Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Quảng Bình: Dấu ấn công tác khuyến nông

LNV - Với nhiều hoạt động sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, năm 2022, công tác khuyến nông-khuyến ngư (KN-KN) đã ghi đậm nhiều dấu ấn trên chặng đường chuyển mình của ngành Nông nghiệp tỉnh theo hướng giá trị, bền vững…
Phát huy hiệu quả các mô hình

Năm 2022, việc triển khai thực hiên các mô hình, chương trình khuyến nông phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, là thời tiết diễn biến dị thường; giá xăng, dầu tăng mạnh kéo theo giá vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tăng cao. Trong khi đó, phần lớn giá nông sản còn thấp, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, sự hỗ trợ từ khuyến nông Trung ương, các mô hình KN-KN trên địa bàn tỉnh đều đạt kết quả tốt, nhiều mô hình được chính quyền và người dân đánh giá cao.

Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh Trần Thanh Hải cho biết, năm qua, trung tâm đã triển khai thực hiện 13 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hỗ trợ sinh kế ở lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp. Trong đó, tập trung ưu tiên thực hiện các mô hình chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất trồng lúa năng suất thấp, đất gò đồi qua trồng các cây trồng khác có giá trị cao, như: Sen, dừa, hương thảo, na Thái, chà là, măng lục trúc, mít ruột đỏ...

Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh cũng cho biết thêm, bên cạnh việc đưa vào trồng các loại cây con mới, đánh giá khả năng thích ứng với môi trường, điều kiện tự nhiên, đơn vị đã chú trọng thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP nhằm tạo sản phẩm sạch, an toàn; đồng thời, nâng cao giá trị trên cùng diện tích.

Nhiều mô hình được chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao, như: Xây dựng nhà lưới sản xuất rau, quả an toàn VietGAP cho năng suất dưa lưới, dưa lê đạt 2,5-2,7 tấn/vụ, cho lãi từ 40-45 triệu đồng/nhà; sản xuất lúa theo hướng hữu cơ năng suất vụ đông-xuân đạt 50-55 tạ/ha, vụ hè-thu 55-56 tạ/ha; trồng lúa chất lượng cao kết hợp nuôi cá cho thu nhập tăng gấp 3-4 lần so với trồng chuyên lúa…

Mô hình trồng rau quả theo hướng VietGAP trong nhà lưới của Trung tâm KN-KN tỉnh thực hiện tại TP. Đồng Hới.


Đặc biệt, thực hiện kế hoạch về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong năm 2022 trung tâm đã thực hiện áp dụng chuyển đổi số trong thâm canh cam, bưởi theo hướng hữu cơ. Mô hình được hỗ trợ tem truy suất nguồn gốc, quét mã QR, thực hiện số hóa trong khâu tiêu thụ, bước đầu được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, tạo được thương hiệu sản phẩm…

Ở lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, trung tâm đã đưa giống vịt Đại Xuyên Star vào nuôi trên cạn; hỗ trợ mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng ứng dụng công nghệ cao (CNC), hỗ trợ mô hình sinh kế cho vùng đồng bào dân tộc (gà sinh sản, ngan thương phẩm, nuôi thỏ sinh sản, nuôi chim bồ câu sinh sản, lợn bản sinh sản) triển khai thực hiện bảo đảm yêu cầu; các mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả kinh tế, như: Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao đất lót bạt; nuôi lươn trong bể không bùn; nuôi xen ghép tôm sú, cua, cá nâu…

Đổi mới phương pháp, hoạt động KN-KN

Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh Trần Thanh Hải cho biết, năm 2023, trung tâm sẽ đổi mới phương pháp hoạt động khuyến nông, chuyển từ khuyến nông kỹ thuật sang tổng hợp theo nhu cầu của thực tiễn sản xuất; chủ động bám sát mục tiêu, nhiệm vụ được giao, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, lồng ghép các chương trình dự án để mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động KN-KN trên địa bàn tỉnh; tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp thu mua, các nhà máy chế biến để bao tiêu sản phẩm cho người dân…

Trước mắt, trung tâm sẽ thực hiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp hữu cơ, an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa vào sản xuất các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và liên kết bao tiêu sản phẩm, như: Nếp than, nếp cẩm, HC4, Hương Bình, TBJ3 Japonica... vào sản xuất vụ đông-xuân 2022-2023; hỗ trợ các mô hình theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, chế biến, bao tiêu sản phẩm và xây dựng thương hiệu, như: Hỗ trợ phát triển giống lạc cúc (giống lạc địa phương); thâm canh mít ruột đỏ; chuyển đổi vùng gò đồi qua trồng thâm canh cây na theo hướng hữu cơ; nuôi tôm càng xanh chuyên canh kết hợp trồng lúa theo hướng hữu cơ.

