Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh
Làng đúc lư đồng An Hội hình thành từ cuối thế kỷ 19, đến nay nổi danh với nhiều sản phẩm thủ công cực kỳ tinh xảo, đẹp mắt. |
Ông Năm Toàn kể: Làng đúc lư đồng An Hội hình thành từ cuối thế kỷ 19, đến nay nổi danh với nhiều sản phẩm thủ công cực kỳ tinh xảo, đẹp mắt. Trước kia, làng nghề An Hội có hơn 20 cơ sở đúc lư đồng nhưng nay chỉ còn năm cơ sở gắn bó với nghề.
“Để có một cơ sở làm nghề đúc lư đồng thì đòi hỏi hộ ấy phải là “đại gia đất” chứ không đơn giản nha. Diện tích đất làm cơ sở phải khá lớn, vài trăm có khi đến hàng ngàn mét vuông mới đủ bố trí làm nhà xưởng, chỗ gia công được. Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, tấc đất là tấc vàng, đất có giá trị lớn nên nhiều người đã chuyển nghề, họ dành phần đất ấy để ở hoặc sang nhượng lấy vốn làm ăn” - ông Toàn bùi ngùi nói.
Chỉ vào xưởng đúc lư đồng của mình, ông tự hào nói tiếp: “Đất nhà tôi hơn 1.200 m2, mảnh đất như thế này vợ chồng tôi cho thuê cũng sống dư dả nhưng sao có thể bỏ cái nghề truyền thống với bao tâm huyết của cha ông để lại. 50 năm làm nghề, tuổi nghề thua tuổi đời có nhiêu đâu, từ đời cha ông cộng lại đã quá một thế kỷ rồi. Mùi đất sét, ngọn lửa hồng, tiếng đục… thấm sâu vào từng hơi thở. Bỏ sao đành!”.
Những chiếc khuôn trong quy trình tạo ra lư đồng An Hội |
An Hội vẫn ngày ngày đều đặn đỏ lửa.
Điểm đặc biệt của lư đồng An Hội là khuôn được làm thủ công bằng đất sét cao lanh, không lẫn cát; phơi khô, sau đó cán nhuyễn và sàng lọc thành bột trộn với tro trấu. Hơn 14 công đoạn đòi hỏi người thợ phải có sự kiên trì và tinh tế từ kỹ thuật đến nghệ thuật.
“Mặc dù lớn tuổi nhưng tôi vẫn duy trì kỹ thuật làm bằng thủ công, làm bằng cặp mắt, bằng đầu óc, nghề nghiệp của mình. Những người thợ phải học từ bé, ít nhất có tay nghề gần 20 năm chứ không phải vô học nghề mà làm được. Những người địa phương sống ở đây lâu năm trong làng nghề chứ không phải ở nơi khác đến. Tay nghề nào cũng như nghệ nhân cả. Và họ phải rất tâm huyết mới làm cho mình đến ngày hôm nay”, ông Năm Toàn chia sẻ.
Gần đó, ông Tư một nghệ nhân cũng quá 50 năm làm nghề đúc đồng tiếp lời “Nói thì đơn giản vậy, chứ khi làm là cả một quá trình. Người thợ ngoài việc có tay nghề thì cũng cần có sức khỏe và chịu được áp lực về thời gian vì có những công đoạn phải làm cả ban đêm. Để chế tác ra lư đồng đẹp, sắc sảo thì ngoài việc áp dụng các phương pháp chung còn có cả bí quyết riêng”.
“Tôi làm nghề này đã 50 năm và những gì từng trải qua thì không phải người nào cũng làm được. Chỉ những người thật sự yêu nghề, biết học hỏi và muốn gắn bó thì mới trụ vững với nghề. Nghề này không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là cách để nối nghiệp, tưởng nhớ đến các thế hệ đi trước. Tôi mong rằng nghề đúc lư đồng vẫn mãi duy trì để những thế hệ sau nhớ đến cha ông ta có một nghề truyền thống đặc sắc giữa đất Sài Gòn này” - ông Tư bùi ngùi nói.
Lư đồng An Hội có đường nét và hoa văn tinh xảo, đặc biệt là ánh vàng đặc trưng khác xa với lư đồng công nghiệp. |
Hiện lư đồng An Hội có 2 loại: loại lư Bắc có dáng tròn trĩnh hoặc bầu dẹp, lư Nam dáng vuông. Loại hàng chợ, giá thường từ 2 đến 5 triệu đồng/bộ và loại hàng đặt, giá dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/bộ, tùy theo kích cỡ, độ tinh xảo, kỳ công của các họa tiết rồng phụng, trúc mai, song long hay phúc lộc thọ...Những bộ lư đồng nhiều hoa văn do chính tay con người rèn rũa, chau chuốt càng đẹp hơn bởi nó được “thổi vào” một phần tâm huyết, một phần hồn của người nghệ nhân.
Tiếng lòng người giữ lửa nghề truyền thống
Bên những chiếc lư đồng vừa mới đánh bóng, ông Năm Toàn tâm tư, năm nay tình hình ảm đạm, đơn hàng mới chỉ lác đác trong khi hàng tồn kho nhiều. Số lượng thợ trong xưởng cũng giảm hẳn.
Theo chia sẻ của các cơ sở, khó khăn của làng nghề đúc đồng hiện nay là sự cạnh tranh của sản phẩm lư công nghiệp nên sản phẩm truyền thống bán khá chậm. Các cơ sở thiếu vốn để trữ hàng, mua đồng nguyên liệu. Các nghệ nhân chủ yếu lấy công làm lời, thu nhập rất thấp và cực nhọc nên phần lớn họ chuyển nghề, lao động trẻ thì không mặn mà vào học nghề…
Một vài công đoạn trong quá trình tạo ra một chiếc lư đồng. |
Từ làng nghề đông đúc nhộn nhịp với hàng trăm nghệ nhân, công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm, nay An Hội chỉ còn 5 hộ gia đình gắn bó với nghề lư đồng truyền thống gồm các lò Hai Thắng, Năm Toàn, Sáu Bảnh, Ba Cồ và Út Kiển. “Ngày nay nói về làm lư đồng quả thật ít ai muốn làm. Giá trung bình một bộ khoảng 2 triệu đồng nhưng nhiều công, nhiều kinh phí, thuế lại tăng…”.
“Một số gia đình bán đất nên không thể tiếp tục theo nghề. Bệnh cạnh đó, giá nguyên liệu tăng cao nhưng giá bán không tăng là mấy, đặc biệt là việc chính quyền địa phương siết chặt vấn đề về ô nhiễm môi trường nên mỗi tháng lò Hai Thắng cũng chỉ xuất xưởng từ 100 - 120 bộ lư, với 6-7 công nhân làm việc, trong đó chủ yếu là người nhà”. Một nghệ nhân đúc lư đồng tâm sự
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin quận Gò Vấp cho biết, nghề làm lư đồng đã đồng hành cùng người dân Gò Vấp qua hai cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, cũng không ít thăng trầm Gò Vấp hiện đang gặp nhiều khó khăn, phần lớn các hộ gia đình đã chuyển sang làm nghề khác có giá trị dịch vụ cao hơn.
“Một số công đoạn ảnh hưởng tới môi trường sống, không khí của người dân và cộng đồng không đáp ứng được nên đã di dời và chuyển sang nghề khác. Riêng 5 hộ còn giữ nghề cũng điều chỉnh lại một số công đoạn để không ảnh hưởng đến môi trường, phục vụ cho bán sản phẩm và trưng bày sản phẩm. Những hộ này cũng đang theo sự hướng dẫn của Sở Du lịch TP để trở thành điểm đến du lịch làng nghề”. ông Nguyễn Hữu Tài cho biết.
Một vài công đoạn trong quá trình tạo ra một chiếc lư đồng. |
Giữa năm 2022, Sở Du lịch TP.HCM cùng Công ty Du lịch TST tourist phối hợp tổ chức chương trình “Gò Vấp - Trăm năm tìm lại dấu xưa”. Ban tổ chức đã khảo sát, đánh giá, lựa chọn một số điểm đến đặc trưng trên địa bàn quận Gò Vấp để tổ chức chương trình du lịch trải nghiệm. Trong đó, làng nghề truyền thống đúc lư đồng An Hội là một trong những địa chỉ được chọn làm điểm tham quan, du lịch.
Một vài công đoạn trong quá trình tạo ra một chiếc lư đồng. |
Theo bà Đào Thị My Thư, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp: “Làng nghề đúc lư đồng An Hội ở đây có truyền thống và danh tiếng trên 100 năm. Cũng như các làng nghề khác, làng nghề An Hội cần được giữ gìn để góp phần lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn xưa”.
Làng đúc lư đồng An Hội dù không còn như trước, nhưng chất lượng của lư đồng An Hội luôn được đánh giá cao, bởi mẫu mã đa dạng, đường nét vô cùng tinh xảo, có hồn nhờ được làm thủ công, còn sản xuất công nghiệp thì màu sắc thường không vàng bằng, bị xỉn màu sau vài năm sử dụng và mẫu mã không nhiều. Trải qua những thăng trầm, đến nay tuy không còn thịnh vượng như xưa, nhưng làng đúc lư đồng An Hội vẫn bền bỉ ngọn lửa nghề, khẳng định những giá trị hiện hữu, là nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu giữa vùng đất đô thị này.
Tin liên quan
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
11:55 Kinh tế
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 Nông thôn mới
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 Tin tức