Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
Với sản phẩm “Bánh giầy truyền thống Trung Lý”, chị Trang và Linh đã đạt giải Ba tại vòng Chung kết cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo do Hội LHPN huyện Núi Thành tổ chức năm 2024.
Chị Tố Trang với sản phẩm bánh giầy. |
Thực hiện ý tưởng “Bánh giầy truyền thống Trung Lý”từ nếp bầu Tam Mỹ, chị Trang và chị Linh đã xây dựng xưởng sản xuất, mua sắm máy xay bột, máy hấp bánh và nguyên liệu gồm nếp, tôm, thịt, đậu xanh. Sau đó đi vào quy trình sản xuất sản phẩm.
Theo chị Trần Thị Tố Trang, quy trình sản xuất bánh giầy được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua thực tế, số vốn đầu tư cho cơ sở sản xuất bánh giầy của chị Trang và chị Linh không lớn, cả vốn cố định, lưu động và dự phòng chỉ khoảng 14 triệu đồng, nhưng sản phẩm đem lại lợi nhuận khá và có tính bền vững.
Trong một tháng, cơ sở sản xuất khoảng 5.000 cái bánh, thu lãi 5 triệu đồng, tương đương với lãi 60 triệu đồng/năm. Đây là cơ sở để chị Trang và chị Linh mở rộng cơ sở sản xuất bánh giầy từ nếp bầu Tam Mỹ nhằm tạo nguồn thu bền vững cho phụ nữ vùng nông thôn.
Sự khác biệt của sản phẩm bánh giầy từ nếp bầu Tam Mỹ là cơ sở sử dụng nếp bầu địa phương rõ nguồn gốc, xuất xứ, bánh không sử dụng chất bảo quản và phẩm màu.
Hiện tại, sản phẩm đang được bán qua các kênh online trên facebook, zalo, bán tại chợ Tam Mỹ Đông. Đồng thời phân phối theo các đơn đặt hàng từ các dịch vụ nấu ăn trên địa bàn huyện Núi Thành và các vùng lân cận.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Chủ tịch Hội LHPN xã Tam Mỹ Đông cho biết, sản phẩm bánh giầy từ nếp bầu Tam Mỹ góp phần giữ gìn và phát triển nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt, mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ. Địa phương sẽ hỗ trợ xây dựng thương hiệu “Bánh giầy truyền thống Trang Lý” trở thành thương hiệu uy tín, truy xuất nguồn gốc xuất xứ... và đăng ký sản phẩm OCOP của địa phương.
Nói về đề xuất trong thời gian đến, chị Bùi Thị Linh - đồng chủ sở hữu cơ sở “Bánh giầy truyền thống Trung Lý” cho hay: “Chúng tôi đang rất cần sự hỗ trợ kinh phí mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc từ nguồn vốn của chương trình OCOP, chương trình khởi nghiệp sáng tạo và các nguồn vốn ưu đãi khác để mở rộng sản xuất. Đồng thời mong hội phụ nữ các cấp quan tâm quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 | 12/12/2024 OCOP
Tin khác
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
23:50 | 01/12/2024 OCOP
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 | 29/11/2024 OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 OCOP
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 Kinh tế
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 Văn hóa - Xã hội