Bên cạnh đó, trung tâm sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện chuyển đổi linh hoạt đất trồng lúa kém hiệu quả, không chủ động nước tưới qua trồng thâm canh ngô sinh khối, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng sen, dừa; chuyển đổi vùng đất nuôi tôm thường hay dịch bệnh sang nuôi thủy sản xen ghép tôm, cá, cua; trồng tre lục trúc lấy măng; trồng nho Hạ Đen gắn với du lịch sinh thái trải nghiệm; hỗ trợ chăm sóc các cây trồng có thời gian sinh trưởng kéo dài, như: Dừa xiêm, chà là, mít ruột đỏ...

Mặt khác, thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC giai đoạn 2020-2025, kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp, trung tâm thực hiện các mô hình sản xuất rau, quả an toàn VietGAP trong nhà lưới ứng dụng công nghệ IOT; chăn nuôi gà, vịt, lợn ứng dụng CNC gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao đất lót bạt ứng dụng CNC và đưa vào sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thử nghiệm các loại giống mới, như: Chồn hương, don sinh sản, lươn trong bể không bùn, ốc nhồi thương phẩm; trồng cây dược liệu dưới tán rừng, chuyển đổi đất gò đồi qua trồng cây dược liệu gắn với chế biến liên kết, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các mô hình sinh kế cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như: Lợn khùa, lợn móng cái, nuôi dê sinh sản, gà thả vườn; trồng khoai môn, mít ruột đỏ, cà, kiệu...

Theo Ngọc Hải

Năm 2022, Trung tâm KN-KN tỉnh đã thực hiện 28 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật công tác KN-KN cho trên 500 người. Trong đó, có 16 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân trong mô hình; 7 lớp tập huấn hiện trường chuyển giao kỹ thuật mới cho nông dân; 3 lớp đào tạo tập huấn ngoài mô hình; 2 lớp tập huấn, phổ biến chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực cho khuyến nông viên cơ sở và nông dân; tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp “Phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học”… Ngoài ra, trung tâm đã tổ chức đoàn tham quan học tập các mô hình ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành phố cho các cán bộ nông nghiệp…

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

Tin khác

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

LNV - So cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch năm nay có chiều hướng gia tăng (35,93%) song số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 37,16%. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 87 ổ dịch tại 21 tỉnh, số lợn chết và tiêu hủy là 3.030 con.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

LNV - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao TP. HCM chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 với diện tích hơn 190 ha.
Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, đồng thời bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường.
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

LNV - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.
Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

LNV - Ngày đầu tiên của đợt 1 lấy nước đổ ải, gieo cấy lúa xuân, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ đã vận hành tối đa công trình, cấp đủ nước cho hơn 50% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Ngày 11/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các địa phương của Thủ đô trồng ngô sinh khối vụ đông trên đất hai lúa (đất trồng được hai vụ lúa trở lên trong một năm). Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp làm thức ăn chăn nuôi vào mùa đông và cho hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

LNV - Dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp cùng với sự biến động thị trường tiêu thụ một số mặt hàng, song, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực vượt khó thành công. Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

LNV - Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, đóng góp vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.
Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

LNV - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.
Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

LNV - Chính nhờ con tôm mà đã thay đổi cả cuộc sống của người dân xứ cù lao của tỉnh Trà Vinh. Người dân không còn bỏ xứ đi nữa mà thay vào đó bám quê để phát triển nghề nuôi tôm, đời sống khá giả.
Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

LNV - Nhờ quy trình nuôi và chế biến sạch, sản phẩm trứng và gà thịt của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Tân Hương (Đức Thọ- Hà Tĩnh) đang cho chất lượng tốt và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, thương hiệu trứng gà đồi Trại Cốc, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh):  Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh): Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

LNV - Vài năm trở lại đây nhiều hộ nông dân ở xã An Dũng có thêm nghề trồng hoa bán trong dịp tết Nguyên Đán cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống, làm đẹp thêm cho một vùng quê vốn còn nghèo ở huyện Đức Thọ.
Nuôi ếch bán tự nhiên, hướng đi mới giúp kinh tế gia đình đi lên

Nuôi ếch bán tự nhiên, hướng đi mới giúp kinh tế gia đình đi lên

LNV - Nhận thấy sát vườn nhà có diện tích mặt nước bỏ hoang, anh Trần Quốc Trường (thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã nhận thuê lại của địa phương để nuôi trồng thủy sản phát triển kinh tế gia đình. Sau nhiều năm loay hoay nuôi nhiều loại cá nhưng cho hiệu quả không cao, anh Trường đã tìm hiểu và quyết định chuyển sang nuôi ếch. Thay vì nuôi hoàn toàn trong chuồng và bằng thức ăn là cám chăn nuôi như nhiều mô hình khác thì anh Trường lại nuôi theo hình thức “bán tự nhiên”.
Xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh):   Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật

Xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh): Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật

LNV - Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật đang là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Được sự động viên, quan tâm của chính quyền, thấy được hiệu quả từ nhiều hộ dân đi trước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi ong, giúp cho cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên có kinh tế khá.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động