Việc ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp ở tỉnh Sóc Trăng
(Ảnh: ST)
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2020, tổng số diện tích sản xuất nông nghiệp của Sóc Trăng đạt chứng nhận VietGAP là 739,5 ha, trong đó: Lúa 330,99 ha, màu 35,10 ha và cây ăn trái 373,41 ha. Đất nông nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ là 1.588 ha, trong đó: Lúa 1.225 ha; cây ăn trái 57 ha và rau màu 306 ha. Ngoài ra còn có 110 nhà lưới, nhà màng, với diện tích là 6,05 ha chuyên sản xuất các loại rau màu như rau ăn lá, hành hẹ,…; 219 ha diện tích ứng dụng hệ thống tưới phun tự động, cây ăn trái 64 ha và rau màu 155 ha.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp đã giúp giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động. Cụ thể, tại các mô hình cây ăn trái, giảm được khoảng 20 triệu đồng/ha, giúp giảm thời gian tưới trên một đơn vị diện tích, giúp giải quyết được tình trạng khan hiếm lao động nông thôn hiện nay. Còn phun thuốc bảo vệ thực vật bằng hệ thống tự động vừa nhanh và ít ảnh hưởng đến người phun thuốc. Không chỉ có vậy, với 8 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 6 trại gà với tổng đàn 300.000 con, 1 trang trại nuôi heo và 1 trang trại nuôi bò. Ngoài ra còn triển khai 36 mô hình điểm chăn nuôi bò sữa an toàn sinh học…
(Ảnh: ST)
Hiện nay, ở địa phương còn có 6 doanh nghiệp nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên diện tích 886 ha, quy mô 30 tấn/ha bao gồm: Sta 175 ha (Vĩnh Châu), Stapimex 33 ha (Trần Đề), Vina Clean Food 200 ha (Trần Đề), Khánh Sủng 130 ha (Trần Đề), Vĩnh Thuận 120 ha (Trần Đề) và Út Xi 29 ha (Trần Đề), Tân Nam Farm 160 ha, Green Farm 33ha, Khai Minh 6,2 ha. Đặc biệt, có 34 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản áp dụng thực hành sản xuất tốt (VietGAP, ASC, GlobalGAP, BAP) với diện tích 1.200 ha sản lượng khoảng 10.000 tấn. Trong đó, Công ty Fimex hình thành vùng dự án công nghệ cao với 250 dự án tại Vĩnh Châu và các công ty chế biến thủy sản, như: Công ty Khánh Sủng, Công ty Fimex VN, Công ty Stapimex, Công ty Vina Clean Food, Công ty Út Xi.. thực hiện liên kết từ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hình thành vùng nuôi tôm khép kín với 460 ha…
Bên cạnh đó, trong quản lý sản xuất tại địa phương đã áp dụng một số công nghệ như sau: Lắp đặt 4 bẫy đèn điện tử để thu thập tình hình di trú của sâu rầy phục vụ cho công tác dự báo sâu hại phục vụ cho công tác quản lý dịch hại trên cây trồng, 2 trạm quan trắc tự động để quản lý nước tại thị trấn Kế Sách và xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Ứng dụng công nghệ Flycam trong quản lý và bảo vệ rừng, kiểm tra tình hình sạt lở bờ biển. Thử nghiệm 2 mô hình tự động quản lý môi trường nước trong ao nuôi tôm ở thị xã Vĩnh Châu và Cù Lao Dung. Ngành nông nghiệp tỉnh đã lắp đặt thí điểm 2 hệ thống quan trắc môi trường tự động điều khiển thông minh bằng điện thoại tại cầu Trà Niên (thị xã Vĩnh Châu) và bến phà Dù Tho (huyện Mỹ Xuyên), bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp ở Sóc Trăng vẫn bộc lộ một số hạn chế, như: Quy mô áp dụng chưa lớn, công nghệ áp dụng cũng chưa đồng bộ, cơ chế, chính sách chưa thật sự thu hút nhà đầu tư và nguồn ngân sách địa phương,… Bên cạnh đó, việc ứng dụng này chỉ mới bắt đầu ở các mô hình thí điểm, quy mô nhỏ, công nghệ áp dụng chưa đồng bộ. Cơ cấu kinh tế nông, thủy sản của tỉnh chuyển dịch chưa thực sự bền vững. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, trình độ sản xuất còn chênh lệch rất lớn giữa các cộng đồng dân cư và còn thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Giá tiêu thụ nông sản trên thị trường còn nhiều biến động do chưa tạo được các sản phẩm nông, thủy sản hàng hóa có hàmlượng kỹ thuật tiên tiến, nên chưa phát huy ở mức cao các lợi thế về phát triển của địa phương. Cùng với đó khả năng đầu tư của địa phương có hạn, nội lực trong dân còn hạn chế, sức hút đầu tư bên ngoài mà nhất là đầu tư nước ngoài còn yếu. Sản xuất các ngành kém ổn định cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, chưa chủ động và an toàn trong canh tác, nhất là kiểm soát mặn và tưới, tiêu.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2021 – 2025, Sóc Trăng xác định phải tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Một là nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông bắt đầu từ việc củng cố mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư từ tỉnh xuống đến xã, phường và thị trấn. Cùng với đó phối hợp với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu trên cơ sở phát huy có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình khuyến nông - khuyến ngư để người nông dân có thể tiếp nhận, ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất.
Hai là cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp, công ty đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp; tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và khuyến nông; tìm kiếm và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở xây dựng danh mục chương trình, dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài. Cùng với đó kêu gọi các dự án tài trợ từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế cho lĩnh vực phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất và bảo vệ tài nguyên môi trường của địa phương.
(Ảnh: ST)
Ba là thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là trung tâm khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, là đầu tàu quan trọng để đưa kết quả ươm tạo, nghiên cứu vào sản xuất của tỉnh. Khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm chủ lực địa phương giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập; nghiên cứu đề xuất loại hình công nghệ cao vào từng nhóm đối tượng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng sản xuất.
Bốn là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp phải gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên cơ sở hình thành các hợp tác xã dịch vụ, gắn kết tiêu thụ sản phẩm; tăng cường thúc đẩy liên kết sản xuất, nhất là trong các hợp tác xã, tạo điều kiện tăng nguồn lực tài chính để đầu tư công nghệ.
Năm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên lĩnh vực nông nghiệp qua đẩy mạnh công tác đào tạo bằng cách phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật của tỉnh, đi đôi với việc thực hiện tốt chính sách khuyến khích cán bộ có trình độ cao về công tác trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ.
Việc đẩy mạnh áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã và đang góp phầm làm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn một cách rõ nét. Ở địa phương này ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả và phù hợp đặc điểm của từng địa phương, gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường tiêu thụ trên địa bàn. Quan trong nhất đã giúp ngành nông nghiệp của địa phương có khả năng phát triển với quy mô lớn, tập trung các loại nông sản có lợi thế cạnh tranh cao và tăng động lực cho người nông dân không ngừng đổi mới sáng tạo trong sản xuất.
Việt Phương
Tin liên quan
Tin mới hơn
Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp
10:33 | 08/01/2025 Khuyến nông
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông
Tin khác
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội