Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề hương
Làng nghề tạm dừng sản xuất, hàng tồn kho lớn
Ngày 31.8.2019, Bộ Công thương Ấn Độ (Tổng cục Ngoại thương) có Thông báo số 15/2015-2020 về việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang (Agarbatti). Theo đó, việc nhập khẩu hương nhang (mã HS 33074100) và các chế phẩm khác (mã HS 33074900) vào Ấn Độ được chuyển từ trạng thái “tự do nhập khẩu” sang “hạn chế nhập khẩu”. Cụ thể, từ ngày 31.8.2019, doanh nghiệp nhập khẩu hương nhang và các chế phẩm khác phải xin giấy phép nhập khẩu từ Bộ Công thương Ấn Độ (do Tổng cục Ngoại thương cấp). Tuy nhiên, đến nay, Bộ Công thương Ấn Độ chưa đưa ra hướng dẫn chi tiết về thủ tục cũng như thời gian cấp phép nhập khẩu. Theo phản ánh của các đối tác nhập khẩu hương nhang tại Ấn Độ, chưa có doanh nghiệp nào xin được giấy phép nhập khẩu.
Theo chính sách điều chỉnh có hiệu lực từ ngày 31.8, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu hương nhang và các chế phẩm khác từ Bộ Công thương Ấn Độ. Việc Ấn Độ áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu hương nhang đột ngột, không báo trước, gây khó khăn nghiêm trọng cho doanh nghiệp Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của người lao động trong lĩnh vực này mà phần lớn là người nghèo, người tàn tật.
Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, việc hạn chế nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ theo Thông báo 15 nói trên khiến cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngay lập tức bị dừng lại. Các doanh nghiệp đã phải ngừng vận chuyển container hàng theo hợp đồng. Trong khi đó, tháng 9 hàng năm là tháng cao điểm cho hoạt động xuất khẩu hương sang Ấn Độ nhằm phục vụ cho dịp lễ lớn nhất của Ấn Độ trong tháng 10. Do đó, các doanh nghiệp của Việt Nam đều tập trung nhân lực, tài chính, nguyên vật liệu để sản xuất hàng. Lượng hàng tồn kho rất lớn, không thể xuất khẩu đi nước khác do không có thị trường xuất khẩu thay thế. Nhà xưởng phải tạm ngừng sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp và việc làm, đời sống của hàng nghìn công nhân.
Theo ông Lê Văn Dịu, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu, cho biết xã có 5 thôn với 3.300 hộ làm nghề hương, trong đó khoảng 200 xưởng sản xuất tăm hương, chủ yếu xuất khẩu sang Ấn Độ. Khoảng 2 tháng trước, tình hình xuất khẩu mặt hàng này bắt đầu đi xuống. Việc hạn chế nhập khẩu hương của Ấn Độ đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất của làng nghề, kéo kinh thế của xã chậm lại, đời sống của người dân khó khăn hơn, nhất là người lao động.
Làng nghề hương Quảng Phú Cầu.
Anh Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Hương Việt (đường Nguyễn Văn Cư, quận Long Biên, Hà Nội), một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hương lớn sang thị trường Ấn Độ, cho biết: “Doanh nghiệp của tôi hơn 10 ngày nay điêu đứng vì không xuất được hàng. Nếu tình trạng này kéo dài một tháng, công ty tôi mất hàng chục tỷ đồng. Trong khi đó, người lao động trong lĩnh vực hương có rất nhiều người yếu thế như người già, người khuyết tật”.
Cơ quan quản lý vào cuộc
Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 6.9, Bộ Công thương (Vụ Thị trường châu Á - châu Phi và đại diện Cục Xuất nhập khẩu) đã có buổi làm việc với một số doanh nghiệp lớn xuất khẩu hương nhang có trụ sở tại Hà Nội và Hưng Yên để nắm bắt tình hình, khó khăn của doanh nghiệp và tìm hướng tháo gỡ.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ký công thư gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ thể hiện quan ngại và phản đối biện pháp nói trên của Ấn Độ, kết hợp đề nghị phía Ấn Độ trước mắt không yêu cầu giấy phép nhập khẩu đối với các lô hàng hương nhang từ Việt Nam đã ký hợp đồng mua bán trước ngày 31.8.2019; xem xét, tạm thời ngừng áp dụng biện pháp cấp phép nhập khẩu trong thời gian nhu cầu thị trường ở mức đỉnh điểm (tháng 9 - 10.2019) và về lâu dài hủy bỏ biện pháp quản lý nhập khẩu nói trên.
Cùng với đó, sáng 11.9, Bộ Công thương đã làm việc với ông Rajesh Uike, Phó Đại sứ Ấn Độ và một số cán bộ Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội. Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi bày tỏ việc Ấn Độ điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng hương nhang và các chế phẩm một cách đột ngột, không thông báo trước sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong thời gian nhu cầu tiêu thụ hương nhang của Ấn Độ lên mức đỉnh điểm trong năm. Hoạt động xuất khẩu ngừng trệ, nhà xưởng phải tạm ngừng sản xuất, rất nhiều công hàng đang trên đường vận chuyển sang Ấn Độ sẽ không được thông quan, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, việc làm, đời sống của hàng nghìn công nhân. Về lâu dài, cuộc sống của toàn bộ người lao động trong lĩnh vực sản xuất hương nhang mà phần lớn là người nghèo, người tàn tật.
Không chỉ phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhập khẩu hương nhang Ấn Độ, là các đối tác của doanh nghiệp Việt Nam từ nhiều năm nay cũng chịu thiệt hại do đã đặt cọc một phần tiền hàng cho các hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp hai nước trước ngày 31.8.2019. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Ấn Độ sẽ chịu thiệt hại do nguồn cung thiếu hụt và giá cả thị trường của mặt hàng hương nhang tăng cao hơn.
Bộ Công thương đã đề nghị Đại sứ quán Ấn Độ tích cực hỗ trợ giải quyết vấn đề, đề nghị các cơ quan chức năng của Ấn Độ xem xét các đề nghị như trong công thư của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam để giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ. Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam cho biết sẽ làm việc ngay với các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai bên và sớm phản hồi với Bộ Công thương; đồng thời bày tỏ sự thông cảm và chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp, người lao động trong lĩnh vực hương nhang của Việt Nam.
Ngày 16.9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức cuộc họp giữa các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước liên quan về giải pháp ứng phó trước quy định hạn chế nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ.
Tin và ảnh: Nguyễn Vân
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 | 05/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề
15:37 | 04/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả
08:29 | 26/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân
09:19 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương
09:18 | 25/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết
10:03 | 21/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 | 20/01/2025 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 | 20/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân