Thư pháp Việt - Nét bút khai Xuân
Nghệ nhân Võ Dương đã miệt mài cống hiến cho sự phát triển của thu pháp Việt trong suốt 20 năm qua.
Nghệ nhân Võ Dương tiếp xúc với thư pháp từ khá sớm. Lúc bé vào mỗi dịp hè, anh thường được ông ngoại đưa vào Sài Gòn chơi và cùng ông đến các cuộc triển lãm thư pháp. Những chuyến đi ấy đã khơi nguồn tình yêu thư pháp trong anh. Năm 2001, anh bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu về thư pháp. Đến năm 2003, những bức thư pháp đầu tiên ra đời. Sau 19 năm gắn bó với thư pháp và đạt nhiều danh hiệu như Kỷ lục gia Thế giới (20/6/2019), Kỷ lục gia Châu Á (20/12/2020), Nghệ nhân Quốc gia Thư pháp Việt (2019), Kỷ lục gia Việt Nam (7/5/2016),…anh cùng những cộng sự của mình quyết định sáng lập Công ty Cổ phần Thư Pháp Việt ngày 19/11/2021. Công ty thành lập nhằm mục đích chính đẩy mạnh phát triển và tạo nên sự chính quy cho thư pháp Việt.
Ngoài viết trên giấy, những nét chữ thư pháp còn được viết trên chất liệu đá Nhật Bản.
Dịp Tết năm nay, công ty chủ yếu cung cấp ra thị trường hai dòng sản phẩm chính là bộ sản phẩm viết và bộ sản phẩm tiêu chuẩn. Các bộ sản phẩm bao gồm: dịch vụ “Ông Đồ” tặng chữ, trang trí, đề co thư pháp, những bộ tranh thư pháp,... do nghệ nhân Võ Dương và Hội viên Câu lạc bộ Nghệ nhân Thư Pháp Việt thực hiện. Năm nay, tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng công ty vẫn sản xuất và chuẩn bị khoảng 200 sản phẩm phục vụ thị trường Tết. Những tác phẩm mang chủ đề về mùa xuân, hạnh phúc, hiếu nghĩa, cha mẹ,…
Trong dịp Tết năm nay, nghệ nhân Võ Dương và công ty sản xuất 200 sản phẩm phục vụ thị trường.
Trong tương lai, nghệ nhân Võ Dương sẽ đẩy mạnh hoạt động đào tạo bộ môn thư pháp.
Hòa cùng không khí đón năm mới, nghệ nhân Võ Dương và công ty tham gia chuỗi hoạt động trọng yếu do TP. HCM tổ chức để gửi đến người thưởng lãm những nét bút khai xuân. Nghệ nhân Võ Dương và công ty tham dự chương trình tổ chức tại 4 địa điểm: Trung tâm Văn hóa Hòa Bình, địa chỉ 141 Bắc Hải, phường 14, quận 10, TP. HCM (ngày 5/1/2023); hồ Con Rùa, quận 1 (ngày 8/1/2023); Chương trình Không gian văn hóa phẩm Phật Giáo tại chùa Thiên Chánh, số 3 đường Khuông Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú (từ ngày 16/1 - 5/2/2023). Chương trình bao gồm 10 gian hàng, đặc biệt là trưng bày những tác phẩm độc bản khổ lớn viết bằng thư pháp của nghệ nhân Võ Dương như kinh Phổ Môn xác lập kỷ lục Châu Á (20/12/2020), kinh Vu lan và Báo hiếu xác lập kỷ lục Việt Nam (8/3/2014),...; đường hoa Nguyễn Huệ thuộc không gian Lễ hội đường sách Tết TP. HCM (ngày 19-26/1/2023).
Nghệ nhân Võ Dương tặng chữ cho mọi người trong dịp đầu năm.
Nghệ nhân Võ Dương quan niệm:“Nghệ nhân thư pháp là người lưu giữ và phát triển những vẻ đẹp của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ có nhiều âm sắc, thanh điệu khi viết nhìn như phượng múa rồng bay, mang hồn cốt, bản sắc dân tộc”. Trong khi thư pháp Trung Quốc được viết theo kiểu chữ triện, hầu hết là hình vuông, hình chữ nhật nên có phần thô cứng, tuy đẹp, mạnh mẽ nhưng viết theo một khuôn mẫu; còn thư pháp Việt mềm mại hơn vì đa số chữ quốc ngữ có nét tròn, nét lượn, uyển chuyển nên cuốn hút người xem.
Với sự bền bỉ, tình yêu nghề, nghệ nhân Võ Dương đã tạo nên những tác phẩm độc bản khổ lớn bằng thư pháp lưu truyền đến đời sau.
Nét đặc trưng của thư pháp Việt là sự cho đi. Thư pháp đẹp không chỉ ở nét chữ mà còn ở đức hạnh, ý nghĩa mà người cho chữ muốn gửi đến người nhận chữ. Người dân xin đức hạnh, văn hay chữ tốt từ ông đồ về treo lấy lộc đầu năm và xem đó là “kim chỉ nam” để cố gắng trong năm sau. Thư pháp chứa đựng cả hồn chữ, hồn người, hồn dân tộc. Vậy nên, thư pháp vẫn trường tồn với thời gian dẫu trải qua bao thăng trầm, biến đổi. “Thư pháp bao hàm cả nghệ thuật, con chữ và văn hóa nên câu chữ phải dùng đúng từ, đúng nghĩa và phối hợp sao cho hài hòa. Thư pháp khác mỹ thuật ở chỗ một khi đặt bút xuống viết là không thể sửa, khi viết phải nhiếp tâm, thiền định”, Nghệ nhân Võ Dương chia sẻ. Hơn 20 năm qua, nghệ nhân Võ Dương đã hy sinh thời gian, công sức của mình đặt từng viên gạch nhỏ để xây dựng nên một nền tảng thư pháp vững bền. Đi qua chặng đường gian nan ấy, nghệ nhân Võ Dương trải lòng: “Hành trình đến với thư pháp và đạt được thành công là không hề dễ dàng, nhưng nó mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui, hạnh phúc. Bởi vì thông điệp tôi gửi gắm qua nét chữ được mọi người đón nhận. Bên cạnh đó, tôi có duyên và may mắn hoàn thành những tác phẩm thư pháp độc bản khổ lớn có thể lưu truyền đến đời sau”.
Nghệ nhân Võ Dương cảm thấy vui và hạnh phúc khi được gắn bó với nét chữ thư pháp Việt.
Hiện tại, nghệ nhân Võ Dương và cộng sự vẫn miệt mài thực hiện sứ mệnh bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc thông qua việc khơi dậy nét chữ thư pháp Việt. Năm 2023, Nghệ nhân Võ Dương sẽ thành lập Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Thư pháp Việt Nam, sau đó nâng lên thành Viện Bảo tồn Nghệ thuật Thư pháp Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng cường kết nối hội viên thuộc Câu lạc bộ Nghệ nhân Thư pháp Việt, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo bộ môn thư pháp, thực hiện những tác phẩm độc bản khổ lớn lưu giữ tại 63 tỉnh thành. Anh cũng dự định tìm hiểu về chương trình OCOP để nâng tầm các dòng sản phẩm do công ty sản xuất, góp phần gìn giữ, lan tỏa bản sắc tinh hoa hồn chữ Việt đến với người dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Bài: Ngọc Trâm
Ảnh: Phan Trọng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 | 05/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề
15:37 | 04/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân