Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Hải phòng: Xây dựng nông thôn mới bứt phá ngoạn mục

LNV - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG ) về xây dựng nông thôn mới được thành phố Hải Phòng xác định là chương trình trọng tâm thực hiện phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Giai đoạn 2021-2025, của thành phố Hải Phòng. Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo và ban hành các nghị quyết, kế hoạch chuyên đề để triển khai thực hiện Chương trình, như: Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18/7/2023 của Hội đồng nhân dân thành phố về xây dựng nông thôn mới thành phố giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 07/9/2023 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố giai đoạn 2021-2025.

Nông thôn mới Hải Phòng có nhiều đổi thay.
Nông thôn mới Hải Phòng có nhiều đổi thay.

Theo đó, định hướng xây dựng nông thôn mới của thành phố là tập trung nguồn lực, đầu tư phát triển hạ tầng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, phù hợp với quá trình đô thị hóa; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; môi trường an toàn, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả, đa giá trị, quy mô sản xuất hàng hóa ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu của Hải Phòng đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 là: phấn đấu đến hết năm 2025, 100% số xã cơ bản đạt tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, 04 huyện (An Lão, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng) đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Bạch Long Vỹ đạt chuẩn huyện nông thôn mới theo tiêu chí huyện NTM đặc thù.

Đến nay, thành phố đã công nhận được 100% (137/137 xã) xã đạt chuẩn nông thôn mới, 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 61%), 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 35%). 7 huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN và PTNT), đầu năm 2023, UBND thành phố có Văn bản chấp thuận danh mục công trình nông thôn mới kiểu mẫu của 35 xã thuộc 06 huyện thực hiện trong 2 năm 2023-2024, với 803 công trình. Đến nay có 770/789 công trình đã thi công, 121/789 công trình hoàn thành, chiếm 15%; khối lượng thi công trung bình ước đạt 53%, trong đó: huyện An Dương đạt 67%, huyện Vĩnh Bảo đạt 66%, huyện Tiên Lãng đạt 57%, huyện Kiến Thụy đạt 53%, huyện Thủy Nguyên đạt 43%, huyện An Lão đạt 38%.

Cuối năm 2023, Uỷ ban nhân dân thành phố có Văn bản chấp thuận danh mục 270 công trình nông thôn mới kiểu mẫu trong đó 10 xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên, và 03 xã của huyện An Dương, thời gian thực hiện trong 2 năm 2024-2025, với 270 công trình.

Đến nay, 13 xã đã hoàn thành việc bố trí vốn các dự án, đang thực hiện lực chọn đơn vị tư vấn lập hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công công trình.

Năm 2023, thành phố đã bố trí 3.205,879 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó: bố trí tiếp cho 12 xã triển khai từ năm 2021 là 98,13 tỷ đồng; bố trí cho 35 xã thực hiện từ năm 2022 là 1.357,748 tỷ đồng; bố trí cho 35 xã thực hiện từ năm 2023 là 1.750 tỷ đồng. Đến nay, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc giải ngân.

Năm 2024, thành phố đã bố trí 2.047,629 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó: bố trí cho 08 xã thực hiện năm 2022-2023 là 47,629 tỷ đồng; cho 35 xã thực hiện năm 2023-2024 là 1.545 tỷ đồng; 13 xã thực hiện năm 2024-2025 là 455 tỷ đồng. Đến nay, kết quả giải ngân đạt 405,545/2.047,629 tỷ đồng, đạt 27%.

Về tình hình thực hiện và phát triển sản phẩm OCOP của thành phố, lãnh đạo Sở NN và PTNT cho biết:

UBND thành phố Hải Phòng đã sớm ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chương trình OCOP, (mỗi xã một sản phẩm) giai đoạn 2018-2020; giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Ngày 30/6/2023 UBND thành phố có quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 674/QĐ-UBND, trong đó có Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030.

Về triển khai thực hiện Chương trình OCOP của thành phố, hàng năm Sở NN và PTNT đã ban hành Kế hoạch thực hiện của ngành, tham mưu với UBND thành phố thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể Sở NN và PTNT đã có Công văn đến các huyện, quận trên địa bàn thành phố để triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OOCP. Đi với đó Sở NN và PTNT cũng tăng cường công tác tuyên truyền, đã in và phát hành tờ gấp, kẹp file, poster, sổ tay tuyên truyền về Chương trình OCOP. Phát trên truyền hình các phóng sự, chuyên mục tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm Chương trình OCOP. Đăng nhiều bài viết trên các trang báo chuyên nhành.Tổ chức 82 hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Chương trình OCOP cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của các địa phương. Giới thiệu cho 30 chủ thể tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại, Chương trình kết nối các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, đến nay đã kết nối được 146 sản phẩm tham gia Chương trình xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP tại các tỉnh, đưa 176 sản phẩm của các chủ thể lên các trang thương mại điện tử: Shope, Nowfesh, Postmart.

Về công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Sở triển khai việc tư vấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân về thủ tục đăng ký sản phẩm tham gia Chương tình OCOP, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, lập hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Xây dựng, hướng dẫn các địa phương sử dụng phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Đường đôi Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Đường đôi Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Tính đến nay nay, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp thành phố đã đánh giá 269 sản phẩm, cấp giấy chứng nhận cho 264 sản phẩm (trong đó có 87 sản phẩm 4 sao, 177 sản phẩm 3 sao) và 05 sản phẩm đang gửi Trung ương đánh giá 5 sao. Số sản phẩm OCOP còn hiệu lực là 219 (66 sản phẩm 4 sao, 153 sản phẩm 3 sao), số sản phẩm đánh giá lại là 22 sản phẩm, số sản phẩm hết hiệu lực là 23 sản phẩm.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện đã đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho 14 sản phẩm OCOP 3 sao, đang đánh giá tiếp 21 sản phẩm khác. Hiện có 88 chủ thể tham gia Chương trình OCOP, trong đó gồm 22 doanh nghiệp, 20 HTX và 46 cơ sở sản xuất. Số địa phương có sản phẩm OCOP có 07 huyện, 06 quận với 67 xã, 07 phường và 03 thị trấn.

Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về hỗ trợ phát triển sản phẩm tham gia Chương trình OCOP Sở đã phối hợp với các địa phương hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm cho 8 tổ chức, cá nhân thuộc 6 huyện gồm: Hỗ trợ đổi mới công nghệ, máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản; Gắn tem nhãn sản phẩm với tổng kinh phí trên 6 tỷ đồng.

Giai đoạn từ 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Tài chính cũng ban hành các Thông tư quy định quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Các chính sách hỗ trợ Chương trình OCOP được thực hiện lồng ghép với các chương trình khác trên địa bàn thành phố như : Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho sản xuất, chứng nhận VietGap, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đi với đó, Hội đồng nhân dân thành phố cũng đã ban hành Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 18/7/2023 về xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, trong đó có chính sách hỗ trợ OCOP theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính như: Hỗ trợ thiết lập hồ sơ, thiết kế bao bì nhãn mác đối với các sản phẩm OCOP tại các xã về đích nông thôn mới kể từ năm 2023.

Theo đánh giá của Sở NN và PTNT, bên cạnh những thuận lợi, những kết quả đã đạt được, chương trình OCOP thành phố Hải Phòng vẫn còn gặp nhiều khó khăn như sau:

Tình hình thế giới và trong khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu, thiên tai; giá cả vật tư tăng cao, giá nông sản thấp, không ổn định; diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày một giảm; môi trường sản xuất đang bị ô nhiễm… gây ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Quy mô sản xuất của nhiều chủ thể còn nhỏ lẻ. Mặt bằng để xây dựng nhà xưởng sản xuất, sơ chế, chế biến của nhiều chủ thể sản xuất OCOP còn chật hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.

Mẫu mã sản phẩm, bao bì, tem nhãn của một số sản phẩm OCOP chưa chuyên nghiệp, chưa hấp dẫn người tiêu dùng.

Chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định; công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm còn yếu.

Vốn đầu tư nhỏ, nhiều chủ thể là các HTX còn khó khăn trong việc vay vốn tín dụng do không có tài sản thế chấp.

Nhận thức của người dân về Chương trình OCOP còn hạn chế; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp cơ sở tại một số địa phương còn chậm (nhất là cấp xã) trong quá trình triển khai thực hiện...

Để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình OCOP giai đoạn 2024-2025, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong thời gian qua, hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra Chương trình OCOP cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau

Các địa phương cần xác định rõ việc thực hiện Chương trình OCOP là một nhiệm vụ trọng tâm cần được quan tâm triển khai; nhận dạng chính xác và phát huy tốt các lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển Chương trình; phải dựa trên cơ sở cung - cầu, gắn với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng miền; giá trị đặc sắc bản địa, đồng thời hướng đến thị trường toàn cầu, tuyệt đối không làm theo phong trào hoặc lối mòn; tăng cường công tác giám sát sau công nhận OCOP để kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn và nâng cao uy tín đối với người tiêu dùng. Trong quá trình đưa sản phẩm OCOP ra thị trường vẫn cần tiếp tục kiểm tra, nếu sản phẩm không đảm bảo, kiên quyết loại ra khỏi Chương trình.

Chú trọng các loại hình kinh tế tham gia OCOP, trong đó hợp tác xã và doanh nghiệp phải là "đầu tàu" trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực, sự hiểu biết của cán bộ các cấp và cộng đồng, người sản xuất, tổ chức kết nối giao thương cho các chủ thể cung ứng sản phẩm OCOP, tích cực tôn vinh và bảo hộ cho sản phẩm OCOP, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội...

Đẩy mạnh quảng bá và các hoạt động truyền thông, thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, tổ chức các hội chợ… nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm OCOP. Đặc biệt, cần phát huy vai trò quan trọng của chính quyền xã trong việc tham gia tích cực xây dựng phẩm OCOP tại địa phương.

Hải Thịnh - Quý Thương

Tin liên quan

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.

Tin mới hơn

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.

Tin khác

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Đại Từ vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hoá. Qua 14 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện. Đến nay, Đại Từ đã hoàn thành các tiêu chí để được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao – một dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển vượt bậc của địa phương.
Lục Bình đổi thay Khi miền quê khoác áo mới

Lục Bình đổi thay Khi miền quê khoác áo mới

LNV - Xã Lục Bình, huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn đã tạo nên một “nét mới” trên vùng quê qua hành trình phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Hiệu quả kinh tế mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Hiệu quả kinh tế mô hình nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã và đang phát triển tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người, góp phần nâng cao giá trị của nông sản và đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

Xây dựng nông thôn mới hiện đại, đậm đà bản sắc: Đã đến lúc đổi cách tiếp cận

LNV - Ngày 13/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy kiến góp ý định hướng Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2026-2035.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7

LNV - Mô hình dự báo giá xăng, dầu của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) nhận định, tại kỳ điều hành ngày 3-7, giá xăng, dầu bán lẻ có thể giảm 6,8 - 7,5%.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

LNV - Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng, sinh năm 1993, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức t
Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Bài viết về cách nông nghiệp công nghệ cao nâng cao chất lượng, tăng thu nhập và mở rộng thị trường cho nông dân miền núi phía Bắc Việt Nam.
Giao diện di động