Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Làng thuốc Nam Pabblap

TBV - Ở nhiều ngôi chợ trên khắp Việt Nam và sang tận Campuchia, Lào, Thái Lan..., tôi từng bắt gặp những ông lang, bà lang người Chăm ngồi bắt mạch, bốc thuốc. Điều thú vị, họ đều là người làng Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận).

Chọn đúng tháng ramưwan (một dịp mà người Chăm đi mưu sinh ở khắp nơi quay về làng để đi tảo mộ, dâng cơm cho tổ tiên, đi thánh đường Hồi giáo thực hiện nghi lễ tẩy thể và chay tịnh), tôi về Phước Nhơn.

Không giống với nhiều làng Chăm cằn cỗi vì hiếm bóng cây, Phước Nhơn tươi nhuần nhờ những thảm xanh và hoa trái. Không hổ danh là một làng thuốc Nam, đi khắp thôn, đâu đâu tôi cũng gặp những vườn rau, vườn thuốc, đến cả những hàng rào quanh nhà cũng đan bằng những cây thầu dầu tía, nhầu, dẹp, chùm ruột, chùm ngây, núc nác...

Phân dê cũng là thuốc

Chị Kiều Maily, một nhà thơ - nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, kể chuyện ngày nhỏ đi học hay bị bạn bè châm chọc “dân Pabblap (tên Chăm của hai làng Phước Nhơn và An Nhơn) bán thuốc cứt dê”. Chưng hửng, về nhà hỏi ba thì chị được an ủi: “Mấy nhóc ám chỉ thuốc tẻ làng ta ấy mà. Chả việc gì đâu!”.

Đến ông Tài Rài, vị lương y 63 tuổi ở thôn Phước Nhơn 1, cũng mang ký ức tuổi thơ “dân bán thuốc cứt dê”. Nhưng khi lớn lên, học làm thuốc, ông lại thấy điều ấy rất đáng tự hào, vì đến cứt dê ở Pabblap cũng là vị thuốc! Ông chia sẻ: “Khi phân tích viên cứt dê thì thấy có cây thần sạ (còn gọi là xáo tam phân, là loại thảo dược có chứa các thành phần dược lý quý hiếm như flavonoid, saponin), cối xay, trinh nữ hoàng cung, tứ quý... Từ xa xưa, người dân ở đây đã biết nhặt những viên cứt dê tươi mang về bỏ vào hũ gốm Bàu Trúc nung trong cám (đốt tồn tính) cho chín rồi lấy ra tán mịn, trộn với mật ong, vê thành viên, gói trong giấy bóng và mang đi bán. Đây là một vị thuốc độc đáo, chữa đau nhức khớp, đau bụng, nhức đầu...; ăn vào có vị ngon như kẹo nên trẻ con cũng rất thích”.


Cùng với “thuốc cứt dê trị bách bệnh” ngày xưa, dân Pabblap còn bán những chiếc vòng cổ, vòng tay, vòng chân cho trẻ em đeo để kỵ gió, chống giật mình và đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Theo ông Tài Rài, trong cái túi vải nhỏ đính ở những chiếc vòng ấy có ba vị thuốc, khi người đeo tắm hoặc bị đổ mồ hôi, thuốc sẽ tan ra và ngấm vào người qua các lỗ chân lông. Một vị thuốc độc đáo khác là thuốc vòng chữa bệnh sa tử cung. Đó là một số cành thuốc được tết lại thành vòng tròn, người bệnh mua về bỏ vào siêu sắc lấy nước uống. Còn nhiều bài thuốc nữa mà người dân gọi chung là “thuốc giấu”. “Nhiều vị thuốc ông bà giấu kỹ quá, khi mất là mang theo luôn, con cháu không biết mà học”, ông Tài Rài giải thích.

Không ai rõ tổ nghề thuốc làng Pabblap là ai. Ông Tài Rài chỉ nghe ông nội kể ngày xưa có bà già tên Đỏ tự lên núi chặt cây, hái thuốc về phơi khô rồi mang đi bán ở Phan Rang, Phan Thiết, Sài Gòn. Thấy bà Đỏ bán được nên nhiều người dân làng đã học theo.

Gia đình bốn đời làm nghề thuốc
Gần 40 năm trước, ông giáo Tài Rài đã hành nghề thuốc Nam để kiếm thêm vì lương giáo viên không đủ ăn. Những lúc không có tiết dạy, ông lên núi lấy thuốc và đạp xe quanh vùng bán thuốc. Vào những tháng hè, ông đi bán ở các huyện, tỉnh, thành phố khác.

Năm 1989, ông xin nghỉ dạy học để chuyển sang làm thuốc chuyên nghiệp. Mỗi đợt lên rừng tìm thuốc, ông đi cả tháng mới về. Được thừa hưởng nghề chế thuốc của gia đình đã đành, ông còn tự học thêm qua sách vở, qua từng lần bốc thuốc, từng ca bệnh và đúc rút kinh nghiệm. Ông cũng đi học để thi lấy chứng chỉ hành nghề Đông y.

Ông Tài Rài chuyên trị các bệnh đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa. Với kinh nghiệm dày dạn và “mát tay”, ông đã chữa bệnh cho không biết bao nhiêu người.

Phòng chẩn trị y học cổ truyền Vĩnh Sang của ông Tài Rài nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn tận Campuchia, Lào, Thái Lan, Mỹ. Người ở gần thì đến chữa trực tiếp, người ở xa thì được tư vấn qua điện thoại; bệnh nhẹ thì ông gửi thuốc qua đường bưu điện, bệnh nặng thì ông cất công lặn lội đến tận nơi chữa trị. Sau mười năm làm Phó chủ tịch Hội Đông y xã Xuân Hải thì ông lên làm chủ tịch từ ba năm nay. Con trai ông - Tài Vĩnh Phú, là truyền nhân đời thứ tư của nghề thuốc gia tộc, chuyên trị các bệnh u nang, dạ dày, sốt rét mãn tính. Anh cũng là thầy thuốc tâm huyết, giỏi nghề và nối được cái chí của ông cha.

Cùng quê khắp chợ

Làng Pabblap có chừng hơn 1.500 người đi bán thuốc Nam ở khắp nơi. Khoảng gần một nửa trong số đó là hội viên Hội Đông y xã Xuân Hải. Đa số họ đều đi làm ăn xa xứ. Ông Nguyễn Sách 80 tuổi đang bốc thuốc tận bên Mỹ. Nhiều người đang hành nghề ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc... Vợ chồng ông Kiều Tìm ở thôn Phước Nhơn 3 trước khi về nhà nghỉ lễ ramưwan đã ở Quảng Trị suốt sáu tháng và đó là trường hợp hãn hữu, nhiều người thì cứ “khăn gói gió đưa”, đôi ba tháng là đổi địa bàn hoạt động. Họ chọn một điểm đến rồi chất những bao tải thuốc, nồi niêu bát đũa, quần áo, cả xe máy lên ô tô. Đến nơi, tìm được một phòng trọ để trú chân xong là ngay hôm sau họ ra chợ trải bạt, bày thuốc chờ người bệnh.

Như ông bà Kiều Tìm, có ai hỏi mua thuốc, ông bà đều tận tình hỏi triệu chứng bệnh, bắt mạch, hỏi thói quen ăn uống, sinh hoạt, lao động... rồi mới cắt thuốc. Nghề thuốc ở gia đình ông Kiều Tìm được truyền từ đời ông nội, đến nay, cả năm cặp vợ chồng anh em ruột của ông đều đi bán thuốc.

Những ngày nghỉ lễ, tôi đi theo ông Kiều Tìm lên núi lấy thuốc. Chà Bang, Đá Trắng, Cà Đú, Bác Ái, hai ngày, chúng tôi đi mấy trăm cây số, lấy được hai bao tải thuốc. Ông Kiều Tìm cho biết phải đi xa như thế để lấy được những cây thuốc gia truyền, chứ thuốc thường thì có thể lấy ở quanh nhà hoặc mua của người khác.

Làng Phước Nhơn làm ăn cũng theo “quy trình”: người ở làng thì chuyên khai thác, trồng trọt, chế biến thuốc. Người đi bán ở xa hết thuốc chỉ cần gọi điện thoại về là được gửi từng bao tải thuốc theo ô tô hoặc tàu hỏa đến tận nơi. Làng có 14 đại lý thuốc như vậy.

Nói về nghề thuốc của làng Pabblap, chị Kiều Maily tâm sự: “Cây thuốc Nam như một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người Chăm nơi đây. Nghề thuốc ở đây cha truyền con nối. Với sự hiểu biết về tâm sinh lý, bí quyết từ cha mẹ truyền lại kết hợp với sự “mát tay” của từng cá nhân mà mỗi thầy thuốc chế biến thang thuốc theo kiểu riêng của mình”.

Theo khảo sát của chúng tôi tại làng Pabblap, một thang thuốc Nam nếu là thuốc bổ thì có giá 18.000 đồng. Thuốc chữa bệnh (thuốc Nam pha thuốc Bắc) giá từ 30.000-60.000 đồng/tháng. Trung bình mỗi tháng một người đi bán thuốc bán được 1.000-1.500 ki lô gam thuốc. Người thọ nhất làng Pabblap là 104 tuổi, mới mất cách đây hai năm. Số người từ 75 tuổi trở lên ở làng vẫn sống khỏe mạnh thì gặp rất nhiều...

Khắc nghiệt nên quý

Xứ Ninh Thuận “nắng như rang, gió như phang” có lượng mưa trung bình hàng năm chỉ 695 mm, có năm chỉ có 413 mm; số ngày mưa mỗi năm là 49 ngày, tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, khắp nơi chỉ thấy trắng lóa một màu của cát và đá vôi. Nhưng trời không lấy hết của ai cái gì. Chính điều kiện khí hậu khắc nghiệt đó đã trui rèn những cây thuốc Nam có sức sống mạnh mẽ, kháng thể tốt và nhiều tinh chất.

Để chịu đựng thời tiết khắc nghiệt của vùng này, người dân buộc phải trang bị cho mình những kiến thức y học dân gian để phòng và chữa bệnh. Món ăn trong bữa cơm ở nhà chị Kiều Maily (thôn Phước Nhơn 3) đều là những món chế biến từ cây nhà lá vườn, sạch, ngon, bổ, đủ vị mặn, ngọt, bùi, cay, đắng, chát, chua.

Thực dưỡng là phương pháp sử dụng thức ăn để phòng tránh bệnh tật và cải thiện sức khỏe. Hơn thế, nó là triết lý về sự hài hòa giữa tự nhiên và con người, là quy luật về âm dương. Nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật sống. Bữa ăn của người làng thuốc thật khoa học và đẹp đẽ!

“Khổ nên phải tốt”. Ông Kiều Tìm lý giải sở dĩ dân làng Pabblap phải tha phương cầu thực đi bán thuốc là vì “quê nhà hạn hán quá, không trồng được cây gì nên phải đi tìm kế mưu sinh”. Dân làng phải giỏi nghề, phải làm ăn tử tế vì nếu không thì mất khách, mất cần câu cơm. Vậy đấy, thay vì ngồi kêu trời trách đất, than nghèo kể khổ, người Chăm ở Pabblap biết biến sở đoản thành sở trường để mưu sinh, để đóng góp cho xã hội bằng tri thức dân gian và những loài thực vật, động vật bản địa. Thật kiêu hùng! Thật lãng mạn!

ĐỖ HOÀNG

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hành trình của chiếc chiếu hoa

Hành trình của chiếc chiếu hoa

LNV - Bình Định là miền đất thượng võ, giàu truyền thống văn hóa và cũng là địa phương có nhiều làng nghề với những sản phẩm thủ công nức tiếng gần xa. Nổi bật nhất là những chiếc chiếu cói Hoài Nhơn óng mượt, dẻo dai, màu sắc tươi thắm. Cầm chiếc chiếu trên tay mới hiểu vì sao sản phẩm này được ưa chuộng rộng rãi, chinh phục khách hàng trong nước và cả khách hàng quốc tế.
Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

LNV - Có lịch sử gần 40 năm phát triển nhưng nghề làm bún truyền thống ở Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) không còn nhiều người làm như trước, anh Trần Hải là một trong số ít những người còn giữ được hương vị bún xưa.
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc hình thành, gắn với đời sống người dân địa phương từ năm 2003. UBND thị xã Hoài Nhơn đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Bình Định, Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh xem xét, quyết định công nhận làng nghề.
Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

LNV - Trang phục truyền thống của người Hrê, Ba Na là sự kết tinh văn hoá trong môi trường tự nhiên, xã hội riêng biệt, mang nét đẹp của sự hồn nhiên, thanh khiết như đất, như nước, như núi rừng.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

LNV - Nhiều chiếc thuyền cá sau khi khai thác xong đưa vào bờ, bị vùi lấp dưới bùn cát trên dọc tuyến bờ biển từ nam ra bắc từ vài chục đến gần trăm năm tưởng đã bị lãng quên, nhưng qua bàn tay của nghệ nhân Hà Quốc Hưng (50 tuổi) và nghệ nhân Trần Văn Hoá (59 tuổi) ở Hải phòng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Tin khác

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

LNV - Không sở hữu nghệ thuật tinh xảo, sản phẩm cầu kỳ, có màu sắc rực rỡ nhưng nghề gốm ở làng Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn phát triển qua hàng trăm năm, mang trong mình nét đẹp mộc mạc và giản dị của miền quê nơi đây.
Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Tại đây, sản phẩm của các làng nghề được xem là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc trưng, đồng thời còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

LNV - Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc và Làng nghề dệt chiếu cói Công Thạnh, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn đang thực hiện công tác bảo tồn và phát triển hai làng nghề này.
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.
Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

LNV - Nghề chằm nón lá xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của Nhân dân xã An Ninh Tây (Đức Hòa, Long An). Đây cũng là nghề truyền thống tạo việc làm cho người dân những lúc nông nhàn dỗi.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

LNV - Nghề đan thúng chai Phú Mỹ được hình thành hàng thế kỷ qua ở thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ nghiệp đi biển của người dân nơi đây. Đây là nghề không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn gắn bó, tạo nên một nếp sống của người dân Phú Mỹ.
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bắc Giang: Phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2024

Bắc Giang: Phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2024

LNV - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh năm 2024, tổng kinh phí thực hiện là 3.500 triệu đồng.
Tuyên Quang: Triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công

Tuyên Quang: Triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công

LNV - Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công, trong thời gian tới, Sở Công Thương Tuyên Quang tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khuyến công Quốc gia, giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Chương trình vừa qua, Sở Công Thương Tuyên Quang đã có văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về việc phối hợp thực hiện kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2024.
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Miền đất tổ

Miền đất tổ

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Miền đất tổ"
Thăm nghĩa trang liệt sĩ

Thăm nghĩa trang liệt sĩ

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Thăm nghĩa trang liệt sĩ"
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động