong huyện Vụ Bản, làng Bịch có cảnh quan đẹp, phong thủy hữu tình. Làng có 1 ngôi đình nằm ở giữa làng, gần chợ nên người dân quen gọi là Đình Chợ, có 2 cung xây theo kiểu chữ Nhị. Cung đệ nhất gồm 5 gian bằng gỗ, các xà nóc, câu đầu được chạm trổ hoa văn đơn giản là nơi thờ Thành hoàng làng và các vị thần của làng. Cung ngoài là tiền đình gồm 5 gian, 2 chái. Trước kia, những năm được mùa, đến ngày hội làng, dân làng tổ chức lễ hội, rước kiệu các Nữ thần từ các phủ, miếu quanh làng về Đình Chợ để tế lễ và tổ chức các hoạt động vui chơi, ca hát từ 3-10 ngày. Cách Đình Chợ không xa là Đền thờ Câu Mang Đại Vương - vị thủy thần thời Hùng Duệ Vương. Hàng năm, vào ngày 30-3 âm lịch (ngày sinh) và ngày rằm tháng 7 âm lịch (ngày hóa) của Câu Mang Đại Vương, người dân làng Bịch lại tổ chức các hoạt động tế lễ trang trọng nhằm tri ân công lao trị thủy, giúp dân đánh giặc của ông. Trước Đền thờ Câu Mang Đại Vương là cây cầu Bịch cổ kính làm bằng chất liệu ngói và gỗ. Cầu bắc qua một lạch nước chảy ra sông Tiểu Liêm và sông Sắt. Vào thời Trần, trên hai tuyến sông này có nhiều thuyền bè đi lại, vận chuyển hàng hóa, lúa gạo vào Hành cung Thiên Trường. Cầu làng Bịch có dáng dấp “thượng gia, hạ trì” (trên là nhà, dưới là nước) dài hơn 20m, 7 gian, mái lợp ngói nam, dựng bằng cột lim vững chãi. Hai bên thành cầu là 2 hàng ghế để khách bộ hành nghỉ chân. Trên cầu có một khám thờ nhỏ, đặt bát hương, tương truyền thờ phụng bà chúa nước - Thủy tinh Công chúa. Cầu làng Bịch không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân mà còn là địa điểm vui chơi của đám trẻ làng với các trò chơi dân gian, các cụ già ngồi uống nước chè, ngâm thơ, chơi cờ tướng… Cầu ngói làng Bịch là cây cầu có mái còn lại duy nhất ở huyện Vụ Bản và là 1 trong 4 cây cầu cổ nổi tiếng của tỉnh hiện vẫn bảo lưu được kiến trúc nghệ thuật truyền thống. Nằm cách cầu ngói không xa là Chùa làng Bịch (tên chữ An Minh tự). Chùa 7 gian, xây theo kiểu chữ Công, phong cách kiến trúc thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Chùa hiện còn lưu giữ 3 văn bia thời Tự Đức 22 (1869). Trong Phật điện có nhiều tượng đẹp, đồ sộ như: tượng Cửu Long, tượng Phật Quan Âm. Bên trái chùa là nhà thờ tổ, phủ thờ Tam tòa Thánh Mẫu có tuổi đời trên 100 năm. Ngoài ra, làng Bịch còn có Điện thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Có thể thấy, làng Bịch là vùng đất cổ đậm đặc các di sản văn hóa vật thể phong phú, đa dạng gồm tổng thể các công trình tín ngưỡng thờ cúng dân gian của làng quê Việt Nam. Trong số các đình, đền, chùa, phủ, miếu, điện ở làng Bịch thì Đền làng Bịch là nơi diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng nhất. Đây là nơi thờ phụng Vua Đinh Tiên Hoàng và vợ chồng danh tướng thời nhà Đinh có công mở mang làng Bịch cách đây hơn 1.000 năm, được nhân dân suy tôn là thánh, thần. Đó là Khai Thiên Đại Vương và Quế Hoa Công chúa (tức Tướng quân Lê Khai và phu nhân Trần Thị Quế). Không chỉ có công lao khai khẩn cải tạo vùng đất trũng thành ruộng cấy, giúp dân sản xuất, vợ chồng Tướng quân Lê Khai và Trần Thị Quế còn cùng người dân địa phương xây thành, hào để làm căn cứ; quy tụ người dân tham gia nghĩa quân cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Cạnh đền làng Bịch còn có am thờ và lăng mộ Quế Hoa Công chúa. Tại Đền làng Bịch hiện còn bảo lưu được nguyên vẹn thần phả của Tướng quân Lê Khai và phu nhân Trần Thị Quế cùng 23 đạo sắc phong từ thời Vĩnh Trị đến thời Tây Sơn. Lễ hội Đền làng Bịch được dân làng tổ chức thường niên vào tháng Giêng với các nghi thức tế lễ và những sinh hoạt văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian đặc sắc. Trong đó, ngày mồng 6 tháng Giêng có tục dâng Thánh bằng các lễ vật gồm: bánh dầy nướng, chè kho, hoa quả... Bánh dầy được dân làng làm nặng chừng 1,5kg, cắt lát, tỉa thành hình voi, ngựa, gà, đầu rồng rồi được nướng cho nở phồng, tô màu sắc sặc sỡ để dâng Thánh. Từ ngày 13 đến 17 tháng Giêng diễn ra lễ Khánh hạ (Kỳ phúc). Trong lễ hội có các nghi thức rước kiệu quanh làng rồi về đình để tế lễ. Kèm theo phần lễ, các hoạt động phần hội cũng diễn ra rất sôi nổi như: thi đấu cờ tướng, vật võ, múa roi vào ban ngày, hát chèo vào buổi tối.

