Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương làm việc với Hội Mỹ thuật Việt Nam về OCOP: Hiện thực và đồng bộ hóa "nhận diện" OCOP Quốc gia
Cục trưởng, Chánh văn Phòng Nguyễn Minh Tiến giới thiệu: OCOP là chương trình đã được tổ chức và ghi nhận nhiều thành tựu từ thành công của các nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan,… Tại Việt Nam, Quảng Ninh đã triển khai từ 2013 và có được những tác động tích cực đến nền kinh tế xã hội với hơn 200 sản phẩm OCOP. Mỗi quốc gia trên thế giới hay tại Quảng Ninh của Việt Nam đều đã xây dựng được logo riêng cho chương trình.
OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Việc sáng tác biểu trưng cho OCOP nhằm xây dựng hình ảnh nhận dạng, sử dụng trong công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền về chương trình; phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và các hoạt động có liên quan.
Tổng quan buổi làm việc
Theo Cục trưởng Nguyễn Minh Tiến, Cuộc thi sáng tác biểu trưng OCOP là xây dựng nhận diện thể hiện được nội hàm 6 nhóm sản phẩm chủ lực, phản ánh văn hóa, bản sắc đặc thù của đất nước trong hội nhập, đáp ứng yêu cầu của công nghệ 4.0… Mong muốn “thương hiệu OCOP” sẽ phát triển lên tầm giá trị lớn, gia tăng thu nhập cho khu vực nông thôn và là niềm tự hào của đất nước…
Bà Mai Thị Ngọc Oanh cho biết: Hội Mỹ thuật Việt Nam đã phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp & PTNT nói chung, VPĐP NTM TƯ nói riêng trong nhiều chương trình, thu hút sự tham gia của đông đảo họa sỹ, hội viên trên toàn quốc. Cuộc thi sáng tác biểu trưng OCOP đã được Hội thông báo và kỳ vọng có sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, Hội kêu gọi đội ngũ sinh viên, nhà thiết kế cùng tham gia…
Trưởng phòng OCOP - Đặng Văn Cường giới thiệu đến các họa sĩ biểu trưng OCOP của các Quốc gia, của một số tỉnh trong nước, cùng ý nghĩa, cách sử dụng biểu trưng. Biểu trưng OCOP Quốc gia là nhận diện áp dụng cho các sản phẩm trên toàn quốc, là sự đồng nhất “thương hiệu” dọc dải đất hình chữ S đối với bạn bè quốc tế.
Buổi làm việc là cơ hội trao đổi hiểu thêm về OCOP, mục đích và ý nghĩa biểu trưng giữa người sáng tác và đội ngũ làm chương trình. Một số thắc mắc của các họa sĩ và mỹ thuật gia được giải đáp. Theo đó, chương trình mong muốn sự đồng lòng, góp sức của tập thể họa sĩ, nhà mỹ thuật dành cho tác phẩm mang ý nghĩa lớn - biểu trưng quy chuẩn toàn quốc cho các sản phẩm thuộc chương trình OCOP Quốc gia./.
Nguyễn Nam thực hiện
NỘI DUNG – THỂ LỆ CUỘC THI
1. Thành phần tham gia: Các tác giả trong và ngoài nước.
2. Yêu cầu:
- Tác phẩm có tầm khái quát những giá trị tiêu biểu, phản ánh được ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng nông thôn mới… Lấy trụ cột là phát triển kinh tế nông thôn theo nhóm sản phẩm cấp huyện, xã; theo nguyên tắc của OCOP.
- Tác phẩm gồm: Gồm các thể loại đồ họa, tranh vẽ tay, kỹ sảo vi tính kèm đầu đề và giải thích chi tiết.
- Mỗi tác giả gửi tối đa 05 tác phẩm
3. Thời hạn nộp dự thi: 30/11/2018. Nộp về: VPĐP NTM Trung Ương, Nhà B9, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
4. Cơ cấu giải thưởng:
- 01 giải nhất: Trị giá 15 triệu/giải
+ Bằng khen Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT
- 05 giải khuyến khích: 03 triệu/giải
+ Chứng nhận của BTC - Một số giải thưởng của nhà tài trợ (nếu có)
5. Thông tin liên hệ: Phòng Quản lý Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung Ương.
Địa chỉ: Nhà B9, Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 024.38438617, Fax: 024.37343597
Email: ocopvietnam@gmail.com
------------------------------------------------
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
21:47 Tin tức

Phú Yên đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
09:35 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 Làng nghề, nghệ nhân

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân