Rộn ràng tiếng đục, đẽo “làng giàu” La Xuyên

LNV - Vượt qua đại dịch Covid -19, giờ đây cuộc sống của các gia đình đã trở lại bình thường. Các gia đình lại sắm sanh lại ban thờ tổ tiên, cái tủ chè mới, hay tràng kỷ cho thêm ấm cúng căn nhà. Theo tiếng tăm Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên truyền thống (Làng gỗ La Xuyên), tôi hỏi tới ngoại ô thành phố Nam Định, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên.
Nghe câu trả lời cán bộ thị trường gỗ Nguyễn Mạnh Cường khi tôi hỏi đường: “Làng gỗ La Xuyên, cái Làng giàu Nam Định dễ tìm thôi. Tôi cũng một thời “cơm trộn mùn cưa” nơi đây, cần đến nhà nghệ nhân nào, tôi đưa đến”. Vừa nói, anh vui đọc câu ca xưa: “Giai nhân con cháu Cái Nành./Dẫu không khoa bảng cũng thành nghệ nhân.” (Vùng Cái Nành xưa nay là đất La Xuyên).

Độc đáo Làng nghề

Như “vớ được cọc”, tôi bám theo. Đúng như giới thiệu, Làng gỗ La Xuyên nằm ngay bên quốc lộ 10, rất dễ nhận ra. Đặc biệt so với nhiều làng nghề khác, “Làng giàu” như một Trung tâm thương mại lớn về gỗ. Một bên là dãy các siêu thị gỗ, một bên là hàng loạt các cửa hàng gỗ lớn –mặt tiền phố gỗ lại chính lại nằm trên đất “khu công nghiệp làng nghề La Xuyên”, từ xa đã nghe râm ran tiếng cưa, đục. Có lẽ đậm chất “Làng” đọng lại nơi đây, nơi cuối con đường cái đầu Làng còn ngôi đình cổ La Xuyên hàng ngàn năm trầm mặc.

“Làng giàu” với 100% dân làng nghề gỗ, mỗi nghệ nhân nơi đây có thể là một doanh nghiệp, quy tụ về đây 30 công ty, trên 1.000 cơ sở sản xuất và vẫn có tới hơn 1.000 thợ đang “khát” làm, sau thời kỳ dịch bệnh. Đến nay mọi việc đã trở lại bình thường. Thu nhập bình quân ở đây, thời điểm này khoảng 300.000 đồng/ngày, thợ giỏi có thể tới 500.000 đồng/ngày.

Bước chân trên con đường làng rộng như phố, hút tôi lại một cửa hàng, với các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đặc biệt. Những sản phẩm đậm chất truyền thống như: sập gụ, tủ chè, ban thờ, tượng gỗ, tranh khảm trai bên cạnh những chiếc đồng hồ đứng tường lớn, vừa truyền thống vừa hiện đại - Cửa hàng đồ gỗ Hùng Mai với những sản phẩm rất tinh xảo.

Thì ra đây là cửa hàng của hai nghệ nhân cha truyền con nối: cha Nghệ nhân Phạm Văn Bút và con nghệ nhân con Phạm Quốc Hùng với nhiều đời làm nghề chạm khắc gỗ ở Làng La Xuyên.

Nghệ nhân Phạm Quốc Hùng và cán bộ thị trường Nguyễn Mạnh Cường đang trao đổi về sản phẩm mà gần đây người tiêu dùng đang quan tâm. (Ảnh: MH)
Nghệ nhân Phạm Quốc Hùng và cán bộ thị trường Nguyễn Mạnh Cường đang trao đổi về sản phẩm mà gần đây người tiêu dùng đang quan tâm. (Ảnh: MH)

Thấy tôi hỏi kỹ nhiều sản phẩm, vợ nghệ nhân Phạm Quốc Hùng dẫn tôi, xuyên qua cửa hàng gỗ tới một xưởng gỗ rộng chừng gần 100 m2, bóng một người đàn ông chững chạc đang “cầm tay chỉ việc” thợ chạm bức “cuốn thư” với những đường đục sắc gọn và đang vừa làm vừa giảng cho học việc: “Phải yêu nghề, chịu khó, nghề không bao giờ phụ lòng người, làm ra sản phẩm tốt, đẹp thì khách hàng sẽ đến với mình. Năm nay Thầy hơn 40 tuổi đời, đã 30 năm tuổi nghề, vậy mà vẫn luôn phải trau dồi tay nghề”.

Thấy nghệ nhân say sưa tay tạo tác, miệng hướng dẫn, gương mặt hiền khô, tôi hỏi sâu những kỹ xảo của các sản phẩm mỹ nghệ truyền thống La Xuyên. Nghệ nhân Phạm Quốc Hùng vui vẻ chia sẻ không chút ‘dấu nghề’.

Các sản phẩm thủ công chạm khắc gỗ - nghề truyền thống ở La Xuyên không chỉ đơn thuần là sản phẩm tiêu dùng, phục vụ đời sống dân sinh, mà còn là những sản phẩm có tính văn hoá. Bởi lẽ, các sản phẩm đó là kết quả từ quá trình lao động, sáng tạo mang đậm dấu ấn tinh hoa của đất và người La Xuyên từ bao đời nay.

Người thợ làng La Xuyên không ngừng vươn lên, học hỏi để tiếp cận những mẫu mã cải tiến, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của lối sống hiện đại. Chính vì vậy sản phẩm của những người thợ làng La Xuyên đã chu du khắp thiên hạ, từ Bắc tới Nam, có mặt tại các quốc gia khác như: Thái Lan, Lào rồi cả Anh và Pháp.

Bởi sự đặc biệt, sản phẩm Làng gỗ La Xuyên, khác nhiều nơi cả về “chuyện gỗ”, đến kỹ thuật làm nghề.

“Không như: Thợ may ăn giẻ /Thợ vẽ ăn hồ. Thứ nhất Làng gỗ La Xuyên không ăn bớt gỗ. Sản phẩm này quy cách là mười phân thì nó phải chuẩn mười phân. Không dưới mười phân. Thứ hai là về kỹ thuật, độ cong, độ kỹ thuật người làng làm mềm mại; Phần mộng ráp nối giữa cái nọ, cái kia làm nó liền khối, khít sát, không nghép nối.”

Rộn ràng tiếng đục, đẽo “làng giàu” La Xuyên

Ví như nói các tác phẩm khảm trai, nhiều người biết khảm đấy, nhưng chạm khắc ở La Xuyên phải là sản phẩm chất lượng của giới thủ công mỹ nghệ. Nguyên liệu khảm: Vỏ trai có màu sắc đẹp, sắc đỏ, nhiều màu sắc; vỏ trai dày; Kỹ thuật khắc lên gỗ phải tỷ mỉ; dụng cụ khắc sắc bén. Kỹ thuật người thợ cao, chạm khắc đồng đều: Bán sát giữa gỗ và trai, không tì vết. Khách hàng chỉ cần nhìn ở chỗ ghép thì biết ngay kỹ thuật như thế nào, tay nghề có cao không, có phải nghệ nhân làm không. Còn, với thợ kém, khảm nó hở không sát, sẽ thấy vết keo sơn lộ ra, sản phẩm mới không đẹp được.

Cán bộ thị trường anh Nguyễn Mạnh Cường bật mí về những kinh nghiệm chọn hàng của mình: “Hay nhìn sản phẩm chạm khắc trên gỗ này. Một sản phẩm mà đẹp. khắc hình con chim, hay hoa là nó phải có hồn. Có hồn tức là còn chim nhìn tứ diện nó đều giống nhau. Làm không vênh bong. Còn làm nông, chỉ nhìn được một mặt chính của nó. Nếu như mà mình nhìn từ trên xuống nhìn từ ngang sang gọi là nhìn tứ diện, con chim lúc nào trông cũng sống động. Đó là sản phẩm kỹ nghệ cao.”

Người làm thị trường như tôi thích, người Làng La Xuyên làm gỗ nào thì nói gỗ đó. Sản phẩm gỗ hương người ta nói gỗ hương nhóm 1 gỗ tốt vân đẹp, còn sản phẩm xà cừ, gỗ keo giá trị trung bình thấp hơn. Sản phẩm trông bên ngoài có thể giống nhau nhưng sản phẩm này gỗ hương bán nó 10 đồng, gỗ khác thì chỉ có ba đồng thôi. Người đi mua khó biết được, chỉ khi trong quá trình sử dụng thì mình mới biết thôi.

“Cũng là gỗ hương nhưng nơi này giá khác, nơi kia giá khác. Cũng là cây gỗ, sản phẩm làm từ lõi gỗ khác, làm bằng gỗ hương nhưng mà gỗ rác - cây gỗ lẫn vỏ bên ngoài khác và vì vậy giá sản phẩm cũng đã khác rồi.”

“Những sản phẩm của La Xuyên nói chung hay cửa hàng của nghệ nhân Phạm Quốc Hùng nói riêng là những sản phẩm kỹ, chất lượng cao.” Anh Cường cho biết thêm.

Nét đẹp không mai một

Làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên truyền thống ít cạnh tranh. Với sản phẩm nước ngoài họ làm công nghiệp nó khác, Hàng La Xuyên không lo cạnh tranh vì hàng của La Xuyên chất lượng - hàng kỹ. Đối với các cửa hàng với nhau chúng tôi cũng không có cạnh tranh, nếu cạnh tranh đó là sự cạnh tranh lành mạnh bởi tinh thần làng nghề đây là rất cao.

Với nơi khác thì khó có thể giải thích chứ ở “Làng giàu” thì thật dễ hiểu. Tinh thần tự hào về làng nghề luôn được hun đúc. “Làng La Xuyên có Đình Làng. Ngày Lễ, ngày Tết các nghệ nhân ngồi với nhau, xem thời kỳ này làng nghề mình phát triển theo hướng nào?. Hỏi xem thị trường cả nước bây giờ sản phẩm này làm đẹp, sản phẩm nào chưa đẹp cần thay đổi thế nào, sau đó về thông tin về lại cho con cháu và lớp con cháu biết mà làm mà điều chỉnh”. Ông Phạm Quốc Hùng tự hào chia sẻ.

Sản phẩm chạm khảm tinh xảo
Sản phẩm chạm khảm tinh xảo

Vào ngày Tết, lễ Rước lửa đêm giao thừa là nghi thức không thể thiếu, Việc rước lửa từ điện thờ ra sân đình rồi truyền cho từng người phải thực hiện tuần tự, trang nghiêm, tạo không khí linh thiêng nơi cửa đình vào thời khắc giao thừa. Ngọn lửa đêm giao thừa ấm áp xua tan khí lạnh, đem lại niềm tươi sáng cho mọi người, đồng thời cũng là may mắn, “cái đỏ” của đầu năm. Bao đời qua, người La Xuyên duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống này để truyền ngọn lửa đam mê, giáo dục tinh thần đoàn kết, trách nhiệm giữ nghề cho con cháu.

Được cái Làng La Xuyên có nhiều nghệ nhân có tay nghề cao. Nói vậy phải nhắc đến nghề chạm gỗ truyền thống như đã gắn liền với máu thịt của chúng tôi. Ngay trong lễ hội Làng La Xuyên chúng tôi được tổ chức vào tháng 3 Âm lịch hằng năm. không chỉ là dịp vui Xuân và tưởng nhớ tướng quân Ninh Hữu Hưng là ông tổ đã truyền nghề chạm khắc gỗ cho dân làng. Mà đặc biệt, trong lễ hội làng thường tổ chức các cuộc thi trình diễn các sản phẩm gỗ làm từ chính những người thợ trong làng. Cuộc thi không chỉ là dịp để những người thợ trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau mà còn là dịp quảng bá sản phẩm của làng nghề truyền thống.

Nỗi vất vả phía sau

“Làng giàu.”

Nghệ nhân Phạm Quốc Hùng đưa chúng tôi trở lại cửa hàng, ngồi bên chiếc tù chè xưa. Giọng đầy tự hào anh kể:

Nhớ ngày bố nghệ nhân Phạm Văn Bút đoạt giải nhất trong cuộc thi của Lễ hội Làng ông và hai người nữa trong tốp thợ làm thi tay nghề là đóng tủ chè. Nhiều đội thi đến từ 5 xóm, trong cái cuộc thi đấy thì đội của bố có bố và 2 người thợ đã được giải nhất. Bố được giải nhất vì không những tủ chè của Bố đẹp như các đội khác tủ chè của của đội bố làm thì làm bằng thủ công. Những cái mộng của cái tủ chè được làm với kỹ năng cao của người thợ. Những cái mộng tủ chè của bố vừa nhanh, vừa bén và sát hơn các đội khác và đội bố đã dành được điểm cao.

Trong quá trinh để phát triển nghề thế hệ trước có thi tay nghề trong những lần lễ hội thi tay nghề giữa sân đình tổ chức rất nhiều thợ thi làm kỹ thuật làm nhanh nữa, thời điểm một vài năm thì sẽ có một lần như thế. Nay Lễ hội vẫn còn tổ chức long trọng nhưng chỉ là giỗ tổ làng nghề thì chỉ đến ấy và rước kiệu hoa chứ cuộc thi chưa thấy được tổ chức lại. Thi thoảng các thành viên của Làng cũng có đi giao lưu trong các trường nghề.

Rồi chợt, giọng anh trầm ngâm, với ánh mắt xa xăm. Cái thời khi mình đang học nghề, các cụ rèn mình cẩn thận lắm. Xưa làm toàn bằng thủ công hết, không có máy móc, mấy tháng trời chỉ chỉ được cầm nguyên một cái dùi, và cái đục. Cứ đục đẽo thôi đến khi thầy thấy được, mới cho chuyển cái khác. nói chung là quá trình làm rất gian nan. Có những lúc cảm thấy rất chán, nhiều khi thầy không có nhà thì là thôi trốn đi chơi. Nhưng cha và chú đều nghiêm lắm. Bây giờ nghĩ lại, mình rất trân trọng. Ngày xưa để có được một cái nghề này là cả một quá trình rèn luyện.

Bản thân mình có thời điểm, ăn với gỗ ngủ với gỗ. Còn nhớ có thời điểm Làng nhập gỗ về. Mình được giao nhiệm vụ là đi trông gỗ. Phải ra bãi gỗ dựng cái chòi nằm giữa bãi gỗ để trông gỗ, suốt đêm thức trong, trời tối mịt mù. Đến bây giờ là nhiều lúc có thời gian suy nghĩ và thấy chứng tỏ là cái nghề gỗ của ông cha mình có nhiều vất vả và có nhiều giá trị ngay từ khâu nguyên liệu phải giữ gìn cần thận. Cho nên nó thôi thúc mình phải bám nghề, làm nghề thật tốt và mong sao sau này động viên con cháu theo nghề truyền thống.

Từ đời ông, bố đều có nhận nuôi dạy thợ, cá nhân tôi cũng đã nuôi dây đến 3 thế hệ thợ nghề, nhưng không thu bất kể một phí học nào. Các em đến đây làm được chỉ bảo hướng dẫn trong 3 năm. Sau 3 năm làm việc các em có thể trở thành thợ lành nghề và được trả lương. Nhiều bạn học nghề ở Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa… trở về quê hương làm nghề và phát triển rất thành công.

Chia tay gia đình 2 nghệ nhân Nghệ nhân Phạm Văn Bút và nghệ nhân Phạm Quốc Hùng ở Làng gỗ La Xuyên trong râm ran tiếng cưa đục. Tôi rất ấn tượng bởi cách rất riêng của Làng gỗ La Xuyên vừa giữ được nét đẹp truyền thống, mà vẫn đồng hành phát triển cùng nền kinh tế đất nước.

