Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa
Nón lá Đức Hòa không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn được thị trường nhiều tỉnh, thành phố lân cận ưa chuộng bởi độ bền, đẹp khéo léo từ chính đôi bàn tay lành nghề của những người thợ thủ công trong vùng |
Để làm ra chiếc nón lá, người thợ phải trải qua quá trình lao động bền bỉ, khéo léo của đôi bàn tay với hơn 10 công đoạn |
Nan trúc được chuốt nhỏ tròn đều, mỗi chiếc nón có 16 nan trúc uốn thành những vòng tròn, vòng lớn nhất có đường kính khoảng 50cm |
Những vòng nan trúc tiếp theo càng nhỏ dần khi lên đến đỉnh chóp. Từng vòng nan trúc được đặt vào cái khuôn mô theo những vạch khắc sẵn bằng gỗ có hình chóp tựa chiếc nón |
Theo những người chằm nón tại đây, lá chằm nón phải là lá non vừa độ, gân lá xanh, màu lá trắng. Sau khi mua về, lá mật cật sẽ đem đi luộc chín, phơi nắng, phơi sương 2 ngày rồi vuốt thẳng |
Để chiếc lá đạt độ thẳng theo yêu cầu, người thợ chuẩn bị bếp để đốt nóng miếng sắt, sau đó đặt lá cật mật lên trên, dùng cục vải vuốt chắc tay nhiều lần cho đạt độ thẳng, độ bóng của chiếc lá |
Khi lá đã thẳng, người thợ chuyển sang công đoạn tỉa lá. Từng chiếc lá được cắt, tỉa theo đúng chiều cao của chiếc nón rồi tiến hành kết đầu lá |
Công đoạn quan trọng của chằm nón là xây lá trên mô. Mỗi chiếc nón có 2 lớp trong, ngoài và 1 lớp xen kẽ, khi thực hiện, người thợ phải làm thật khéo léo và đều tay |
Người thợ dùng vành chụp lên bên ngoài mô nón để giữ cho lá nằm cố định. Điều này giúp người thợ chằm nón được dễ dàng |
Công đoạn quan trọng nhất là chằm nón. Kỹ thuật chằm nón phải bảo đảm từng sợi dây gân nhỏ, mũi kim phải thẳng và đều từ trong ra ngoài, không lộ chân kim và giấu đi những mối chỉ |
Hiện nay, các công đoạn đều được làm thủ công bằng tay nhưng vẫn cho ra những chiếc nón dầy dặn, cứng cáp nhưng bảo đảm vẻ thanh lịch, duyên dáng |
Khâu cuối của việc chằm nón là nức vành. Người thợ sẽ chuốt 1 cọng nan dẹp thường gọi là cây tiến cặp vào vành số 16 và may giáp vòng. Điều này giúp cho vành nón tròn và chắc chắn |
Trước những yêu cầu của thị trường, chiếc nón lá Đức Hòa nay được khoác lên một màu áo mới |
Chị Phạm Thanh Trúc đang vẽ lên chiếc nón những hình ảnh mộc mạc của cảnh đẹp quê hương Việt Nam – một trong những cách để nâng cao giá trị chiếc nón lá truyền thống |
Chiếc nón lá bao đời nay được xem là vật che mưa, che nắng cho các dì, các mẹ, nay đã được nâng cao giá trị hơn rất nhiều nhờ đôi bàn tay tài hoa của những người làm nghề truyền thống |
Hiện nay, địa phương thành lập Câu lạc bộ Phụ nữ khởi nghiệp nghề chằm nón lá và vẽ trang trí nghệ thuật với mục đích duy trì nghề truyền thống và tạo chỗ đứng trên thị trường, xây dựng hình ảnh chiếc nón lá Đức Hòa vươn xa khắp mọi miền Tổ quốc.
Tin liên quan
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Tin mới hơn
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
11:55 Kinh tế
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 Nông thôn mới
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 Tin tức