Ngoài lễ hội Đền làng Bịch tổ chức vào tháng Giêng, những tục lệ đầu năm như: tục lệ trong đêm Trừ tịch, lễ Thần Nông, lễ Thượng điền, lễ Hạ điền, lễ Tân thường (cơm mới) hay cúng rằm tháng Giêng, cúng Thổ công từ xa xưa cũng được nhân dân ở địa phương lưu giữ, bảo tồn. Lễ Thượng điền (hội giằng cột xẻ) rất sôi nổi. Người dân dựng cây nêu cao khoảng 4m; thân cây quấn giấy xanh, đỏ; ngọn cây buộc lông đuôi gà trống và cờ ngũ sắc sặc sỡ. Sau khi tế trời đất và các vị thần xong, chủ tế cầm cây nêu lễ tạ rồi dựng cây nêu ở sân đền. Trai làng đầu chít khăn đỏ, đóng khố vàng chạy ra sân tranh nhau cây nêu. Người giành được cây nêu sau đó chạy đến khu ruộng cấy lúa cách đền 300m để cắm xuống. Sau lễ Thượng điền là lễ Hạ điền, dân làng nô nức xuống đồng đầu xuân với mong muốn một năm mới cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Khi nói đến văn hoá truyền thống làng Bịch, không thể không nhắc tới phiên chợ quê truyền thống. Chợ Bịch tương truyền có từ thời nhà Đinh do bà Trần Thị Quế lập ra trong lúc chuẩn bị lương thảo phục vụ nghĩa quân của Tướng quân Lê Khai tập luyện. Chợ có đình và lều quán buôn bán sầm uất khu vực miền thượng huyện Vụ Bản. Thời gian đầu chỉ là những phiên họp nhỏ với ít người trong vùng, hàng hóa chủ yếu là tại các địa phương lân cận trao đổi, buôn bán. Chợ Bịch ngày nay họp tất cả các ngày trong tháng, hàng hóa phong phú của các vùng miền.

Cùng với các di sản văn hoá, làng Bịch còn bảo lưu được các giá trị văn hóa thông qua việc duy trì nền nếp gia phong trong mỗi gia đình, dòng họ. Người dân ai cũng ý thức thực hiện quy định nếp sống văn hóa. Nhiều thuần phong mỹ tục truyền thống vẫn được duy trì qua việc thực hiện hương ước. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần bồi dưỡng, gìn giữ những giá trị đạo đức truyền thống như: lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước của người dân làng Bịch từ xưa đến nay. Dòng họ Đào là dòng họ lớn nhất làng, có từ đường dòng họ cổ kính thờ tổ Đào Đăng Soạn. Dòng họ Đào Duy có truyền thống về y học. Thời Lê - Nguyễn dòng họ có nhiều người được vào chữa bệnh cho người trong Hoàng cung. Ngày nay, nhiều con cháu trong dòng họ Đào Duy là những y, bác sĩ giỏi. Dòng họ Nguyễn có truyền thống hiếu học với nhiều người thi đỗ khoa cử, nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Làng Bịch là làng có nhiều người học hành đỗ đạt cao nhất ở xã Minh Thuận. Với truyền thống hiếu học, hoạt động khuyến học - khuyến tài trong các dòng họ ở làng Bịch đang ngày càng được phát huy.

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM ở làng Bịch được đẩy mạnh thực hiện. Nhiều năm liền làng Bịch giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”./.

Khánh Dũng/báo Nam Định

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2023

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2023

LNV - Được sự đồng ý của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân, sáng 05/05/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Công Lý, huyện Lý Nhân tổ chức trọng thể lễ đón nhận Bằng công nhận xã Công Lý đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.
Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý hơn 1.500 ha

Thanh Hóa: Phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý hơn 1.500 ha

LNV – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045.
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

OVN - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

LNV - Lá lốt là một loại cây thân thảo được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn để gia tăng mùi vị thơm ngon. Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, lá lốt còn là phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số công dụng của lá lốt trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh không phải ai cũng biết.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động