Minh Hòa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

LNV - Nghề gốm sứ không đơn thuần là làm bạn với bàn xoay mà là nghề tôi rèn sự kiên nhẫn, sự chỉn chu, khéo léo, là nghề của những người biết trân trọng đất, nước và lửa. Đến với Đông Triều chắc chắn du khách sẽ được cảm nhận tinh hoa của đất, nước và lửa rõ nét nhất khi tham quan và trải nghiệm làng nghề gốm sứ Đông Triều.

Tin khác

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

LNV - Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.
Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

LNV - Sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người lao động cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

LNV - Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động. Từ đó, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

LNV - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch lịch sử cách mạng, trải nghiệm văn hóa làng nghề.
Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

LNV - Nhằm khắc phục tình trạng hoang phí khi tiến hành cải tạo vườn và loại bỏ những cây cà phê già cỗi, anh Nguyễn Ngọc Duy đã tận dụng gốc cây để chế tác nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Đồng thời, hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Đắk Lắk) giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

LNV - Ngày 11/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ban Tổ chức Festival Nông sản Việt Nam-Vĩnh Long năm 2023 tổ chức khai mạc “Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ."
Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

LNV - Ngày 6/9, UBND huyện Cần Giờ đã có hồ sơ gửi Sở NNPTNT TP.HCM và Chi cục PTNT TP về việc đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

LNV - Mùa thu về cũng là lúc cốm ở làng Thạc vào mùa thu hoạch, mùi thơm của gạo nếp non tỏa đi khắp các con đường. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng ẩn chứa hồn quê sâu sắc, cốm vừa là món ăn vặt tao nhã, vừa phù hợp để làm quà tặng vào như một cách chia sẻ mùa thu tới mọi người.
Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp

LNV - Trong 8 tháng đầu năm 2023, lực lượng kiểm lâm Thành phố Hà Nội đã phát hiện 15 vụ vi phạm về lâm nghiệp, tịch thu hơn 5,8m3 gỗ thông thường quy tròn, gần 1,6m3 gỗ quý hiếm và nhiều sản phẩm đồ gỗ không có giấy tờ hợp pháp...
Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

LNV - Truyền thống và hiện đại trong phát triển các làng nghề truyền thống được coi là một trong những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, đồng thời là nhân tố góp phần tạo nên hệ giá trị mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn

LNV - Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) từ lâu vốn nổi tiếng là làng nghề nuôi rắn lớn bậc nhất ở Việt Nam. Những năm gần đây, nghề chăn nuôi rắn truyền thống đã và đang có chiều hướng phát triển tốt với các sản phẩm chế biến từ rắn ngày càng đa dạng hơn.
Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

LNV - Sâu thẳm trong trái tim của những người làm nghề thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, giấc mơ về một làng nghề vẫn thắp sáng, ngọn lửa ấy vẫn luôn rực sáng trong hành trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam

LNV - Với chủ đề 'Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững', Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 23 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 17/9.
Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên

LNV - Làng nghề tương bần ở thị trấn Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) đã tồn tại hàng trăm năm với món tương đặc trưng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội

Trở lại tuổi thơ với “Trung thu xưa” tại khu Phố cổ Hà Nội

LNV - Sáng 22/9, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50, phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức trưng bày tài liệu
Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn.
Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 sắp tới sẽ diễn ra tại huyện Sóc Sơn

LNV - Sắp tới, tại Sân vận động huyện Sóc Sơn sẽ diễn ra Festival nông sản Hà Nội năm 2023. Sự kiện được tổ chức nhân dịp 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023) và diễn ra trong vòng 4 ngày, từ 28/9 đến 1/10/2023.
Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam

Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành Quân Giới Việt Nam

LNV - Vừa qua, tại Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ (số 247 Hoàng Văn Thụ, phường 1, quận Tân Bình, TP. HCM), Ban liên lạc (BLL) Quân giới Nam bộ B2 - TP. HCM đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập ngành Quân giới Việt Nam (15/9/1945 – 15/9/2023), Buổi lễ nhằm gặp mặt, ôn lại những truyền thống vẻ vang và đóng góp to lớn của ngành.
Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các biện pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải phát sinh trong các hoạt động tại làng nghề là hướng đi cần thiết và hướng tới phát triển bền vũng các làng nghề
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động