Các làng nghề phát triển trong đại dịch Covid-19
Ông Lưu Duy Dần - Phải nói rằng, chưa bao giờ các làng nghề Việt Nam lại bị ảnh hưởng nặng nề đến vậy. Các làng nghề Việt tuy hầu hết có tuổi đời hàng trăm năm, nhưng đến nay vẫn chủ yếu hoạt động theo lối tự sản tự tiêu, tự tổ chức sản xuất, tự tìm nơi bán hàng, vì thế, tính kết nối và chủ động chưa cao. Tại các làng nghề đã hình thành nhiều doanh nghiệp, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình, nên khi dịch bệnh xảy ra họ gần như không có phương án chống đỡ.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 ở quy mô toàn cầu, hàng loạt các đối tác nước ngoài của các làng nghề phải ngừng giao dịch, các đơn hàng đã ký trước đó cũng phải dừng lại không biết đến khi nào mới có thể tiếp tục. Như thế, các sản phẩm làm ra phải cất đi để chờ cơ hội, vốn liếng bị ứ đọng, thợ mất việc, hoặc phải giảm giờ làm… tất cả khiến các làng nghề đứng trước vô vàn thách thức.
PV – Trước thực tế đó, theo ông, các làng nghề cần có những giải pháp cụ thể gì để có thể sớm khắc phục những tác động tiêu cực do đại dịch Covid -19?
Ông Lưu Duy Dần: Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống – xã hội chứ không chỉ riêng các làng nghề. Nhưng may mắn là tại Việt Nam, sau những đợt dịch bùng phát, chúng ta đã nhanh chóng khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh rất tốt để nhân dân yên tâm lao động sản xuất trong trạng thái bình thường.
Vì thế, theo tôi, các làng nghề cần tranh thủ điều này, phát huy tinh thần chịu thương chịu khó vốn có từ bao đời để động viên nhau duy trì sản xuất, giữ nghề ổn định đời sống. Các sản phẩm làng nghề, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, có lợi thế ở khâu bảo quản, không hết hạn sử dụng, nên sau khi làm ra có thể cất giữ lâu dài để chờ đợi đến khi dịch bệnh được khống chế, kinh tế dần phục hồi, chúng ta đã có sẵn các sản phẩm mới, tiếp tục xuất khẩu để đưa đến người tiêu dùng.
Với tư cách Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tôi mong mỏi Nhà nước và các ngân hàng có các chính sách giãn nợ, hay các chương trình vay vốn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ người dân và các cơ sở sản xuất yên tâm duy trì sản xuất.
Một điều quan trọng nữa theo tôi là những người thợ, những cơ sở sản xuất làng nghề cần tranh thủ thời gian giãn việc này để tìm tòi cải tiến mẫu mã, làm sao cho sản phẩm đẹp hơn, tiện dụng hơn và bắt kịp xu hướng thị trường để khi chúng ta xuất hiện trở lại với khách hàng sẽ có diện mạo mới, năng lượng mới và tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.
PV – Theo ông, các làng nghề cần những giải pháp nào để phát triển bền vững và có thể chủ động ứng phó với với những biến động do thị trường mang lại, như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19?
Ông Lưu Duy Dần – Những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 có thể coi là bài học để các làng nghề ứng phó với những biến động của thị trường. Có lẽ trong vài chục năm trở lại đây, chưa lúc nào mà các đơn hàng xuất khẩu phải dồn dập ngừng lại như thế, thị trường trong nước lại đìu hiu như thế!
Câu hỏi đặt ra là có phải từ trước đến nay, các làng nghề vì phát triển tự phát, thiếu tính kết nối, nên khi sự cố xảy ra chúng ta đã bối rối và hoàn toàn rơi vào thế bị động? Từ bài học về tác động của dịch bệnh lần này, đã đến lúc, các làng nghề, với sự trợ giúp của các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, những nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp cần tìm ra những hướng đi mới, phù hợp để phát triển bền vững hơn.
Chúng ta cần có sự phối hợp đa ngành trong quá trình tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề cùng các loại hàng nông sản chất lượng cao, đặc sản vùng miền... Đồng thời, thực hiện liên kết phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch văn hóa. Nếu có sự liên kết, phối hợp tốt sẽ vừa góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, vừa giúp ngành du lịch trở thành cầu nối ngắn nhất đưa các sản phẩm truyền thống vào thị trường trong nước và quốc tế, vừa góp phần quảng bá hình ảnh và văn hóa truyền thống vùng, miền.
Bên cạnh đó, cần tập trung vào khâu sản phẩm để làm sao vừa kế thừa được kinh nghiệm sản suất từ các nghệ nhân cao tuổi, vừa tiếp tục cải tiến, hiện đại hóa công nghệ, quy trình và nguyên vật liệu sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng để tạo ra sản phẩm vừa hiện đại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Một nội dung quan trọng nữa là tôn vinh đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, có tay nghề cao, phải coi họ là tài sản, vốn quý của các làng nghề để họ tiếp tục cống hiến và cùng tham gia đào tạo đội ngũ lao động trẻ. Tôi rất mừng khi biết hiện nay các bạn trẻ rất say sưa với nghề truyền thống, theo đuổi những ngành học liên quan trực tiếp đến làng nghề của mình để có thể áp dụng những kiến thức đã học vào quá trình sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lực hượng trẻ này, nếu được dìu dắt và tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu từ cha anh sẽ làm nên sức mạnh của các làng nghề trong tương lai.
PV – Trong thời gian tới, Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam sẽ có những hoạt động cụ thể nào để giúp các làng nghề nhanh chóng phục hồi sau những ảnh hưởng của dịch bệnh?
Ông Lưu Duy Dần: Năm nay, Hiệp hội dự kiến sẽ tổ chức 3 hội thảo lớn tại các tỉnh, thành phố như Hải Dương, Ninh Bình… với sự hội tụ của nhiều chuyên gia, các nhà kinh tế, doanh nghiệp và nghệ nhân các làng nghề để cùng đánh giá, bàn luận và tìm ra những giải pháp, hướng đi phù hợp. Song song với đó, sẽ phát động những cuộc thi về thiết kế sáng tạo mẫu mã, về cách thức giới thiệu, quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề một cách sáng tạo hiệu quả.
Bên cạnh đó, tư vấn, phối hợp với chính quyền các địa phương có làng nghề, cùng các nghệ nhân mở các lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động trẻ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, giá thành hạ, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và hướng tới xuất khẩu.
Chúng ta đặc biệt khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia thiết kế mẫu mã tạo ra các sản phẩm nhằm giữ được nét văn hóa truyền thống mà vẫn đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Tôi vẫn phải nhấn mạnh lại rằng, yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc chính là nền tảng quan trọng giúp các làng nghề phát triển bền vững. Văn hóa dân tộc đã giúp các làng nghề có thể tồn tại hàng trăm năm và hôm nay tiếp tục giúp các làng nghề giữ được vị thế để phát triển mạnh mẽ hơn.
PV- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thanh Nga (Thực hiện)
#Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ#
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam
09:49 | 25/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 | 23/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề
09:39 | 09/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề
09:18 | 30/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 | 23/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 | 13/05/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP